Đa khung thời gian là gì? Khái niệm này có lẽ không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư thường xuyên phân tích kỹ thuật. Trên mỗi biểu đồ giá, khung thời gian mặc dù ít được để ý đến nhưng nó lại cực kỳ quan trọng khi bạn xác định xu hướng giá. Góc chia sẻ ngày hôm nay, BeatForex sẽ bật mí khái niệm đa khung thời gian là gì và cách thức giao dịch hiệu quả.
Giao dịch đa khung thời gian là gì?
Đa khung thời gian là gì? Giao dịch hay phân tích đa khung thời gian chính là việc bạn cùng lúc làm việc với nhiều khung thời gian (time frame). Trong đó, mỗi time frame lại cung cấp cho nhà phân tích một khía cạnh thông tin hữu ích riêng.
Ví dụ như khi sử dụng cùng lúc hai khung thời gian lớn và nhỏ, thông tin và phân tích thường có tính bao quát hơn.
- Khung thời gian lớn: Cho phép xác định xu hướng dịch chuyển giá trong dài hạn.
- Khung thời gian nhỏ: Hỗ trợ xác định xu hướng gia tăng trong ngắn hạn, cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đặt lệnh.
Thông thường khi phân tích đa khung thời gian, người ta chỉ sử dụng tối đa từ 2 đến 3 time frame. Đối với nhà giao dịch chuyên nghiệp, có kinh nghiệm phân tích kỹ thuật, họ thường làm việc cùng lúc với 3 time frame. Tuy nhiên nếu là người mới làm quen với phân tích kỹ thuật, bạn chỉ nên bắt đầu với 2 time frame.
3 Bước phân tích đa khung thời gian cơ bản
Quá trình phân tích time frame sẽ diễn ra trong 3 bước. Muốn đạt hiệu quả cao, bạn cần lần lượt tiến hành theo từng bước. Phần kiến thức cơ bản rất cần thiết khi bạn tìm hiểu đa khung thời gian là gì.
Bước 1: Xác định time frame giao dịch
Time frame đơn giản chính là khung thời gian bạn cần tìm điểm đặt lệnh. Tùy theo kỹ năng và kinh nghiệm, mỗi người sẽ tiến hành chọn một time frame phù hợp.
Nếu như nhận thấy time frame M15 biến động hơi nhanh, H4 lại biến động quá chậm thì bạn nên chọn time frame H1. Còn nếu không có nhiều thời gian giao dịch, bạn nên phân tích theo time frame H1 trở lên.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tỷ lệ R:R là gì? Bật mí cách tính toán tỷ lệ R:R chuẩn xác
Bước 2: Xác định xu hướng trên time frame lớn
Giả dụ như lựa chọn khung thời gian lớn H1, việc tiếp theo bạn cần làm tiếp theo là xác định xu hướng giao dịch trên khung thời gian đó. Sau đó, tiến hành xác định xu hướng tối thiểu trên khung thời gian nhỏ H4. Trong một vài trường hợp, bạn phải sử dụng thêm time frame D1.
Bước 3: Tiến hành vào lệnh
Ví dụ như trong bước 1, bạn tiến hành chọn giao dịch trên khung H1. Lúc này, bạn cần kết hợp thêm một số công cụ chỉ báo kỹ thuật để tìm kiếm điểm đặt lệnh (vào lệnh cùng với xu hướng lớn).
Nói chung, cách đặt lệnh tương đối đơn giản. Tuy nhiên kỹ năng đặt lệnh giao dịch cần trau dồi theo thời gian. Bạn có thể theo dõi một số ví dụ ở phần dưới đây để hiểu hơn về cách thức phân tích, giao dịch trên đa khung thời gian.
Minh họa về cách giao dịch với đa khung thời gian
Trong một vài ví dụ sau đây, BeatForex sẽ cách giao dịch trên khung thời gian H1, khung thời gian H4 và D1 là nơi xác định xu hướng. Đảm bảo sau những ví dụ minh họa này, bạn có thể hiểu một cách chính xác đa khung thời gian là gì.
Ví dụ 1: Giao dịch với cặp GBP / USD
Đa khung thời gian là gì? Trong cặp giao dịch với cặp tiền tệ GBP / USD trên time frame H4, có thể thấy rằng xu hướng tăng đang có khả năng bị phá vỡ khá mạnh. Xu hướng giảm khi đó sẽ thế chỗ trên biểu đồ giá. Đối với trường hợp này, bạn lựa chọn giao dịch theo 1 trong 2 kịch bản.
Kịch bản 1: Tiến hành vào lệnh và phân tích trên cùng một time frame. Theo đó, lệnh bán ngay khi đường giá bắt đầu bị phá xuống. Còn lệnh cắt lỗ stop loss nên đặt tại vị trí trên cùng của tướng tăng.
Kịch bản 2: Tiến hành vào lệnh và phân tích giao dịch trên đa khung thời gian. Trường hợp chưa muốn vào lệnh bán tại thời điểm kênh giá xuống xu hướng tăng, bạn có thể chờ đợi một đợt điều chỉnh giá mới.
Dễ nhận thấy rằng trong khung time frame H1 có khá nhiều điểm vào lệnh. Trong khi đó time frame H4 lại mô tả khá đầy đủ diễn biến giá.
Tại vị trí Fibonacci Retracement 0.5 có tồn tại một ngưỡng kháng cự. Tại đó, có một cây nến Doji sở hữu phần đuôi khá dài. Đó là tín hiệu cho biết nhà giao dịch nên đặt lệnh bán (ngay khi cây nến Doji đóng lại).
Lệnh cắt lỗ stop loss thì nên đặt tại vị trí đỉnh cây nến Doji. Trong khi đó, đặt lệnh chốt lời take profit không mang tính bắt buộc.
Trường hợp bỏ lỡ thời điểm đặt lệnh khi cây nến Doji đóng lại, bạn vẫn có cơ hội vào lệnh bán khi giá chính thức giá phá qua mô hình nến tăng. Lúc này, lệnh stop loss nên đặt tại vị trí đỉnh của cây nến Doji.
Nếu lựa chọn giao dịch theo đa khung thời gian, bạn hãy tham khảo một trong 2 cách dưới đây.
- Cách 1: Vào lệnh bán khi giá cao hơn, lệnh mua khi giá thấp hơn. Nếu đặt lệnh đúng xu hướng, nhà đầu tư dễ dàng thu lợi nhuận lớn.
- Cách 2: Cắt lỗ stop loss dễ dàng theo nhiều cách. Trong hình minh họa, lệnh cắt lỗ có thể đặt ở khoảng cách 160 pip hoặc 40 pip.
Ví dụ 2: Giao dịch với cặp GBP/NZD
Nếu quan sát trên hình minh họa, cặp giao dịch GBP / NZD trên time frame H4 tồn tại vùng kháng cự tương đối mạnh. Giả sử dự đoán giá có khả năng quay đầu lại vùng kháng cự trong ngắn hạn, bạn sẽ có 2 lựa chọn giao dịch.
Lựa chọn 1: Tiến hành đặt lệnh Sell / Sell Limit tại vị trí đường kháng cự, đồng thời đặt stop loss cách đó vài điểm. Nếu cảm thấy cách đặt lệnh này không thực sự hiệu quả, bạn hãy chuyển sang lựa chọn thứ hai.
Lựa chọn 2: Trước tiên, bạn cần xác định điểm vào lệnh thông qua khung thời gian H1. Trong khu vực vùng kháng cự quyết liệt đã có mặt mô hình nến Evening Star và nến Doji nằm tại giữa mô hình. Đây là một tín hiệu cho biết giá sắp đảo chiều.
Ở tình huống trên, giải pháp lý tưởng cho bạn là nên đặt lệnh bán tại vị trí xác nhận mô hình nến Evening Star hoàn thành. Đồng thời, lệnh stop loss nên đặt tại đỉnh của mô hình nến đảo chiều. Phương pháp vào lệnh như vậy an toàn hơn so với lựa chọn thứ nhất.
Ví dụ 3: Giao dịch với cặp AUD / CHF
Khi theo dõi trên time frame H4, không khó để nhận thấy rằng giá đang có xu hướng tăng khá mạnh. Giải pháp lý tưởng lúc này là đặt lệnh thuận theo xu hướng.
Nếu chỉ quan sát trên time frame H4, bạn sẽ chỉ nhận thấy một cây nến tăng. Tuy nhiên nếu chuyển sang time frame H1 bạn có thể nhận thấy giá đã bắt đầu chuyển động trong khu vực hỗ trợ của đường xu hướng.
Tại đường vừa xuất hiện một số cây nến thân nhỏ. Dấu hiệu này cho biết bên mua có vẻ như đang chiếm ưu thế. Khi tiếp tục xuất hiện mô hình nến Bullish Harami, bạn hãy ngay lập tức đặt lệnh mua vào.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cháy tài khoản Forex là gì? Bật mí cách cứu cháy tài khoản Forex
Lưu ý khi áp dụng phương pháp giao dịch đa khung thời gian
Khi hiểu rõ đa khung thời gian là gì, bạn chắc hẳn cũng nắm rõ sự cần thiết của việc kết hợp nhiều time frame trong phân tích kỹ thuật. Ngoài ra, trong khi áp dụng các time frame khác nhau, bạn bạn sẽ cần phải lưu ý một vài điểm quan trọng dưới đây.
Ghi nhớ tỉ lệ 1:4 hoặc 1:6
Đây là hai tỉ lệ mà nhà giao dịch cần nhớ khi áp dụng giữa các khoảng thời gian nhỏ. Theo đó, nếu có nhu cầu giao dịch hàng ngày thì nên sử dụng time frame H1, nó rất hữu ích cho việc vào lệnh.
Trường hợp cần xác định xu hướng chính trong dài hạn, bạn liên kết hợp time frame H4 hoặc H6 cũng với cặp giao dịch đó.
Xử trí khi 2 time frame mâu thuẫn
Đôi lúc bạn sẽ nhận được kết quả mâu thuẫn khi phân tích trên hai khoảng thời gian. Chiều gặp lại bạn nên xử lý theo chiến lược giao dịch đã vạch ra.
Nếu được hai xu hướng tại hai time frame ngược nhau, bạn có thể áp dụng theo Scalping time frame nhỏ. Điều kiện ở đây là tỷ lệ Rick : Reward đạt 1 : 2 hoặc 1 : 3. Đương nhiên tỷ lệ rủi ro là không thể tránh khỏi nhưng cho dù phần trăm thắng thấp hơn 50%, kiểu đánh Scalping này vẫn đơn giản hơn đánh ngược xu hướng.
Còn nếu như theo đuổi trường phái giao dịch an toàn, bạn nên giao dịch thuận xu hướng theo time frame chính. Lưu ý rằng bạn phải chờ đến khi time frame nhỏ chính thức phá vỡ xu hướng và quay trở lại xu hướng tăng. Cách chọn điểm giao dịch đặt lệnh an toàn hơn so với khi xu hướng chưa bị phá vỡ.
Không phân tích ngược time frame
Đa khung thời gian là gì? Hầu hết người chưa có kinh nghiệm đều mắc phải sai lầm là phân tích ngược time frame. Có nghĩa phân tích từ khung thời gian nhỏ sau đó mới đến khung thời gian lớn.
Trường hợp bắt đầu với time frame nhỏ, bạn thường chỉ có được tầm nhìn trong ngắn hạn. Phân tích theo hướng như vậy không hề mang tính tổng quát, dễ dẫn đến tình trạng giao dịch ngược xu hướng.
Vậy nên, nếu làm việc cùng lúc với từ 2 đến 3 time frame, bạn cần bắt đầu phân tích từ time frame lớn nhất. Sau đó mới đến time frame nhỏ hơn. Như vậy, quá trình phân tích xu hướng mới đảm bảo tính bao quát.
Nên chờ đợi sự đồng nhất xu hướng trên cả 2 time frame
Nói chung, giao dịch khi 2 time frame có sự đồng nhất về xu vẫn an toàn hơn, tăng tỷ lệ thành công cho nhà đầu tư. Trường hợp xu hướng tăng tăng đồng thời xuất hiện trên cả time frame H1 và H4, giải pháp lý tưởng nhất của bạn lúc này là đặt lệnh mua.
Việc đặt lệnh như vậy tối ưu hơn so với việc đặt lệnh mua khi xu hướng tăng chỉ xuất hiện trên một trong hai time frame.
Kết luận
Đa khung thời gian đơn giản là việc kết hợp phân tích xu hướng giá cả trên nhiều khung thời gian. Từ đó, giúp cho nhà giao dịch có được cái nhìn tổng quát về thị trường, xây dựng kế hoạch đặt lệnh hiệu quả hơn. Đến đây, hy vọng bạn có thể hiểu chính xác đa khung thời gian là gì!