Nhiều năm “lăn lộn” trên thị trường tài chính, Beat Forex nhận ra một điều đó là: Chỉ cần trader nào hiểu xu hướng là gì, nắm bắt chính xác xu hướng thị trường và giao dịch thuận chiều xu hướng thì người đó đã có hơn 50% cơ hội chiến thắng. Điều này minh chứng rằng xu hướng thị trường thực sự quan trọng với một trader. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá mọi cách xác định xu hướng thị trường chính xác nhất hiện nay nhé!
Xu hướng là gì? Phải hiểu xu hướng thị trường như thế nào?
Không chỉ trong giao dịch ngoại hối, ở mọi lĩnh vực bạn đều phải tìm cách để bắt kịp xu hướng, có như thế thì bạn mới không bị thụt lùi so với thời đại. Trước hết hãy tìm hiểu: xu hướng là gì và xu hướng thị trường được hiểu như thế nào?
Xu hướng là gì?
Trong Tiếng Anh, Trend có nghĩa là xu hướng, tồn tại việc thiên về một hướng nào đó. Theo đó, trend chính là những xu hướng, trào lưu mới nổi đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Sự thịnh hành của một xu hướng có thể kéo dài trong vài tháng, vài tuần hoặc chỉ có vài ngày.
Không ai nắm chắc được thời gian một trend nào đó “hot”sẽ kéo dài trong bao lâu vì xu hướng chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nếu như trend trong lĩnh vực Marketing là những nội dung mới lạ, cập nhật liên tục mới có nhiều người chú ý thì trend trong đầu tư tài chính là gì?
Hiểu xu hướng thị trường tài chính như thế nào?
Xu hướng trong đầu tư tài chính hay xu hướng thị trường, tiếng anh là market trend, chính là đường đi, là chuyển động của giá theo một chiều (hướng) nhất định ở một giai đoạn nào đó. Khi xu hướng thị trường thay đổi sẽ kéo theo sự dịch chuyển giá của 1 tài sản đang giao dịch trên thị trường đó.
Theo đó, xu hướng thị trường Forex diễn ra khi giá của một cặp tiền tệ dịch chuyển theo chiều hướng có thể xác định được trong một khoảng thời gian cụ thể. Xu hướng của Forex là một thuật ngữ không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật, hỗ trợ tích cực cho trader nhận định hướng chung của thị trường.
Bạn có biết thực tế tồn tại một điểm chung giữa xu hướng thị trường, xu hướng thị trường ngoại hối và xu hướng là gì không? Đó chính là không hề có quy định nào về mốc thời gian sẽ diễn ra xu hướng đó. Cả 3 đều có thể diễn ra dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn.
Về bản chất, xu hướng biểu thị giá trị trung bình của giá theo thời gian. Xu hướng có thể tồn tại trong mọi thị trường, diễn ra trong mọi khung thời gian. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn hay dài hạn còn phụ thuộc vào khả năng kinh tế, tâm lý giao dịch và nhiều yếu tố ngoại cảnh khác.
Vậy là Beat Forex đã giúp bạn biết xu hướng là gì cũng như bản chất và thời gian diễn ra của một xu hướng. Nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi mang đến những loại xu hướng thị trường phổ biến nhất mà bạn nên biết.
Xu hướng thị trường có những loại nào?
Khi tìm hiểu và phân tích thị trường của một nền kinh tế, bạn có thể sẽ bắt gặp thường xuyên những từ như: ổn định, suy thoái hay tăng trưởng nhanh. Đây chính là những tính từ biểu thị trạng thái của xu hướng trong một thị trường/nền kinh tế. Cụ thể:
- Tăng trưởng là khi thị trường phát triển và có chiều hướng đi lên;
- Suy thoái biểu thị một thị trường kém phát triển và có xu hướng đi xuống;
- Ổn định tức là thị trường chỉ có một vài biến động rất nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều đến giá cả.
Đó chính là những trạng thái xu hướng của một nền kinh tế. Cũng tương tự như vậy, một tài sản bất kỳ khi được giao dịch thì chúng cũng có xu hướng và xu hướng thị trường của tài sản đó cũng tồn tại 3 trạng thái, gồm có:
- Uptrend (Xu hướng tăng): Chính là thời điểm giá của tài sản giao dịch trên thị trường đang tăng giá liên tục.
- Downtrend (Xu hướng giảm): Là giai đoạn mà giá của tài sản giao dịch trên thị trường đang giảm liên tục;
- Sideway (Xu hướng sang ngang: Là giai đoạn giá của tài sản giao dịch chuyển động lên xuống trong phạm vi nhất định. Tuy nhiên, thị trường không xuất hiện biến động mạnh nào, mức giá tăng giảm không rõ ràng.
Trong quá trình giao dịch, bạn sẽ nhận thấy 3 trạng thái của xu hướng này sẽ thường xuyên thay đổi vị trí cho nhau. Và khi xu hướng giá của hiện tại kết thúc đồng nghĩa thị trường sẽ bắt đầu một xu hướng mới.
Chẳng hạn, khi xu hướng thì tiếp đến sẽ là xu hướng giảm hoặc xu hướng sang ngang. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của việc nắm bắt chính xác xu hướng thị trường đó là nhà giao dịch phải phán đoán được thời điểm nào thì xu hướng hiện tại sẽ kết thúc và tiếp theo xu hướng là gì?
Phân tích cấu trúc của xu hướng thị trường
Để phán đoán được thời điểm kết thúc xu hướng, trader cần biết cách phân tích cấu trúc của xu hướng. Bởi mỗi xu hướng đều tồn tại một cấu trúc nhất định. Chỉ khi cấu trúc đó bị phá vỡ thì xu hướng ấy mới kết thúc. Vậy phân tích cấu trúc của xu hướng là như thế nào:
Cấu trúc của xu hướng là gì khi thị trường ổn định
Cấu trúc của xu hướng khi thị trường ổn định được phân tích như sau:
Cấu trúc của xu hướng tăng
Phân tích: Vị trí đỉnh của giá sau luôn cao hơn đỉnh của giá trước, đáy của giá sau cũng cao hơn đáy của giá trước. Điều này đồng nghĩa rằng nếu kết cấu này chưa bị phá vỡ thì chắc chắn rằng giá trị trường vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Cấu trúc của xu hướng giảm
Phân tích: Vị trí đỉnh của giá sau sẽ luôn luôn thấp hơn đỉnh của giá trước, đáy của giá sau cũng sẽ thấp hơn đáy được thiết lập của giá trước. Tương tự như xu hướng tăng, giá thị trường trong trường hợp này cũng sẽ tiếp tục giảm nếu cấu trúc này chưa có dấu hiệu bị phá vỡ.
Cấu trúc của xu hướng sang ngang
Phân tích: Vị trí đỉnh của giá sau sẽ xấp xỉ (bằng hoặc gần bằng) với đỉnh của giá trước, đáy của giá sau cũng xấp xỉ đáy giá thiết lập trước, sự thay đổi không nhiều. Nhưng cấu trúc của xu hướng sang ngang thường sẽ không tồn tại quá lâu.
Vì giá cả thị trường sẽ không bao giờ có sự ổn định ở 1 mức giá nào đó. Đây cũng chính là lý do mà giá cả của thị trường chưa từng dịch chuyển theo đường thẳng mà luôn theo đường ziczac, biểu thị sự biến động của giá cả thị trường theo từng thời kỳ.
Trader thông qua các đường ziczac đó để nhận định xu hướng thị trường là đang giảm, tăng hay sang ngang. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp như sau xảy ra:
- Thị trường đang trong xu hướng tăng nhưng không phải khi nào giá cũng đi lên mà sẽ có lúc thị trường điều chỉnh giảm giá đột ngột xong tăng lại.
- Thị trường đang trong chiều hướng giảm cũng tương tự như vậy, giá không hẳn là luôn đi xuống mà cũng có thời điểm thị trường điều chỉnh tăng đột ngột xong lại giảm.
Cũng vì điều này mà cấu trúc của thị trường còn tồn tại hình thái khác, đó là khi thị trường bất ổn, lên xuống bất ngờ như trên. Vậy cấu trúc của xu hướng trong trường hợp này sẽ được phân tích như thế nào.
Cấu trúc của xu hướng là gì khi thị trường bất ổn
Bạn hãy quan sát hình ảnh minh họa về xu hướng thị trường mà Beat Forex vẽ Trendline với các ký hiệu chữ latinh như sau:
Cấu trúc xu hướng giảm khi thị trường bất ổn
Phân tích: Giá thị trường lần lượt ở các đỉnh C, E thấp hơn đỉnh A đồng thời đáy D cũng thấp hơn đáy B. Các đoạn DE, BC chính là lúc thị trường điều chỉnh tăng hay chúng còn được gọi là đợt hồi phục tạm thời. Nhưng những đợt sóng nhỏ như vậy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn trước khi nối tiếp xu hướng chính – giảm.
Cấu trúc xu hướng tăng khi thị trường bất ổn
Phân tích: Giá cả thị trường tạo ở các đỉnh M, C cao hơn đỉnh K và ở vị trí đáy N thì cao hơn đáy. Tương tự các đoạn KL, MN chính là thời điểm thị trường điều chỉnh giá giảm đột ngột. Hay còn được gọi là các đợt suy thoái nhỏ và các đợt sóng này đương nhiên cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Về cấu trúc của xu hướng đi sang ngang khi thị trường bất ổn thì giá được tạo ở các đỉnh J, H bằng giá ở đỉnh F đồng thời đáy I bằng đáy G.
Trên thực tế, cấu trúc của những xu hướng ở trên chỉ là cơ bản nhất. Bởi cấu trúc xu hướng thị trường còn tồn tại rất nhiều biến thể khác nhau. Chẳng hạn:
- Đối với xu hướng giảm hoặc tăng, bên cạnh các đợt điều chỉnh giảm hoặc điều chỉnh tăng thì thị trường còn xuất hiện các đoạn đi ngang nhỏ. Đây chính là sự tái phân phối trong xu hướng giảm và tái tích lũy trong xu hướng tăng.
- Còn đối với xu hướng thị trường đi sang ngang, không chỉ có các đợt sóng lên xuống liên tục mà còn xuất hiện các đợt đi ngang ngắn, thuộc 1 phạm vi nhỏ hơn so với phạm vi giá của xu hướng thị trường chính sideway.
Beat Forex đã giúp bạn biết cấu trúc của xu hướng là gì qua các giai đoạn thị trường ổn định và không ổn định. Nội dung tiếp theo của bài viết chúng tôi giúp bạn nắm được các giai đoạn chính của một xu hướng thị trường là gì.
Tìm hiểu các giai đoạn chính của một xu hướng
Theo lý thuyết Dow, 1 xu hướng giảm hay tăng đều sẽ tồn tại 3 giai đoạn: 1 là lúc xu hướng bắt đầu hình thành, 2 là lúc xu hướng mạnh lên và 3 là khi xu hướng ở giai đoạn cao trào. Nội dung cụ thể các giai đoạn của từng xu hướng như sau:
3 giai đoạn khi xu hướng thị trường tăng
3 giai đoạn khi thị trường ở xu hướng tăng bao gồm: tích lũy, bùng nổ và cuối cùng là quá độ cao trào. Cụ thể:
Giai đoạn tích lũy
Giai đoạn này đánh dấu sự bắt đầu của một xu hướng tăng. Đây cũng là giai đoạn hay xuất hiện ở cuối thời điểm xu hướng giảm trước đó. Thời điểm này, các nhà giao dịch đã nhận thấy giá giảm đủ sâu đồng thời họ cũng tin rằng giá đó không thể giảm được nữa, họ quyết định mua vào để tích lũy tài sản.
Lúc đầu, do nhà đầu tư vẫn còn chần chừ nên khối lượng giao dịch sẽ thấp. Nhưng khi giá tăng dần lên các mức cao hơn, nhà giao dịch sẽ bị kích thích và quyết định mua vào nhiều hơn. Lúc này khối lượng giao dịch tăng thì giá cũng tiếp tục tăng.
Trong giai đoạn tích lũy này, thị trường vẫn sẽ tồn tại những đợt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, giá thì vẫn đảm bảo điều kiện giá đáy sau cao hơn giá đáy thiết lập trước đó.
Giai đoạn bùng nổ
Giai đoạn bùng nổ xuất hiện khi cấu trúc của giai đoạn tích lũy bị phá vỡ. Thời điểm nhiều ông lớn tung “hỏa mù” để đẩy giá thị trường lên thật cao. Những nhà giao dịch nhỏ bé cũng không muốn ngồi yên nữa mà mạnh dạn đồng loạt “lao” vào thị trường khiến giá cả bị đẩy cao hơn nữa.
Giai đoạn bùng nổ được xem là giai đoạn có thời gian diễn ra dài nhất trong tổng thời gian tồn tại của một xu hướng tăng. Đồng thời đây cũng là giai đoạn có đà tăng chắc chắn nhất. Những trader có kinh nghiệm thường sẽ chọn nắm giữ vị thế dài hạn để thu về lợi nhuận trong giai đoạn này.
Giai đoạn quá độ cao trào
Trong xu hướng tăng thì đây là giai đoạn cuối cùng khi mà giá cả đã tăng lên quá mức sau một thời gian kéo dài của giai đoạn bùng nổ. Ở giai đoạn này sẽ có một số nhà giao dịch quyết định bán ra để chốt lời.
Nhưng cũng có một số khác lại vẫn cố tình nhảy vào thị trường mà không hề hay biết rằng bản thân đang mua ở đỉnh. Tuy nhiên, lúc này sức mua của thị trường đã giảm đi, điều này báo hiệu sắp kết thúc xu hướng tăng.
3 giai đoạn của xu hướng giảm
Sau khi thị trường kết thúc giai đoạn quá độ cao trào sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn phân phối, tiếp theo đó giá sẽ giảm mạnh và cuối cùng là tuyệt vọng. Đây cũng chính là 3 giai đoạn của xu hướng thị trường giảm.
Bạn hoàn toàn có thể tự đưa ra phân tích diễn biến của các giai đoạn này khi thị trường chuyển sang xu hướng giảm.
Tựu chung lại, việc nghiên cứu phân tích các giai đoạn của thị trường khi ở cả 2 xu hướng tăng và giảm sẽ giúp ích rất nhiều cho trader. Bởi việc này giúp họ nắm bắt chính xác xu hướng của thị trường. Nhờ vậy, họ biết khi nào bản thân nên vào lệnh (nhảy vào thị trường”, khi nào nên đứng yên.
Cho nên, dù hiện tại thị trường đang ở xu hướng là gì thì bạn cũng cần bình tĩnh phân tích cấu trúc của thị trường đồng thời nắm bắt từng giai đoạn của xu hướng. Có như vậy thì mới tăng tỷ lệ giao dịch thành công và hạn chế thua lỗ.
Nội dung cuối cùng của bài viết, Beat Forex dành để chia sẻ về cách xác định xu hướng thị trường chính xác nhất trong giao dịch ngoại hối. Ghi nhớ những gì chúng tôi chia sẻ và vận dụng một cách linh hoạt, bạn chắc chắn có hơn 50% cơ hội chiến thắng mỗi khi “lâm trận”.
Cách xác định xu hướng thị trường chính xác nhất trong Forex
Như đã nói dù trong lĩnh vực nào thì việc nắm bắt đúng xu hướng là gì thì cũng đều rất quan trọng. Điều này còn đúng hơn nữa nếu bạn đang là một forex trader. Do đó, bạn hãy cố gắng ghi nhớ các cách xác định xu hướng thị trường chính xác nhất trong Forex dưới đây:
1. Dựa vào cấu trúc của xu hướng để xác định xu hướng thị trường
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về cách xác định xu hướng thị trường thông qua cấu trúc của xu hướng, Beat Forex đưa ra 1 ví dụ cụ thể, hình ảnh trực quan phía dưới:
Quan sát đồ thị giá, bạn dễ dàng nhận thấy giá hiện tại vẫn đang nằm ở điểm F. Để nhận định đúng xu hướng thị trường dựa vào cấu trúc xu hướng, việc của bạn là phải giả sử những tình huống có thể xảy ra và thiết lập chiến lược giao dịch cho từng tình huống đó. Cụ thể:
Bước 1: Phân tích xu hướng giá trong quá khứ
Khi tiến hành phân tích xu hướng giá trong quá khứ, bạn cần chú ý vào 2 điểm đó là đỉnh A và đáy B. Quan sát 2 vị trí này, bạn có thể thấy rõ xu hướng thị trường đang trong đà giảm giá. Theo đó, cấu trúc của xu hướng giảm (Downtrend) trên đồ thị được thể hiện rất rõ ràng – giá tạo đỉnh và đáy đều thấp hơn.
Phân tích qua các điểm, cụ thể:
- Tại đỉnh A: Lúc này giá cả vẫn tiếp tục xu hướng giảm do đỉnh A vẫn thấp hơn đỉnh giá đỉnh gần nhất.
- Tại đáy B: Lúc này mức giá ở đáy B cao hơn giá đáy gần nhất trước đó. Tuy nhiên, độ chênh lệch lại không quá lớn. Bạn nên chú ý điểm nhỏ như vậy vì đây chính là dấu hiệu cho thấy phe bán đã bắt đầu đuối sức nhưng vẫn đủ khả năng duy trì xu hướng giảm.
- Tại đỉnh C – Đây là giá tạo đỉnh mới, giá đỉnh C cao hơn giá ở đỉnh A cho thấy cấu trúc xu hướng giảm chính thức bị phá vỡ.
- Tại đáy D: Giá tạo đáy mới này cao hơn giá ở đáy B trước đó kết hợp giá đỉnh C cao hơn đỉnh A thì giai đoạn từ A đến D đang phù hợp với cấu trúc của một xu hướng tăng. Đây có thể được coi là giai đoạn tích lũy của xu hướng Uptrend mới này.
- Tại đỉnh E: Khi đã thiết lập xong giá ở đáy D nhưng do giá vẫn tăng nên đã tạo thành giá mới ở đỉnh E. Mức giá tạo đỉnh mới này lại bằng với giá ở đỉnh C. Đây không phải điều quá bất thường nên bạn cũng đừng lo lắng.
Vì ở giai đoạn tích lũy của một xu hướng tăng, giá sẽ có lúc đi ngang hoặc thị trường hình thành xu hướng sideway sau khi kết thúc xu hướng giảm thay vì Uptrend như dự đoán trước đó. Phạm vi giá của xu hướng sideway này được giới hạn bởi đường hỗ trợ đi qua đáy B và đường kháng cự đi qua 2 đỉnh C và E.
Bước 2: Dự đoán các tình huống có thể xảy ra và thiết lập chiến lược giao dịch cho từng tình huống cụ thể
Sau bước 1 bạn đã xác định được cấu trúc của xu hướng, việc tiếp theo bạn cần làm là phải dự đoán được những tình huống có thể xảy ra trong tương lai và xây dựng chiến lược giao dịch cho phù hợp. Cụ thể, mức giá hiện tại được ký hiệu ở điểm F và có thể có 3 tình huống xảy ra:
Tình huống 1
Giá bị vượt ra ngoài ngưỡng kháng cụ CG và đi lên. Lúc này thị trường sẽ chuyển sang cấu trúc xu hướng tăng và bắt đầu giai đoạn bùng nổ của Uptrend. Chiến lược là bạn chỉ nên vào lệnh Buy vì giá có thể còn tiếp tục tăng nữa.
Tình huống 2
Giá bị vượt khỏi ngưỡng hỗ trợ BH và đi xuống. Khi này bạn đừng vội vàng kết luận thị trường đã bước vào xu hướng giảm và cũng đừng vội nhảy vào thị trường này. Chiến lược là bạn nên đứng ngoài để chờ thêm vài tín hiệu nữa.
Nếu sau đó giá vẫn tiếp tục giảm thì mới có thể chắc chắn cấu trúc xu hướng giảm chính thức được tái thiết lập. Chỉ khi có dấu hiệu rõ rệt như vậy, bạn mới nên vào lệnh Sell để bảo toàn vốn.
Nếu sau khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, giá tạo đáy H1 thấp hơn giá đáy D đồng thời giá đỉnh H2 thấp hơn giá đỉnh E giống như hình ảnh trên thì bạn có thể chờ cơ hội để vào lệnh bán ra.
Tình huống 3
Nếu giá chỉ dao động trong phạm vi của đoạn BC thì nghĩa là thị trường vẫn sẽ tiếp tục giai đoạn tích lũy của Uptrend. Trong trường hợp này thì lời khuyên dành cho bạn là nên chờ đợi tín hiệu đảo chiều rồi hãy vào lệnh Buy.
Hoặc nếu thị trường không có tín hiệu tăng giảm rõ ràng thì bạn chỉ nên chọn cách giao dịch trong các vùng giá kháng cự/hỗ trợ của xu hướng thị trường đi sang ngang này.
Tuy nhiên, dù tình huống xảy ra là gì thì bạn cũng nên sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật khác. Chẳng hạn như: chỉ báo, trendline, hành động giá (price action), mô hình nến đảo chiều,… để có được kết quả dự đoán chính xác nhất, xác định điểm vào lệnh hiệu quả hơn.
2. Dựa vào các chỉ báo, công cụ phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng
Vì sao lại cần dùng đến các chỉ báo, công cụ phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng?
Có khi nào bạn thắc mắc: Rõ ràng đã xác định được xu hướng là gì thông qua cấu trúc xu hướng thì tại sao lại còn cần đến các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật làm gì cho rắc rối? Beat Forex sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này ngay.
Khi bạn xác định xu hướng thị trường thông qua cấu trúc của xu hướng, bạn thường sẽ sử dụng công cụ duy nhất đó là biểu đồ giá trơn. Cách này tuy rất đơn giản và đỡ rối mắt, dù là người mới thì cũng dùng để xác định xu hướng thị trường được.
Nhưng điểm trừ là cách này không giúp bạn tìm thấy chính xác các điểm vào lệnh cho dù bạn đã nắm được chiều hướng giá giao dịch. Trong khi đó, với hệ thống chỉ báo và các công cụ phân tích kỹ thuật, sẽ có những công cụ vừa giúp bạn xác định xu hướng thị trường vừa cho bạn các tín hiệu vào lệnh chính xác.
Những công cụ hữu ích đó chính là: đường xu hướng (trenline) kết hợp kênh giá, chỉ báo xác định xu hướng ADX và đường trung bình động MA. Đây đều là những công cụ, chỉ báo được giới trader chuyên nghiệp ưa dùng nhất khi muốn xác định xu hướng là gì và điểm vào lệnh hiệu quả.
Sử dụng công cụ và chỉ báo như thế nào để xác định xu hướng?
Xác định xu hướng thị trường với Trendline kết hợp kênh giá
Trong hệ thống công cụ phân tích kỹ thuật thì Trendline chính là công cụ cơ bản nhất được dùng để xác định xu hướng thị trường. Đường xu hướng tăng đi qua các đáy và đường xu hướng giảm đi qua các đỉnh của một xu hướng, khi mà giá không còn trên đường xu hướng thì tức là cấu trúc xu hướng đã bị phá vỡ.
Xác định xu hướng thị trường với Trendline kết hợp kênh giá
Bạn muốn có price chanel – kênh giá của xu hướng thì chỉ cần vẽ thêm những đường thẳng song song đi qua các đáy hoặc đỉnh của các đường trendline là được. Kênh giá biểu thị phạm vi mà giá sẽ dao động trong xu hướng giảm hoặc tăng đó. Nếu gí vượt ra khỏi phạm vi của kênh giá tức là thị trường sẽ hình thành trend mới.
Xác định xu hướng thị trường dựa vào đường trung bình động MA
Đường trung bình động MA là chỉ báo giúp xác định xu hướng thị trường được giới trader dùng phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng chỉ báo này, bạn hoàn toàn không bị rối mắt khi nhìn giá chuyển động lên xuống loạn xạ. Bởi đường MA chuyển động mượt mà, rõ nét và rất chính xác.
Khi theo dõi vị trí của giá so với đường trung bình động MA hoặc vị trí giữa các đường trung bình động với nhau, trader sẽ xác định được hiện tại thị trường trong xu hướng là gì? Qua đó sẽ biết nên dùng chiến thuật giao dịch nào là phù hợp trong từng trường hợp.
Tuy nhiên, chiến lược giao dịch Forex hiệu quả nhất với đường trung bình động MA đó chính là giao dịch thuận chiều của xu hướng. Ngoài việc giúp các nhà giao dịch xác định chính xác xu hướng thì đường MA còn giữ vai trò như các mức kháng cự, hỗ trợ của một trend.
Dựa vào đó, trader sẽ có 2 sự lựa chọn: Một là cứ giao dịch thuận theo xu hướng ngay ở các vùng giá này. Hai là chờ đợi xuất hiện tín hiệu đảo chiều khi các ngưỡng này bị phá vỡ mới tiến hành vào lệnh. Tuy vậy, những trader mới không nên mạo hiểm tiền của mình mà chọn giao dịch khi thị trường đảo chiều.
Thông thường chỉ những nhà giao dịch lão làng mới tự tin kiếm được lợi nhuận trong việc trading khi thị trường xuất hiện tín hiệu đảo chiều. Và việc nhận định chính xác thời điểm thị trường đảo chiều là rất khó. Cho nên, lời khuyên mà Beat Forex dành cho bạn luôn là: Muốn an toàn thì chỉ nên giao dịch thuận xu hướng.
Xác định xu hướng thị trường dựa vào chỉ báo ADX
ADX là một chỉ báo kỹ thuật được giới forex trader rất yêu thích. Chỉ báo này dùng để xác định xu hướng thị trường và đo lường sức mạnh của một trend, giúp trader biết độ mạnh yếu của xu hướng đó.
ADX thuộc loại chỉ báo dao động với 2 thành phần đơn giản: Một là đường ADX có giá trị từ 0 đến 100 giúp đo lường mức độ yếu/mạnh của 1 trend. Hai là đường ADX +/-DI đóng vai trò xác định xu hướng thị trường chính xác nhất.
3. Cách xác định xu hướng không bền vững và bền vững
Bạn có biết chính xác một xu hướng có thể diễn ra trong khoảng thời gian bao lâu? Beat Forex cho rằng bạn chưa có câu trả lời. Bởi vốn dĩ giá cả của thị trường luôn là những con số tăng, giảm không ngừng thay đổi. Và không có bất cứ điều gì có thể chắc chắn sẽ xảy ra 100% trên thị trường tài chính.
Trên thực tế, sẽ có những xu hướng diễn ra rất lâu nhưng cũng có trend chỉ xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phán đoán của nhà giao dịch.
Do đó, bạn cần học cách xác định tính bền vững hoặc không bền vững của một xu hướng thì mới tối ưu hóa được lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Beat Forex đưa ra một ví dụ để bạn dễ hình dung về điều này:
Trong hình ảnh trên, có 2 loại biểu đồ, chúng tôi đánh dấu lần lượt là A và B. Bạn quan sát biểu đồ A, có thể nhận thấy giá mức giá đang tăng lên liên tục đồng thời tạo ra các đỉnh giá mới. Nhưng theo đánh giá của những trader chuyên nghiệp, đây là xu hướng tăng mạnh nhưng chỉ là nhất thời, không bền vững.
Tiếp theo bạn quan sát biểu đồ B, mức giá cả có tăng nhưng lại tăng không liên tục mà bị ngắt quãng nhưng ngay sau đó lại phục hồi rất nhanh. Chuyên gia lại đánh giá đây là xu hướng tăng có tính bền vững.
Tổng kết
Theo dõi hết bài viết này bạn có nhận thấy rằng xu hướng thực sự rất quan trọng với trader, không chỉ là trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối. Và việc nắm bắt chính xác xu hướng sẽ quyết định phần lớn sự thành công của nhà giao dịch trên thị trường này. Chính vì vậy mới có câu “xu hướng là bạn”.
Nhưng để thấu hiểu và đồng hành được với người bạn này trong suốt sự nghiệp giao dịch của mình thì không phải một chuyện đơn giản chút nào. Chính bạn sẽ là người bỏ công sức tìm hiểu, nghiên cứu từng biến động nhỏ nhất của thị trường kết hợp với các hệ thống chỉ báo kỹ thuật.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, bạn không chỉ hiểu xu hướng là gì, cách xác định xu hướng thị trường mà còn phải biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đó vào trong giao dịch hàng ngày của mình. Nhờ đó, tích lũy dần kinh nghiệm, rút ra từng bài học trong từng giao dịch thì mới thành công được.
Nếu cần tư vấn gì thêm về xu hướng của thị trường tài chính, bạn đừng ngần ngại liên hệ đến số hotline của Beat Forex. Chúng tôi sẽ còn rất nhiều bài viết hữu ích khác, bạn hãy đồng hành cùng chúng tôi nhé!