Dow jones là một trong chỉ số chứng khoán quan trọng và phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nếu bạn là một NĐT chứng khoán hoặc là một người thích quan tâm đến nền kinh tế toàn cầu thì không thể không biết đến chỉ số Dow Jones. Trong bài viết hôm nay, Beat Forex sẽ giới thiệu thông tin chi tiết về chỉ số DJ để bạn tham khảo.
Chỉ số Dow Jones là gì?
Chỉ số Dow Jones (Dow Jones Index) là chỉ số bình quân được ghi nhận hàng ngày, cho thấy sự phát triển của giá cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán New York. Chỉ số này được sử dụng phổ biến nhất và lâu đời nhất. Chỉ số Down Jones được tạo ra vào năm 1884 bởi hai nhà kinh tế học người Mỹ là Charles Henry Dow và Edward David Jones.
Dow Jones Index được tính bằng giá đóng cửa của 30 cổ phiếu blue chip và 30 công ty này thuộc các ngành khác nhau như tài chính, công nghệ, bán lẻ, tiêu dùng, giải trí,…
Lịch sử phát triển của chỉ số Dow Jones
Trước khi tìm hiểu Dow Jones là gì, chúng ta sẽ điểm qua sơ lược lịch sử của chỉ số chứng khoán nói chung và chỉ số Dow Jones nói riêng.
Lịch sử Dow Jones Index
Trước kia, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến số lượng cổ phiếu mình sở hữu mà không quan tâm đến các cổ phiếu khác. Người ta chỉ biết mỗi cổ phiếu hôm nay tăng hay giảm chứ không thể biết thị trường chung đang tăng hay giảm vì có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mã cổ phiếu được niêm yết trên một SGD. Nhìn thoáng qua thì không thể nói được, chúng ta phải có cái gì đó để trở thành một để đại diện cho toàn thị trường.
Charles Dow là người đã tạo ra lý thuyết Dow nổi tiếng này và cũng là cha đẻ của trường phái phân tích kỹ thuật. Từ lâu ông đã nhận ra là hầu hết các cổ phiếu đều chịu ảnh hưởng bởi thị trường và nền kinh tế chung. Chính vì thế ông đã phát minh ra một đại lượng kinh tế phản ánh được xu hướng chung của thị trường, các đại lượng đó ngày nay ta gọi là chỉ số chứng khoán.
Ngày 03/07/1884, Charles Dow đã trình bày trên Wall Street Journal một khái niệm về giá trị trung bình của 11 công ty vận tải, trong đó có 9 công ty đường sắt của Mỹ. Điều này cũng chính là tiền thân của chứng khoán Index.
Chỉ số này được tính toán lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 5 năm 1896. Dow Jones lấy giá đóng cửa của 12 công ty lớn nhất thuộc tập đoàn công nghiệp Hoa Kỳ và tính trung bình các mức giá này. Giá trị đầu tiên được công bố trên Wall Street Journal là $ 40,94, đây cũng là giá trị đầu tiên của chỉ số Dow Jones này.
Danh sách cổ phiếu ban đầu của Dow Jones Index
Dưới đây là danh sách 12 cổ phiếu ban đầu của chỉ số Dow Jones:
- American Cotton Oil
- American Sugar
- American Tobacco
- Chicago Gas
- Distilling & Cattle Feeding
- General Electric
- Laclede Gas
- National Lead
- North American
- Tennessee Coal and Iron
- U.S. Leather pfd.
- U.S. Rubber
Sau đó, vào năm 1916, ông đã bổ sung thêm 20 cổ phiếu vào danh sách và 30 cổ phiếu vào năm 1928. Con số 30 cổ phiếu vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay và chiếm hơn 25% giá trị thị trường của tất cả cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại New York.
Trong thế kỷ 20, danh sách 30 cổ phiếu đó đã thay đổi, và chỉ có General Electric là tồn tại từ khi bắt đầu cho đến ngày nay. Và đến nay các công ty như General Motor, Coca-Cola, Microsoft cũng tạo nên chỉ số DJIA
Công thức tính Dow Jones Index theo phương pháp tính số bình quân
Không chỉ Dow Jones Index mà một vài chỉ số khác như MBI của Ý hay JP225 của Nhật cũng áp dụng phương pháp tính số bình quân này. Công thức tính toán khá đơn giản, giá trị của Index sẽ bằng tổng thị giá của các cổ phiếu chia cho số cổ phiếu có trong danh sách được tính toán.
DJIA = ∑Pi /n
Với Pi là giá của cổ phiếu, n là tổng cổ phiếu được tính toán, trong trường hợp này ta sử dụng thì n bằng 30.
Tuy nhiên, trong quá trình tính toán, một vài nhân yếu có liên quan vốn của các công ty chẳng hạn như tách, gộp cổ phiếu, thưởng cổ phần, phát hành cổ phiếu mới,.. Làm cho giá trị của các chỉ số bị thay đổi trong khi giá cổ phiếu vẫn giữ nguyên.
Để loại bỏ những vấn đề này cũng như đảm bảo rằng chỉ số chứng khoán phản ánh chính xác biến động giá cả trên thị trường, một ước số (hoặc số chia – divisor) đã được sử dụng. Ước số này thay đổi liên tục khi có một sự kiện bất kỳ xảy ra liên quan đến hoạt động vốn của công ty xảy ra như đã được đề cập ở trên.
Lúc này, công thức tính của Dow Jones Index sẽ được thay đổi như sau:
DJIA = ∑Pi /D, trong đó D chính là số chia
Ví dụ tính chỉ số Dow Jones
Vì DJIA chỉ được tính toán dựa trên 30 loại cổ phiếu, do đó chúng tôi chỉ sử dụng 3 mã cổ phiếu để mọi người dễ hình dung hơn.
Công ty B tiến hành tách cổ phiếu vào ngày thứ 3 đã làm cho giá cổ phiếu xuống còn một nữa. Như vậy:
- DJIA ngày thứ 1 = (50 + 45 +48)/3 = 47.67
- DJIA ngày thứ 2 = (55 + 44 +48)/3 = 49
Tại ngày thứ 3, DJIA Index không thể áp dụng công thức trên để tính toán vì trên thực tế giá cổ phiếu vẫn giữ nguyên nên DJIA Index cũng không thay đổi. Ngay lúc này, số chia D được xác định như sau:
- Vào ngày thứ 2 ( Ngày cuối trước khi nghiệp vụ vốn xảy ra), tổng giá cổ phiếu là 147 thì số chia là 3
- Vào ngày thứ 3 (Ngày sự kiện xảy ra liên quan đến nghiệp vụ vốn), tổng giá cổ phiếu là 123 thì số chia lúc này sẽ là D.
Như vậy, D = (123*3)/147 = 2.51,
Suy ra, DJIA Index vào ngày thứ 3 sẽ bằng 123/2.51 = 49.
Giải sử, giá cổ phiếu vào ngày thứ 4 như sau: A = 57, B = 26 và C = 44 thì DJIA Index sẽ là (57 + 26 +44)/ 2.51 = 50.6
Các chỉ số khác trong bộ Dow Jones Index được phát triển thêm
Ngoài DJIA Index (chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones), vẫn còn 3 chỉ số khác được Charles Dow phát triển. Đó là chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng, trung bình vận tải Dow Jones và Dow Jones hỗn hợp.
Dow Jones vận tải – Dow Jones Transport Average (DJTA)
Đây là chỉ số chứng khoán đầu tiên mà chúng tôi đề cập đến trong lịch sử chỉ số chứng khoán. Hiện nay, chỉ số DJTA bao gồm 20 cổ phiếu từ các công ty đại diện cho ngành đường thủy, đường sắt và hãng hàng không được niêm yết trên SGD Chứng khoán New York.
Mặc dù chỉ số này sau đó đã được hợp nhất với Dow Jones Hỗn Hợp và biến mất trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nhưng chỉ số này vẫn được các công ty đường sắt Mỹ tính toán cho mục đích đánh giá thực trạng nội bộ của ngành. Tuy nhiên, không khó cho các nhà giao dịch muốn đầu tư vào chỉ số này, DJTA vẫn được SCK Forex đưa vào danh sách các chỉ số được phép giao dịch trên thị trường.
Dow Jones Utility Average (DJUA) – Dow Jones dịch vụ công cộng
Chỉ số Dow Jones này bao gồm 15 công ty thuộc lĩnh vực khí đốt và điện lớn nhất Hoa Kỳ. DJUA Index được cho ra mắt đầu tiên vào tháng 1 năm 1929 tờ báo Mỹ – The Wall Street Journal.
Dow Jones Hỗn hợp (DJTA)
Đây là chỉ số tổng hợp của 65 cổ phiếu từ 3 Dow Jones Index được liệt kê ở trên.
Phân loại Dow Jones Index
Chỉ số Dow Jones gồm có 4 loại chỉ số chính, đó là:
- Chỉ số BQ công nghiệp Dow Jones (DJIA)
Đây là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trong ngành và được sử dụng rộng rãi nhất, cũng như được dùng làm thước đo thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số DJIA được xác định bằng cách dùng giá cổ phiếu của 30 công ty hàng đầu, trụ cột của ngành công nghiệp Hoa Kỳ và đem chia cho một ước số nhỏ xác định.
- Chỉ số vận tải Dow Jones
Là loại chỉ số giá cổ phiếu ngành giao thông vận tải. Được tính toán dựa trên cơ sở giá của 20 cổ phiếu thuộc 20 công ty lớn nhất trong ngành giao thông vận tải tại Hoa Kỳ.
- Chỉ số giá tiện ích trung bình Dow Jones
Chỉ số giá cổ phiếu ngành dịch vụ công cộng được tính toán từ giá của 15 cổ phiếu của công ty hàng đầu trong dịch vụ công cộng.
- Chỉ số hỗn hợp bình quân Dow Jone
Đây là chỉ số được tổng hợp của 65 cổ phiếu được liệt kê ở trên.
Trong tất cả 4 chỉ số Dow Jones kể trên, DJIA được đánh giá là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất và cũng là thước đo chuẩn mực trên thị trường chứng khoán Mỹ. Do đó, khi đề cập đến Dow Jones Index, người ta thường đề cập đến chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones.
>>> Có thể bạn quan tâm: Crude oil là gì? Hướng dẫn đầu tư vào dầu thô hiệu quả 2022
Ý nghĩa của chỉ số DJIA
Chỉ số DJIA là một trong những cách đo lường hướng đi của thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng hay toàn cầu nói chung. Khi các nhà phân tích tài chính nói thị trường đang lên hoặc xuống, họ thường nhắc đến chỉ số DJIA.
Khi Dow Jones Index đi lên, thị trường chứng khoán có thể được xem là tăng giá và hầu hết các cổ phiếu thường hoạt động tốt. Ngược lại, khi Dow Jones Index giảm, thị trường cũng bắt đầu giảm theo và đa số các cổ phiếu cũng điều giảm giá.
Dựa trên Dow Jones Index, các NĐT có thể đánh giá sơ bộ về toàn cảnh ngành công nghiệp trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Mặc dù chỉ có 30 công ty, nhưng chúng lại chiếm đến ¼ tỷ trọng giá trị trường của tất cả các cổ phiếu đang giao dịch
Dow Jones Index cũng phản ánh các sự kiện lớn trên toàn thế giới như thiên tai, chiến tranh, thông tin lớn về kinh tế, chính trị bất ổn,.. Chính vì thế, bạn phải cập nhật tin tức thường xuyên nếu muốn đầu tư vào Dow Jones Index để có thể kịp phản ứng với những biển động.
Tuy nhiên, Dow Jones Index là chỉ số bình quân giá, tức là những loại cổ phiếu mang giá trị cao sẽ gây tác động lớn hơn so với những cổ phiếu có giá thấp. Do đó, Dow Jones Index cũng nhận được nhiều chỉ trích vì chưa phản ánh chính xác về thị trường.
Các tính năng cơ bản của chỉ số DJIA
- Tính đa dạng ở mức nhỏ
- Sự vắng mặt của một vài công ty thuộc một phần của nền kinh tế trong chỉ số
- Không có quy định cụ thể về việc thêm các công ty mới vào chỉ số
- Chỉ số được tính dựa trên giá cổ phiếu tối đa, không phải vốn hóa.
- Thành phần của chỉ số DJIA được cập nhật rất ít. (Chỉ có 60 công ty thay đổi thành phần của nó trong suốt thời gian tồn tại của chỉ số).
- Lợi tức cổ tức của các công ty thuộc chỉ số DJIA cao hơn các công ty cùng ngành (thường thì S&P 500 được coi là một đối thủ cạnh tranh kiểu mẫu).
Ưu và nhược điểm của chỉ số Dow Jones
Ưu điểm
- Tất cả các công ty có trong danh mục DJIA đều có trạng thái đáng tin cậy nhất. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư tiền của mình mà không sợ mất trắng.
- Các chỉ số sẽ không thay đổi trong một thời gian dài. Điều này giúp chúng ta có thể nghiên cứu nền kinh tế Mỹ để xây dựng các kế hoạch và chiến lược dài hạn.
- Chỉ số DJIA được tính toán từ đầu ra của giá trị bình bình cộng, không có phép toán đặc biệt nào.
- Dow Jones Index là chỉ số chứng khoán có lịch sử hình thành lâu đời nhất trên thế giới.
- Thời gian giới hạn giao dịch tối đa lên đến 24 giờ/ ngày (thông qua hợp đồng hoặc hợp đồng tương lại để hưởng mức chênh lệch)
- Đầu tư tài chính vào Dow Jones Index là cách bảo vệ nguồn vốn hiện có tốt nhất khỏi tình trạng lạm phát.
- Dow Jones Index có tính thanh khoản cao, từ đó NĐT có thể đạt được nhiều khoản lợi nhuận từ việc giao dịch chứng khoán với chi phí thấp.
- NĐT có cơ hội tăng thêm nhiều lợi nhuận một cách thụ động dưới dạng cổ tức và từ đó hoàn thành nhanh chóng được các mục tiêu tài chính.
Nhược điểm
- Chỉ số DJIA này chỉ bao gồm 30 công ty, vấn đề này làm phức tạp thêm việc đánh giá triển vọng kinh tế của đất nước.
- Vì vốn hóa của các công ty DJIA không được tính và tất cả các công ty đều có trọng số tương tự như nhau, điều này làm cho nhiều NĐT khó tính toán dự báo.
Mặc dù DJIA Index được biết đến là một chỉ số rất ổn định, nhưng bạn đừng dành quá nhiều thời gian để đầu tư vào nó. Cũng như việc lựa chọn các công ty trong thành phần của nó là không thể đoán trước, chỉ số này có thể giảm mạnh một cách khó lường. Tình huống này cũng đã xảy ra một vài lần. Khi làm việc với DJIA Index, bạn nên nắm rõ về các chức năng của nó và cẩn thận để tránh những rủi ro không đáng xảy ra.
Những cách nhà đầu tư kiếm tiền từ DJIA Index
Các nhà giao dịch và những người muốn kiếm tiền trên Dow Jones Index thường là những người đam mê đầu tư vào:
- Các quỹ ETF được thành lập dựa trên DJIA
- Cổ phiếu của các công ty công nghiệp Hoa Kỳ
Tất nhiên, nhiều người sử dụng Dow Jones Index như một công cụ trao đổi trên thị trường chứng khoán. Có một số cách để kiếm tiền trong DJIA:
- Hợp đồng tương lai: Đây là cách kiếm tiền khó nhất và nhưng cũng phổ biến nhất. Điểm mấu chốt ở đây: Truy cập vào SGD chứng khoán Chicago, nơi NĐT phải đáp ứng một số yêu cầu khắt khe.
- Khuyến mại: Luôn có cơ hội kiếm tiền từ sự biến động tỷ giá hối đoái hoặc nắm giữ chứng khoán an toàn dài hạn. Tốt hơn là đầu tư tài chính vào các công ty nằm trong danh mục của DJIA hoặc trong phạm vị tác động của chỉ số này. Hình thức đầu tư này được khuyến nghị dành cho cho các trader lớn.
- Hợp đồng CFD: Đây là cách dễ nhất và hợp lý nhất. Nhiều nhà môi giới ngoại hối có khả năng giao dịch CFD của DJIA. Các nhà đầu tư không cần phải mua chính tài sản đó mà chỉ cần mua một hợp đồng CFD. Ngoài ra, không cần nhiều tiền để bắt đầu giao dịch, số tiền tối thiểu chỉ vài chục đô Mỹ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng tương lai và cách thức hoạt động
Tầm quan trọng của chỉ số Dow Jones
Cùng với NASDAQ Composite, SandP 500 và Russell 2000, chỉ số DJIA là đại diện cho một trong những tiêu chuẩn được theo dõi chặt chẽ nhất về hiệu suất thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Mặc dù DJIA được tạo ra để đo lường hiệu suất của ngành công nghiệp Mỹ. Nhưng chỉ số này không nhưng bị tác động bởi các báo cáo kinh tế, mà còn bởi các sự kiện chính trị trong và ngoài nước Mỹ, chẳng hạn như chiến tranh, khủng bố…
Giúp trader đưa ra hướng đầu tư phù hợp
Các biên tập viên của tờ báo Wall Street Journal do công ty Dow Jones xuất bản chọn các công ty thành phần tạo nên DJIA Index. Ngày nay, ý nghĩa của chỉ số đã vượt ra khỏi tên gọi ban đầu là “công nghiệp”. Về nguyên tắc, bất kỳ công ty nào không hoạt động trong ngành vận tải hoặc dịch vụ đều có thể được xác định trong chỉ số.
Không có tiêu chí cụ thể để lựa chọn các công ty thành phần. Nhưng một cổ phiếu sẽ chỉ được niêm yết trên DJIA nếu nó có danh tiếng xuất sắc, cho thấy sự tăng trưởng bền vững và được một số lượng lớn các NĐT quan tâm.
Mỗi thành phần trong số 30 công ty thành phần được ấn định một tỷ lệ phần trăm đại diện cho trọng số của nó trong việc tính toán chỉ số. Ví dụ, nếu 3M có trọng số là 5,3%, nó chuyển đổi thành 5,3%. DJIA sẽ phụ thuộc vào biến động của cổ phiếu 3M. Nếu nhóm biên tập quyết định rằng một thành phần nên được thay đổi, toàn bộ danh sách sẽ được xem xét.
Phản ánh tình hình chứng khoán Mỹ
DJIA Index được tính theo phương pháp trọng số giá bằng cách chia tổng giá của 30 cổ phiếu cho một số được gọi là ước số DJIA divisor. Số chia này liên tục được điều chỉnh trong trường hợp sáp nhập hoặc chia tách cổ phiếu, thanh toán cổ tức hoặc các thay đổi cơ cấu tương tự. Nhằm chắc chắn rằng những sự kiện này không ảnh hưởng đến giá trị thật sự của DJIA.
Nếu không, chỉ số chứng khoán sẽ giảm so với mỗi lần tách cổ phiếu. Ước số hiện tại nhỏ hơn 1 sau nhiều lần điều chỉnh, có nghĩa là DJIA có giá trị cao hơn tổng giá thành phần.
Không ai có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của chỉ số Dow Jones tới thị trường chứng khoán thế giới. Mặc dù hiện nay có rất nhiều chỉ số chứng khoán nổi tiếng khác như SandP500 (SPX), NASDAQ Composite (IXIC) hay Russell 2000. Nhưng Dow Jones Index vẫn được coi là nhất chỉ số tiêu chuẩn quan trọng đại diện cho nền kinh tế.
Tóm lại, DJIA mà bạn nghe trên các tin tức kinh doanh hoặc kinh tế chính là trung bình trọng số giá của 30 cổ phiếu. Nếu DJIA tăng 20 điểm, điều đó có nghĩa là mua những cổ phiếu đó vào lúc 4:00 chiều kể từ hôm nay (thị trường đóng cửa), bạn sẽ mất $20 nhiều hơn một ngày trước.
Cần lưu ý những gì khi phân tích chỉ số Dow Jones
Chỉ số DJIA đơn giản là chỉ số phản ánh mức giá trung bình của các loại cổ phiếu, về bản chất chính bản thân nó cũng được coi là một mức giá.
Ví dụ: Chỉ số Down Jones 30 giảm khoảng 80 điểm vào cuối phiên giao dịch tại thời điểm đóng cửa. Điều này có nghĩa là NĐT có thể tìm được một mã cổ phiếu có giá trị nhỏ hơn 80 USD so với ngày giao dịch trước đó.
Nhìn chung, chỉ số DJIA tăng cho thấy giá cổ phiếu của những công ty thành phần có xu hướng gia tăng, phản ánh sự tích cực của nền kinh tế và ngược lại.
Theo thời gian, Dow Jones Index được xem là một mức chuẩn mực cho nền kinh tế Hoa Kỳ, thậm chí là toàn cầu. Mức giảm giá của DJIA kỷ lục là vào ngày 19/10/1987, khi chỉ số giảm đến hơn 22%.
Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng, Dow Jones Index gia tăng có thể là do giá cổ phiếu của một trong các công ty thành phần DJIA tăng đáng kể. Đồng thời tăng cao hơn mức giảm của những cổ phiếu nằm trong nhóm gộp lại.
Chính vì vậy, ngay cả khi NĐT đang sở hữu một cổ phiếu của công ty thành phần chỉ số Dow Jones 30. Thì khi Dow Jones Index tăng cũng không đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ cũng đang tăng lên.
Những yếu tố tác động đến chỉ số Dow Jones
Có khá nhiều yếu tố khác nhau gây ra sự thay đổi giá của chỉ số Dow Jones, một trong số đó có thể chỉ ảnh hưởng tạm thời. Nhưng, những yếu tố được liệt kê dưới đây sẽ gây ảnh hưởng dài hạn đến Dow Jones Index.
Chính sách tiền tệ của FED
Chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn (khuyến khích kinh tế, lãi suất thấp) được coi là xu hướng tích cực đối với giá của Dow Jones Index. Trong khi chính sách thắt chặt (thiếu động lực, lãi suất cao) là ảnh hưởng tiêu cực.
Dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ
Chỉ số Dow Jones có thể tăng giá khi dữ liệu kinh tế của Mỹ tốt, ngược lại nó sẽ khiến cho chỉ số sụt giảm theo khi dữ liệu nền kinh tế suy giảm.
Tình hình kinh tế chính trị
Mối quan hệ chính trị và kinh tế ổn định giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn khác trên thế giới tốt đẹp sẽ góp phần gia tăng chỉ số DJIA. Ngược lại, chỉ số sẽ giảm nếu tình hình căng thẳng.
Giá của USD
Giá của đô la Mỹ có ảnh hưởng không nhỏ đến Dow Jones Index, bởi trước đây người ta cho rằng USD đắt hơn có tác động tích cực đến giá của chỉ số. Trong khi hiện tại thì trái ngược lại, đồng đô la Mỹ khá rẻ.
BCTC từ các công ty thuộc Dow Jones
Hầu hết các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ đều công bố BCTC hàng quý và dữ liệu tốt có thể tạo tác động tốt đến giá Dow Jones Index và ngược lại.
Chính vì vậy, đối với những NĐT đang muốn theo dõi Dow Jones Index thì tốt nhất nên theo dõi chặt chẽ các yếu tố vừa đề cập trên nhằm nắm đủ thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối.
Có những cách đầu tư vào chỉ số Dow Jones nào?
Hiện nay có 2 cách cơ bản để trader đầu tư vào chỉ số Dow Jones, đó là thông qua hình thức đầu tư vào Forex và thị trường chứng khoán. Và sản phẩm chứng khoán phái sinh chính là loại hình đầu tư DJIA phổ biến nhất dành cho bạn. Ví dụ như:
- Dow Jones Futures là tên của một loại hợp đồng tương lai từ thị trường Dow Jones Index. Nhưng với công cụ đòn bẩy thì chỉ số Dow Jones Futures cung cấp cho NĐT nhiều cơ hội thu được lợi nhuận hơn là mua cổ phiếu giao ngay.
- Hợp đồng quyền chọn mã DJX được cho ra mắt trên sàn giao dịch quyền chọn Chicago là một loại HĐQC được nhiều trader lựa chọn đầu tư nhất.
Ngoài ra, bạn có thể đầu tư chỉ số DJIA thông qua các hình thức phổ biến khác như: quỹ ETF Dow 30 hoặc Dow Diamonds,..
Ngày nay, việc tiếp cận thông tin liên quan đến chỉ số Dow Jones rất dễ dàng, điều này càng thu hút sự tham gia đầu tư và kinh doanh chỉ số này trên thị trường tài chính thông qua các sản phẩm phái sinh được trình bày trước đó. Chỉ số Dow Jones là một chỉ số kinh tế mà bạn cần thường xuyên nghiên cứu và cần giám sát chặt chẽ.
Kết luận
Chỉ số Dow Jones không chỉ phản ánh thị trường chứng khoán Mỹ, mà còn vẽ nên bức tranh chung của nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, nó được coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất trên thị trường tài chính. Rất mong bài viết được Beatforex.net chia sẻ trên có thể mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về chỉ số này cũng như chuẩn bị đủ kiến thức trước khi bước vào thị trường.