DCA là gì? Khái niệm này chắc hẳn không còn xa lạ với trader đầu tư đề cao tính an toàn, bảo toàn nguồn vốn. Trước thị trường tài chính đầy biến động, lệnh mua vào và bán ra các loại hình tài sản luôn phải hết sức thận trọng. Chiến lược trung bình giá DCA được xem như giải pháp tối ưu, giảm bớt rủi ro cho các trader.
Vậy cần hiểu chính xác DCA là gì? Chiến lược bình quân giá DCA phù hợp áp dụng trong bối cảnh nào? Cùng theo dõi góc chia sẻ tổng hợp bởi BeatForex về chiến lược trung bình giá DCA thôi nào!
DCA là gì?
DCA là gì? Từ DCA viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Dollar-Cost Averaging. Đây là kiểu chiến lược trung bình giá đầu tư khi bạn mua vào một loại hình tài sản nào đó. Mục đích chính khi áp dụng chiến lược trung bình giá là hạn chế tác động từ biến động giá đối với việc mua vào loại hình tài sản đầu tư.
Nói cách khác, DCA là quá trình chia nhỏ tổng số tiền đầu tư thành nhiều phần bằng nhau, sau đó mua vào tài sản theo từng giai đoạn. Có nghĩa thay vì mua vào một loại hình tài sản nào đó cùng lúc, cũng với số tiền đó nhưng bạn sẽ mua thành nhiều lần.
Tuy rằng triển khai chiến lược DCA tốn thời gian hơn so với mua ồ ạt nhưng nó lại giảm đi đáng kể rủi ro cho nhà đầu tư. Đặc biệt, nếu thị trường tiếp tục giảm, bạn sẽ có cơ hội mua vào với số lượng lớn hơn.
Chiến lược trung bình giá được giới đầu tư áp dụng khi hoạt động trên nhiều thị trường. Chẳng hạn như thị trường chứng khoán, tiền kỹ thuật số, Forex,.. DCA tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong bối cảnh thị trường chuyển ra biến động tăng giảm mạnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Day Trading là gì? 3 Chiến lược giao dịch theo ngày hiệu quả nhất
Ví dụ về chiến lược trung bình giá
Nếu vẫn chưa hiểu rõ định nghĩa DCA là gì, bạn nên theo dõi ví dụ minh họa sau đây về cách áp dụng chiến lược DCA.
Giả dụ: Ngân sách đầu tư vào mã cổ phiếu ABC là 100 triệu đồng. Thay vì dùng tất cả 100 triệu đồng để mua vào cổ phiếu ABC cùng lúc, bạn lại chia nhỏ số tiền đó thành 5 phần. Sau đó, lần lượt mua cổ phiếu ABC trong tuần liên tiếp.
Trong khoảng 2 tuần đầu tiên, giá mua vào cổ phiếu ABC cao hơn 3 tuần tiếp theo. Như vậy, với cùng một số tiền nhưng bạn lại mua được số lượng cổ phiếu lớn hơn so với dự định ban đầu. Vì trong 3 tuần cuối áp dụng chiến lược, giá cổ phiếu giảm hơn 2 tuần đầu tiên, đồng nghĩa bạn vừa lời kha khá số lượng cổ phiếu mua vào.
Thông qua ví dụ trên, khó để nhận thấy rằng chiến lược trung bình giá giúp cho nhà đầu tư hạn chế bớt rủi ro khi lựa chọn mua vào sai thời điểm. Đó là khi thị trường đang trong xu hướng giảm giá nhưng bạn chưa biết khi nào giá chạm đáy và đảo chiều.
Ngay cả khi xác định đúng xu hướng giao dịch nhưng lựa chọn mua vào sai thời điểm, lợi nhuận bạn thu về vẫn bị ảnh hưởng. Chiến lược DCA giúp giảm đi rủi ro nếu bạn mua vào tài sản đầu tư không đúng thời điểm
Nội dung khi chưa nhận phần đầu tư thành các phần nhỏ bằng, số lượng tài khoản mua vào có xu hướng tăng lên cho dù vẫn với từng đó ngân sách. Mục tiêu chính của chiến lược này là mua vào và duy trì vị thế đủ lâu. Trong trường cần thiết, bạn sẽ thoát vị thế dễ hơn là khi mua ồ ạt cùng lúc.
Tuy nhiên nếu thị trường dịch chuyển đi lên, chiến lược DCA chắc không đặt hiệu quả cao như kỳ vọng. Hiệu quả khi áp dụng chiến lược DCA có cao hay không còn tùy vào thời điểm mua.
>>>Có thể bạn quan tâm: Lý thuyết hộp Darvas là gì? Cách thức giao dịch theo Darvas
Công thức DCA
Công thức trung bình giá không có gì khó hiểu. Để tính toán chính xác giá trung bình, bạn phải dựa vào giá mua vào từng thời điểm. Cụ thể:
X = (Y × Z + T × Z) : tổng Z
Trong đó:
- X là giá trị bình quân giá mua vào
- Y là giá mua cũ
- T là giá mua mới
- Z là số lượng mua vào
Ví như: Bạn mua 500 cổ phiếu ABC lần đầu với giá 15.000đ, lần thứ hai bạn tiếp tục mua vào 500 cổ phiếu ABC với giá 13.000đ. Vậy dựa theo công thức trên, bình quân giá mua vào sẽ là (15.000×500 + 13.000x 500) : (500 + 500) = 14.000đ.
Ưu điểm và hạn chế của chiến thuật DCA
Bất kỳ chiến lược giao dịch nào cũng đều đem đến cơ hội và rủi ro nhất định. Nếu nghiên cứu kỹ DCA là gì, bạn cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của hình thức giao dịch này.
Ưu điểm
Cách thức triển khai DCA không hề khó, ngay cả người mới tham gia thị trường không có thể thực hiện. Nếu chưa tự tin với khả năng dự đoán xu hướng giá và muốn ứng phó tốt trước biến động tăng giảm của thị trường, bạn nên áp dụng chiến lược bình quân giá.
Thông qua việc tận dụng cơ hội trung bình giá mua, bạn không nhất thiết phải bận tâm xác định thời điểm mua vào. Lợi nhuận thu về khi đó vẫn tương đối tốt. Điều quan trọng là bạn cần xác định đúng xu hướng chi phối dài hạn.
Đầu tư theo kiểu trung bình giá tập cho bạn thói quen theo dõi giá, giao dịch một cách có kế hoạch. Từ đó, giảm đi phần nào rủi ro nếu mua vào sai thời điểm.
Hạn chế
Tuy rằng có thể giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro khi mua vào không đúng lúc. Thế nhưng chiến lược này chiến lược này cũng khiến không ít người bỏ lỡ cơ hội mua vào lý tưởng nhất.
Mục tiêu chính của DCA là bình quân giá mua vào, phù hợp với người theo đuổi trường phái giao dịch an toàn. Còn với nhà đầu tư muốn tận dụng tối đa lợi nhuận, DCA lại không thực sự phù hợp.
DCA không nên áp dụng trong trường hợp nào?
DCA không phù hợp áp dụng trong bối cảnh thị trường bị chi phối bởi xuống tăng bền vững. Trong tình huống này, mua vào càng sớm thì lợi nhuận thu về lại càng cao. Nếu cố áp dụng chiến lược trung bình giá, chi phí đầu tư chắc chắn sẽ tăng lên nhưng lợi nhuận lại giảm xuống. Với một thị trường tăng bền vững, mua vào một lần là lựa chọn tối ưu hơn so với DCA.
Bên cạnh đó, chiến dịch bình quân chi phí đầu tư tỏ ra hiệu quả khi xu hướng chính tăng trong dài hạn. Trường hợp xác định sai, lợi nhuận thu được sẽ không cao như mong đợi.
Lưu ý khi áp dụng chiến lược DCA
Không phải bất kỳ ai áp dụng chiến lược trung giá đều đạt kết quả như mong muốn. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng bạn nên ghi nhớ trong quá trình triển khai DCA.
- DCA không phù hợp áp dụng để trung bình giá trong Margin, Future,.. Nói chung là những sản phẩm giao dịch có áp dụng đòn bẩy.
- Luôn phải xác định chính xác xu hướng chính trước khi áp dụng chiến lược trung bình giá.
- Muốn giảm bớt rủi ro, bạn phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn. Nếu nhận thấy cắt lỗ hoặc chốt lời đặt không đúng thì tốt quá nên rút lệnh.
DCA là gì? Đây là chiến lược bình quân giá mua vào, có tác dụng giảm bớt rủi ro từ biến động giá. Mục tiêu chính của DCA là trung bình giá mua vào xuống ngưỡng lý tưởng nhất, tối ưu lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thế nhưng, DCA lại không phù hợp áp dụng trong thị trường bị chi phối bởi xu hướng tăng bền vững. Nó khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội mua vào tốt nhất. Rất hy vọng chia sẻ trên đây của BeatForex đã giúp bạn định nghĩa cụ thể DCA là gì!