Thứ Hai, Tháng Ba 27, 2023
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách Bảo Mật
Beatforex.net
  • Trang chủ
  • Sàn Forex
    Đánh giá chi tiết về sàn giao dịch Weltrade trên thị trường hiện nay

    Đánh giá Weltrade – Sàn giao dịch này có lừa đảo như lời đồn?

    Tài khoản MT5 Prime được sàn giao dịch cung cấp cho người dùng

    Grand Capital – Sàn giao dịch với đa dạng nền tảng và tài khoản nổi bật

    Sàn giao dịch hiện tại đang hỗ trợ tối đa đòn bẩy cho người dùng ở mức là 1:400

    IFC Markets – Sàn giao dịch có phí cạnh tranh nhất trên thị trường forex

    Đánh giá chi tiết sàn giao dịch Think Market trên thị trường hiện nay

    Think Market-Sàn giao dịch đã có 1 thập kỷ hoạt động xuất sắc

    Tài khoản Pro được sàn giao dịch XTB cung cấp cho người dùng

    Đánh giá sàn XTB và những ưu điểm nổi bật không sàn nào có được

    Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của sàn hiện nay

    Review FXTRADING: Có nên đầu tư vào sàn forex này không?

    Tài khoản copy trade tại sàn giao dịch 

    CJC Markets và thực hư câu chuyện lừa đảo

    Đánh giá sàn FXTM và những sản phẩm giao dịch của sàn 

    Đánh giá sàn FXTM và cập nhật thông tin mới nhất năm 2022

    Chứng khoán là sản phẩm thế mạnh tại eToro

    Đánh giá sàn eToro-Top đầu những sàn giao dịch uy tín và an toàn

  • Kiến Thức Forex
  • Lớp Học Forex
    Ảnh 4: Hãy chấp nhận thất bại và tìm ra nguyên do 

    Cháy tài khoản Forex là gì? Bật mí cách cứu cháy tài khoản Forex

    Ảnh 1: Tỷ lệ R:R - tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ

    Tỷ lệ R:R là gì? Bật mí cách tính toán tỷ lệ R:R chuẩn xác

    Ảnh 2: Bạn chú ý lựa chọn khung thời gian giao dịch phù hợp

    Đa khung thời gian là gì? Tips giao dịch đa khung thời gian hiệu quả

    Ảnh 1: Mô hình sóng đẩy cho biết thành tựu giá sẽ đi theo xu hướng chính của hiện tại 

    Mô hình sóng đẩy là gì? Các biến thể và nguyên tắc giao dịch

    Ảnh 1: Sóng Elliott là gì?

    Sóng Elliott là gì Tìm hiểu cấu trúc và cách thức giao dịch

    Ảnh 1: Mô hình tam giác báo hiệu xu hướng hiện tại sắp chấm dứt

    Mô hình tam giác là gì? Phân loại và hướng dẫn giao dịch

    Ảnh 2: Cột cờ và lá cờ trong mô hình Pennant Pattern 

    Mô hình cờ đuôi nheo là gì? Bí quyết giao dịch thắng lớn

    Ảnh 5: Mô hình giá hình chữ nhật phản ánh sự giằng co của phe bò và phe gấu 

    Mô hình hình chữ nhật là gì? Tips giao dịch hiệu quả

    Bạn cần có hướng đi phù hợp khi 2 khung giờ quan sát không có sự đồng nhất với nhau

    Tại sao cần phải quan sát nhiều khung thời gian khác nhau khi giao dịch

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sàn Forex
    Đánh giá chi tiết về sàn giao dịch Weltrade trên thị trường hiện nay

    Đánh giá Weltrade – Sàn giao dịch này có lừa đảo như lời đồn?

    Tài khoản MT5 Prime được sàn giao dịch cung cấp cho người dùng

    Grand Capital – Sàn giao dịch với đa dạng nền tảng và tài khoản nổi bật

    Sàn giao dịch hiện tại đang hỗ trợ tối đa đòn bẩy cho người dùng ở mức là 1:400

    IFC Markets – Sàn giao dịch có phí cạnh tranh nhất trên thị trường forex

    Đánh giá chi tiết sàn giao dịch Think Market trên thị trường hiện nay

    Think Market-Sàn giao dịch đã có 1 thập kỷ hoạt động xuất sắc

    Tài khoản Pro được sàn giao dịch XTB cung cấp cho người dùng

    Đánh giá sàn XTB và những ưu điểm nổi bật không sàn nào có được

    Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của sàn hiện nay

    Review FXTRADING: Có nên đầu tư vào sàn forex này không?

    Tài khoản copy trade tại sàn giao dịch 

    CJC Markets và thực hư câu chuyện lừa đảo

    Đánh giá sàn FXTM và những sản phẩm giao dịch của sàn 

    Đánh giá sàn FXTM và cập nhật thông tin mới nhất năm 2022

    Chứng khoán là sản phẩm thế mạnh tại eToro

    Đánh giá sàn eToro-Top đầu những sàn giao dịch uy tín và an toàn

  • Kiến Thức Forex
  • Lớp Học Forex
    Ảnh 4: Hãy chấp nhận thất bại và tìm ra nguyên do 

    Cháy tài khoản Forex là gì? Bật mí cách cứu cháy tài khoản Forex

    Ảnh 1: Tỷ lệ R:R - tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ

    Tỷ lệ R:R là gì? Bật mí cách tính toán tỷ lệ R:R chuẩn xác

    Ảnh 2: Bạn chú ý lựa chọn khung thời gian giao dịch phù hợp

    Đa khung thời gian là gì? Tips giao dịch đa khung thời gian hiệu quả

    Ảnh 1: Mô hình sóng đẩy cho biết thành tựu giá sẽ đi theo xu hướng chính của hiện tại 

    Mô hình sóng đẩy là gì? Các biến thể và nguyên tắc giao dịch

    Ảnh 1: Sóng Elliott là gì?

    Sóng Elliott là gì Tìm hiểu cấu trúc và cách thức giao dịch

    Ảnh 1: Mô hình tam giác báo hiệu xu hướng hiện tại sắp chấm dứt

    Mô hình tam giác là gì? Phân loại và hướng dẫn giao dịch

    Ảnh 2: Cột cờ và lá cờ trong mô hình Pennant Pattern 

    Mô hình cờ đuôi nheo là gì? Bí quyết giao dịch thắng lớn

    Ảnh 5: Mô hình giá hình chữ nhật phản ánh sự giằng co của phe bò và phe gấu 

    Mô hình hình chữ nhật là gì? Tips giao dịch hiệu quả

    Bạn cần có hướng đi phù hợp khi 2 khung giờ quan sát không có sự đồng nhất với nhau

    Tại sao cần phải quan sát nhiều khung thời gian khác nhau khi giao dịch

No Result
View All Result
Beatforex.net
No Result
View All Result
Home Lớp Học Forex

Hướng dẫn cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đơn giản

beatforex by beatforex
12 Tháng Sáu, 2022
0
Hỗ trợ và kháng cự chính là những vùng giá của quá khứ mà ở đó giá đảo chiều

Hỗ trợ và kháng cự chính là những vùng giá của quá khứ mà ở đó giá đảo chiều

0
SHARES
17
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mục lục nội dung

  1. Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
    1. Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá
    2. Dùng biểu đồ đường để vẽ đường hỗ trợ và kháng cự
  2. Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
    1. Vùng hỗ trợ và kháng cự xoay quanh giá ở hiện tại
    2. Vùng hỗ trợ và kháng cự đúng với khung thời gian
  3. Tìm hiểu về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
    1. Hỗ trợ, kháng cự là gì?
    2. Ví dụ cụ thể về hỗ trợ kháng cự:
  4. Những lưu ý về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
    1. Hỗ trợ kháng cự càng mạnh nếu như giá phản ứng tại đó thường xuyên
    2. Hỗ trợ trở thành kháng cự nếu bị phá vỡ
    3. Hỗ trợ và kháng cự khi nào được xem là bị phá vỡ?
  5. Những cách thức giao dịch cùng hỗ trợ và kháng cự
    1. Đặt lệnh ngay ở hỗ trợ kháng cự
      1. Ví dụ
      2. Lý do thua lỗ
    2. Đợi tín hiệu đảo chiều ở hỗ trợ kháng cự
      1. Tín hiệu đảo chiều cần chờ đợi là gì?
      2. Ví dụ
    3. Đặt lệnh khi hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ
    4. Đợi giá quay trở lại hỗ trợ và kháng cự vừa mới bị phá vỡ

Hỗ trợ và kháng cự (hay Support and Resistance) là 1 trong những khái niệm rất quen thuộc và được dùng nhiều nhất đối với những nhà phân tích kỹ thuật. Trong giao dịch Forex, vùng hỗ trợ kháng cự sẽ rất quan trọng. Thông thường người mới sẽ dễ  xác định sai vùng hoặc không biết được vùng nào mới quan trọng thực sự. Vậy cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự? Hãy cùng beatforex tìm hiểu ngay sau đây.

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Như đã biết trong giao dịch Forex, vùng hỗ trợ kháng cự sẽ rất quan trọng. Vậy hiện tại cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là như thế nào? Theo đó cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ được xác định cụ thể trong những trường hợp sau:

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Forex hiện nay
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Forex hiện nay

Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá

Theo đó hỗ trợ và kháng cự phải là vùng giá và không phải là 1 giá cụ thể, do đó rất nhiều những trader đã xác định sai đối với ngưỡng hỗ trợ kháng cự, cũng từ đó mà đưa ra các quyết định giao dịch sai.

Khi xác định đối với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, để đơn giản hơn, hãy lấy vùng giá thuộc bóng nến để làm vùng hỗ trợ cũng như kháng cự. Nếu như vùng đỉnh đáy xuất hiện nhiều nến, thì có thể lấy khoảng giá ở giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất, giá đóng hoặc mở cửa gần nhất.

  • Ở đỉnh, vùng kháng cự chính là khoảng giá của giá đóng/mở cửa và giá cao nhất.
  • Ở đáy,  vùng hỗ trợ chính là khoảng giá của giá đóng/mở cửa và giá thấp nhất.

Ví dụ về XAUUSD tại khung D1:

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khi nó là vùng giá
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khi nó là vùng giá

Tuy nhiên hiện tại vẫn có cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đơn giản hơn đó chính là dùng biểu đồ đường để vẽ. Vậy cách thức này hiện tại là như thế nào?

Dùng biểu đồ đường để vẽ đường hỗ trợ và kháng cự

1 trong những cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đó chính là dùng biểu đồ đường để vẽ. Theo đó nếu như cảm thấy khó khăn khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự theo cách thức trên, thì bạn có thể dùng một mẹo rất hay, đó chính là chuyển đổi biểu đồ nến về dạng biểu đồ đường (hay Line chart).

Cụ thể biểu đồ đường chính là biểu đồ nối toàn bộ những điểm đóng cửa lại cùng với nhau. Do nó chỉ có 1 đường nên sẽ dễ nhìn hơn trong các giai đoạn thị trường quét nhiều lần.

Qua hình ảnh ví dụ sau đây, bạn hoàn toàn có thể vẽ hỗ trợ, kháng cự của mình quanh những khu vực nơi bạn thấy những vùng đỉnh và đáy được dễ dàng hơn so với biểu đồ nến nhiều.

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đó chính là dùng biểu đồ đường để vẽ
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đó chính là dùng biểu đồ đường để vẽ

Tuy nhiên đối với các trader chuyên nghiệp, những vùng hỗ trợ kháng cự sẽ được vẽ trên biểu đồ nến rất dễ dàng, không có gì khó khăn, thậm chí là đôi khi còn không cần thể hiện trên biểu đồ.

Còn nếu như là 1 người mới tham gia vào thị trường, thì lời khuyên cho bạn là nên luyện tập vẽ đường hỗ trợ kháng cự trước trên biểu đồ đường sau đó mới luyện tập vẽ trên biểu đồ nến.

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Nếu như mới tập xác định đường hỗ trợ và kháng cự thì bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều những ngưỡng hỗ trợ kháng cự, vì vậy bạn sẽ cảm thấy bối rối, không biết được vùng nào là vùng tiềm năng để thực hiện giao dịch. Chính vì vậy phần dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Theo đó có hai loại vùng hỗ trợ và kháng cự bạn nên tập trung vào hơn khi thực hiện giao dịch, đó chính là:

Vùng hỗ trợ và kháng cự xoay quanh giá ở hiện tại

Trong nhiều những vùng hỗ trợ, kháng cự, bạn nên tập trung chủ yếu vào những vùng hỗ trợ, kháng cự quanh giá hiện tại do đây là các vùng giá tiếp cận sớm nhất.

Theo đó dưới đây là ví dụ về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự:

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xoay quanh giá ở hiện tại
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xoay quanh giá ở hiện tại

Với ví dụ trên về cặp XAUUSD tại khung D1, chỉ cần vẽ ba vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng nằm gần nhất đã đánh dấu là “Nên vẽ”.

Còn những ngưỡng hỗ trợ, kháng cự đánh dấu bằng những đường ngang màu đỏ thì không quá quan trọng, đồng thời cũng sẽ làm rối thêm đối với biểu đồ của bạn. Và chưa kể là phải thêm những công cụ về phân tích kỹ thuật khác nữa vào biểu đồ để có thể hỗ trợ cho giao dịch.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trendline là gì? Cách vẽ đường xu hướng Trendline nhanh và chính xác

Vùng hỗ trợ và kháng cự đúng với khung thời gian

Hiện tại việc xác định vùng hỗ trợ, kháng cự không đúng với khung thời gian dẫn tới việc lên ý tưởng thực hiện giao dịch sẽ không hợp lý.

Bên cạnh việc vẽ chằng chịt những ngưỡng hỗ trợ kháng cự, thì đây cũng là 1 lỗi mà rất nhiều những nhà đầu tư mới đã mắc phải, cụ thể.

Nếu như coi biểu đồ về khung thời gian nào thì khi đó chỉ vẽ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thuộc khung thời gian đó!

Với ví dụ Vàng tại khung D1. Khi xem D1, thì bạn có thể vẽ những vùng hỗ trợ và kháng cự như hình sau:

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đúng với khung thời gian
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đúng với khung thời gian

Tuy nhiên nếu như mở khung thời gian H4, thì bạn sẽ phải vẽ lại những vùng hỗ trợ, kháng cự tại khung H4 như dưới đây:

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tại khung H4
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tại khung H4

Việc xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đúng với khung giao dịch thì mới có thể giúp cho bạn lên được đúng ý tưởng giao dịch được.

Tìm hiểu về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Như vậy trên đây là những thông tin tổng quan về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, theo đó để hiểu được rõ hơn về mức độ quan trọng của hỗ trợ, kháng cự trong forex, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm cụ thể ngay sau đây.

Hỗ trợ, kháng cự là gì?

Hiện tại hỗ trợ và kháng cự chính là những vùng giá của quá khứ mà ở đó giá đảo chiều hay di chuyển chậm đi trước khi bắt đầu tiếp tục xu hướng, và đồng thời hành vi này trong tương lai có khả năng sẽ lặp lại. 

Hỗ trợ và kháng cự chính là những vùng giá của quá khứ mà ở đó giá đảo chiều
Hỗ trợ và kháng cự chính là những vùng giá của quá khứ mà ở đó giá đảo chiều

Theo đó việc hành vi giá lặp lại chính là một trong hai quan điểm thuộc trường phái về phân tích kỹ thuật. Cụ thể:

  • Ngưỡng kháng cự chính là vùng giá mà những nhà đầu tư kỳ vọng rằng giá sẽ giảm xuống thấp hơn. Tại đây thì áp lực bán sẽ chiếm ưu thế hơn so với áp lực mua. Và hầu hết những nhà đầu tư sẽ bán ra khi giá vào ngưỡng kháng cự.
  • Ngưỡng hỗ trợ chính là vùng giá mà những nhà đầu tư kỳ vọng rằng giá sẽ tăng lên cao hơn. Tại đây thì áp lực mua sẽ chiếm ưu thế hơn so với áp lực bán. Và hầu hết những nhà đầu tư sẽ mua vào khi giá vào ngưỡng hỗ trợ.

Ví dụ cụ thể về hỗ trợ kháng cự:

Theo đó dưới đây chính là 1 ví dụ minh họa về hỗ trợ và kháng cự. Cụ thể ví dụ dưới đây chính là mô phỏng thị trường tại xu hướng tăng lên.

Ví dụ minh họa về hỗ trợ và kháng cự trên thị trường forex hiện nay
Ví dụ minh họa về hỗ trợ và kháng cự trên thị trường forex hiện nay
  • Khi giá tiếp tục tăng lại sau điều chỉnh và vùng đáy thấp nhất đạt trước khi giá điều chỉnh lại gọi là vùng hỗ trợ.
  • Khi giá đi lên, giảm điều chỉnh và vùng đỉnh cao nhất đạt trước khi giá tiếp tục với xu hướng tăng sẽ gọi là vùng kháng cự.

Thị trường khi đang trong xu hướng tăng, thì vùng kháng cự, hỗ trợ sẽ được hình thành liên tục khi thị trường dao động dựa theo thời gian. Đối với thị trường ở trong xu hướng giảm cũng sẽ tương tự.

Những lưu ý về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Để hiểu rõ hơn về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên thị trường hiện nay, hãy cùng theo dõi 1 số những lưu ý cụ thể sau đây. 

Hỗ trợ kháng cự càng mạnh nếu như giá phản ứng tại đó thường xuyên

Nếu như giá càng thường xuyên test 1 kháng cự và không phá vỡ được thì khi đó vùng kháng cự sẽ được cho là càng mạnh (điều này sẽ không đồng nghĩa với việc nó sẽ không phá vùng đó được), và ngược lại so với hỗ trợ.

Hãy theo dõi ví dụ của vùng kháng cự mạnh với cặp GBPUSD tại khung H4:

Những lưu ý về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên thị trường forex hiện nay
Những lưu ý về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên thị trường forex hiện nay

Khi 1 kháng cự mạnh phá vỡ, thì sức mạnh sự phá vỡ sẽ tỷ lệ với sức mạnh kháng cự đó. Nói theo cách khác, nếu như kháng cự càng mạnh, khi bị phá vỡ thì giá sẽ càng tăng mạnh. Và ngược lại đối với hỗ trợ.

Hãy theo dõi ví dụ của kháng cự mạnh phá vỡ đối với cặp USDJPY tại khung H4:

Ví dụ của kháng cự mạnh phá vỡ đối với cặp USDJPY tại khung H4
Ví dụ của kháng cự mạnh phá vỡ đối với cặp USDJPY tại khung H4

Hỗ trợ trở thành kháng cự nếu bị phá vỡ

Nếu như giá phá vỡ hỗ trợ khi đó hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự ở trong tương lai nếu giá quay lại, và sẽ ngược lại đối với kháng cự.

Hãy theo dõi đối với ví dụ về cặp EURUSD tại khung D1:

Hỗ trợ trở thành kháng cự nếu bị phá vỡ đối với cặp EURUSD tại khung D1
Hỗ trợ trở thành kháng cự nếu bị phá vỡ đối với cặp EURUSD tại khung D1

Như vậy có thể thấy được rằng trong ví dụ, thì 2 lần vùng kháng cự đã bị phá và sau đó thì nó lại thành hỗ trợ vô cùng tốt khi giá quay lại.

Theo đó việc kháng cự thành hỗ trợ nếu bị phá vỡ là 1 điều rất cơ bản tuy nhiên cũng có 1 số những hiệu quả nhất định nếu như áp dụng vào giao dịch. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách giao dịch cùng mô hình chiếc cốc tay cầm

Hỗ trợ và kháng cự khi nào được xem là bị phá vỡ?

Đôi khi bạn sẽ nhận thấy 1 hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, tuy nhiên ngay sau đó lại phát hiện thị trường chỉ đang “test” đối với vùng giá đó thôi.

Ví dụ đối với cặp EURUSD tại khung D1:

Hỗ trợ và kháng cự khi nào được xem là bị phá vỡ?
Hỗ trợ và kháng cự khi nào được xem là bị phá vỡ?

Khi quan sát về diễn biến giá của EURUSD tại khung D1 như hình trên, bạn đã xác định được 1 ngưỡng kháng cự mạnh cũng như quyết định sẽ BUY nếu như giá phá vỡ đối với kháng cự này. Khi 1 nến D1 (đã được đánh dấu ở trên hình) tăng mạnh và vượt qua kháng cự, thì thực hiện lệnh BUY lập tức. 

Kết quả là cuối ngày giao dịch thì áp lực bên bán sẽ áp đảo đã đẩy cho giá xuống giảm mạnh dẫn tới giá đóng cửa ngày thực hiện giao dịch (hay giá đóng nến D1) dưới vùng kháng cự.

Đối với cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên, vậy hỗ trợ và kháng cự khi nào được xem là bị phá vỡ? Theo đó nếu giá đóng cửa nến vượt hỗ trợ kháng cự thì hỗ trợ và kháng cự sẽ được xem là bị phá vỡ. Điều này sẽ rất quan trọng nếu đưa ra nhận xét về hỗ trợ hay kháng cự bị phá hay chưa.

Nếu như giao dịch trên khung D1, thì cần chờ cho nến D1 đóng cửa ngay trên kháng cự đó. Nếu như giao dịch trên khung H4, thì cần chờ cho nến H4 đóng cửa ngay trên kháng cự H4.

Những cách thức giao dịch cùng hỗ trợ và kháng cự

Với những thông tin tổng quan về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên, dưới đây là cách thức giao dịch để giúp trader hiểu được dễ dàng hơn 

Đặt lệnh ngay ở hỗ trợ kháng cự

Theo đó trader cần đặt lệnh Buy/Buy limit tại hỗ trợ cũng như đặt lệnh Sell/Sell limit tại kháng cự.

Ví dụ

Cụ thể dưới đây là ví dụ XAUUSD tại khung D1:

Những cách thức giao dịch cùng hỗ trợ và kháng cự trên thị trường hiện nay 
Những cách thức giao dịch cùng hỗ trợ và kháng cự trên thị trường hiện nay

Tại khung D1, cần xác định vùng hỗ trợ, kháng cự của XAUUSD tương tự như trên hình vẽ, theo đó bạn cần lên ý tưởng BUY nếu như giá về hỗ trợ cũng như SELL nếu như giá lên gặp kháng cự. Cụ thể:

  • Lệnh thứ nhất, BUY ở hỗ trợ, đây là 1 lệnh đúng.
  • Lệnh thứ 2, SELL ở kháng cự, đây cũng là 1 lệnh đúng.
  • Lệnh thứ 3, BUY ở hỗ trợ 1 lần nữa, đây là 1 lệnh thua lỗ.

Lý do thua lỗ

Vậy lý do vì sao thực hiện lệnh BUY tương tự như những lần trước mà lệnh thực hiện lần thứ 3 lại thua lỗ. Theo đó đơn giản là vì bạn chỉ đặt lệnh ở hỗ trợ kháng cự và không sử dụng sự “hỗ trợ” nào từ những công cụ khác, từ những tín hiệu khác. Chính điều này đã khiến cho việc đặt lệnh BUY ở hỗ trợ giống việc “hy vọng nó sẽ lên” là nhiều hơn.

Bên cạnh đó việc đặt lệnh ngay cũng có 1 nhược điểm mà bạn sẽ rất thường xuyên gặp phải là quét Stop Loss. Hỗ trợ kháng cự vẫn sẽ hoạt động tốt, nhưng việc bóng nến quét qua hỗ trợ kháng cự mạnh rồi mới đảo chiều đã biến cho lệnh đáng lẽ sẽ win trở thành lose.

Trong 1 số trường hợp, việc lệnh đã bị quét Stop loss là do những sàn môi giới không đảm bảo độ uy tín, để tránh được việc này thì bạn nên tham khảo những sàn giao dịch uy tín như sàn ICMarkets, sàn XM và sàn Tickmill, …

Đợi tín hiệu đảo chiều ở hỗ trợ kháng cự

Vậy tín hiệu đảo chiều mà bạn cần phải chờ đợi ở vùng hỗ trợ cũng như kháng cự sẽ là tín hiệu gì?

Tín hiệu đảo chiều cần chờ đợi là gì?

Theo đó sẽ có rất nhiều những “kiểu” tín hiệu đảo chiều và sẽ tùy theo cách thức nhìn nhận của mỗi người. Đây có thể sẽ là tín hiệu breakout trendline hay kênh giá và tín hiệu đảo chiều của MACD, Moving Average, RSI…

Tuy nhiên tín hiệu đảo chiều thường được sử dụng nhất hiện nay đó chính là thông qua những mô hình nến đảo chiều vì 3 lý do cụ thể sau đây:

  • Đầu tiên tín hiệu nến đảo chiều ở hỗ trợ kháng cự là 1 tín hiệu rất chất lượng
  • Thứ 2, tín hiệu nến đảo chiều thường xuất hiện khá sớm và giúp cho những trader không bỏ lỡ bất cứ 1 cơ hội nào.
  • Thứ 3, là có vị trí Stop loss rất rõ ràng là ngay tại mô hình nến.

Ví dụ

Ví dụ về cặp USDCAD trên khung D1:

Đợi tín hiệu đảo chiều ở hỗ trợ kháng cự là cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Đợi tín hiệu đảo chiều ở hỗ trợ kháng cự là cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Trên khung D1, thì USDCAD đang ở trong xu hướng tăng. Theo đó USDCAD sẽ có nhịp giảm mạnh và sau đó sẽ tăng lên trở lại vùng đỉnh cũ hay vùng kháng cự. Theo đó bạn sẽ không thể nào biết được giá khi đó sẽ quay đầu ở vùng đỉnh cũ hay phá vùng đỉnh để có thể tiếp tục cho xu hướng tăng.

Theo đó cần chờ đợi phản ứng ở vùng kháng cự cũng như thấy xuất hiện 1 mô hình nến dạng đảo chiều giảm Evening Star. Ngay khi hoàn thành mô hình nến đảo chiều thì nên quyết định đặt lệnh SELL và đặt Stop loss ngay trên đỉnh mô hình của nến đó. Như vậy đây chính là kết quả của chính sự chờ đợi.

Đặt lệnh khi hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ

Cách thức này tức là bạn sẽ đặt lệnh khi nhận thấy được sự phá vỡ tại vùng hỗ trợ cũng như kháng cự. Tức là sẽ đặt lệnh Sell hoặc Sell stop nếu như hỗ trợ bị phá và đặt lệnh Buy hoặc Buy stop nếu như kháng cự bị phá. Để hiểu được rõ hơn, hãy cùng theo dõi ví dụ sau:

Ví dụ của cặp GBPUSD tại khung H4:

Đặt Sell hoặc Sell stop nếu hỗ trợ bị phá và đặt Buy hoặc Buy stop nếu kháng cự bị phá
Đặt Sell hoặc Sell stop nếu hỗ trợ bị phá và đặt Buy hoặc Buy stop nếu kháng cự bị phá

Bạn cần xác định được vùng kháng cự GBPUSD tại khung H4 và sẽ Buy nếu như giá phá qua kháng cự (hay đặt Buy stop tại vùng kháng cự). Tuy nhiên cách thức giao dịch này sẽ có nhược điểm khá lớn đó chính là sẽ không có vị trí để đặt Stop loss chính xác và bạn chỉ ước lượng được 1 khoảng Stop loss nhất định ở dưới vùng kháng cự vừa mới phá.

Thông thường người mới giao dịch hay sử dụng cách thứ 3 khi giá phá vỡ đối với vùng hỗ trợ kháng cự và có 1 thuật ngữ mô tả dành cho cách thức giao dịch này đó chính là FOMO (hay Fear Of Missing Out). Đây chính là hội chứng sợ bỏ lỡ đi cơ hội.

Đợi giá quay trở lại hỗ trợ và kháng cự vừa mới bị phá vỡ

Như đã tìm hiểu và phân tích về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thì kháng cự nếu bị phá vỡ sẽ thành hỗ trợ, và sẽ ngược lại. Do đó bạn hãy chờ đợi cho vùng hỗ trợ kháng cự này bị phá vỡ rõ ràng cũng như tìm kiếm cơ hội nếu giá quay trở lại vùng đó (đây gọi là retest).

Nếu giá quay trở lại vùng hỗ trợ hay kháng cự vừa mới phá, đơn giản cách thức giao dịch đó chính là cách số 1 và cách số 2 bạn ở trên. 

Quay trở lại với ví dụ GBPUSD trong cách số 3:

Đợi giá quay trở lại hỗ trợ và kháng cự vừa mới bị phá vỡ với GBPUSD
Đợi giá quay trở lại hỗ trợ và kháng cự vừa mới bị phá vỡ với GBPUSD

Nếu như hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ thông thường giá sẽ retest, do đó vào lệnh theo như cách thức số 4 sẽ “nhanh chóng” hơn so với cách số 3 khá nhiều.

Như vậy hỗ trợ và kháng cự chính là những vùng giá trong quá khứ và tại đó thì giá sẽ đảo chiều hay di chuyển chậm đi trước khi xu hướng tiếp tục, và hành vi này có khả năng sẽ lặp lại trong tương lai. Hy vọng với những thông tin được beatforex.net cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Đặc biệt là đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn nhất có thể.

Previous Post

Hướng dẫn cách giao dịch cùng mô hình chiếc cốc tay cầm

Next Post

Đường EMA trong Forex và cách sử dụng hiệu quả

beatforex

beatforex

Bài viết liên quan

Ảnh 4: Hãy chấp nhận thất bại và tìm ra nguyên do 
Lớp Học Forex

Cháy tài khoản Forex là gì? Bật mí cách cứu cháy tài khoản Forex

21 Tháng Sáu, 2022
Ảnh 1: Tỷ lệ R:R - tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ
Lớp Học Forex

Tỷ lệ R:R là gì? Bật mí cách tính toán tỷ lệ R:R chuẩn xác

21 Tháng Sáu, 2022
Ảnh 2: Bạn chú ý lựa chọn khung thời gian giao dịch phù hợp
Lớp Học Forex

Đa khung thời gian là gì? Tips giao dịch đa khung thời gian hiệu quả

21 Tháng Sáu, 2022
Ảnh 1: Mô hình sóng đẩy cho biết thành tựu giá sẽ đi theo xu hướng chính của hiện tại 
Lớp Học Forex

Mô hình sóng đẩy là gì? Các biến thể và nguyên tắc giao dịch

21 Tháng Sáu, 2022
Ảnh 1: Sóng Elliott là gì?
Lớp Học Forex

Sóng Elliott là gì Tìm hiểu cấu trúc và cách thức giao dịch

21 Tháng Sáu, 2022
Ảnh 1: Mô hình tam giác báo hiệu xu hướng hiện tại sắp chấm dứt
Lớp Học Forex

Mô hình tam giác là gì? Phân loại và hướng dẫn giao dịch

21 Tháng Sáu, 2022
Next Post
Lý do nên sử dụng đường EMA trong Forex

Đường EMA trong Forex và cách sử dụng hiệu quả

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin hot trong ngày

  • Ưu điểm của chỉ báo múi giờ trên MT4 là gì?

    Có thay đổi múi giờ trên MT4 được không? Thông tin cần biết về MT4

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott PDF – [ Review 2022 ]

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính PIP vàng trong giao dịch Forex nhanh và đơn giản

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Forex là gì? 7749 điều mọi trader cần biết về thị trường Forex

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tỷ lệ R:R là gì? Bật mí cách tính toán tỷ lệ R:R chuẩn xác

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Tin nổi bật trong tuần

Ưu điểm của chỉ báo múi giờ trên MT4 là gì?
Kiến Thức Forex

Có thay đổi múi giờ trên MT4 được không? Thông tin cần biết về MT4

14 Tháng Sáu, 2022
Wayne Gorman, Jeffrey Kennedy là hai tác giả của cuốn sách Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott
Lớp Học Forex

Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott PDF – [ Review 2022 ]

28 Tháng Năm, 2022
Lớp Học Forex

Forex là gì? 7749 điều mọi trader cần biết về thị trường Forex

9 Tháng Sáu, 2022
Cách tính khối lượng giao dịch forex
Kiến Thức Forex

Cách tính khối lượng giao dịch forex chính xác nhất mọi trader cần biết

14 Tháng Sáu, 2022
Game bài đổi thưởng
  • Go88
  • Sunwin
  • Rikvip
  • Game Bài
  • 99Vin
  • sunwin
  • go88

Trang web cập nhật kiến thức & thông tin về đầu tư Forex sinh lãi và các bí kíp đầu tư thông minh từ con số 0 cho người mới bắt đầu

Kiến Thức Forex

https://www.youtube.com/watch?v=5m_9sJd2Eks

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Địa chỉ: 193 Tân Quý, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  028.38470036

Email: beatforex@gmail.com

DMCA.com Protection Status Sitemap

135x28 (0x0)
4.43 KB
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách Bảo Mật

© 2021 Beatforex.net - Website đầu tư Forex hàng đầu Việt Nam hiện nay

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sàn Forex
  • Kiến Thức Forex
  • Lớp Học Forex

© 2021 Beatforex.net - Website đầu tư Forex hàng đầu Việt Nam hiện nay