MACD là một khái niệm mà bất kỳ trader nào cũng nên nắm vững khi tham gia đầu tư vào thị trường forex. Theo đó đây hiện tại là một chỉ báo vô cùng quan trọng, giúp cho các nhà đầu tư nhìn nhận được biến động của thị trường và từ đó có thể đưa ra được những quyết định tham gia đầu tư sáng suốt. Vậy cụ thể chỉ báo MACD này là gì? Cấu tạo, cách sử dụng MACD là như thế nào?
Hướng dẫn cách sử dụng MACD
MACD là một chỉ báo kỹ thuật được rất nhiều những nhà đầu tư trên thị trường hiện nay quan tâm tới. Vậy cách sử dụng MACD hiện nay là như thế nào?
Giao dịch khi đường Signal cắt đường MACD
Đường Signal cắt đường MACD chắc hẳn là cách sử dụng MACD cơ bản nhất mà nhiều trader có thể từng nghe qua trước đó, cụ thể:
- Đường MACD nếu cắt đường Signal từ phía trên xuống thì khi đó nên thực hiện lệnh SELL là tốt nhất.
- Nếu đường MACD cắt đường Signal từ phía dưới lên thì khi đó nên thực hiện lệnh BUY là tốt nhất.
Theo đó hãy theo dõi ví dụ minh hoạ của cặp USDCAD tại khung H4 sau đây:
Như hình vẽ, những điểm giao nhau đánh dấu của đường Signal cũng như đường MACD.
Như vậy đây là công thức rất đơn giản và chỉ cần mất khoảng 1 vài phút là đã hiểu cũng như nhanh chóng áp dụng.
Nhưng trên thực tế vì đây là công thức khá đơn giản nên không mang lại hiệu quả cao cho trader, theo đó sẽ xuất hiện tín hiệu giao dịch mà không đảm bảo nhiều về độ chính xác ở gần cuối của xu hướng.
Giao dịch nếu Histogram chuyển – qua + hoặc chuyển ngược lại
1 trong những cách sử dụng MACD đó chính là thực hiện giao dịch khi Histogram chuyển từ – qua + hoặc chuyển ngược lại, cụ thể như sau:
- Histogram chuyển từ – qua + (hay từ màu đỏ qua màu xanh) thì nên thực hiện lệnh BUY.
- Histogram chuyển từ + qua – (hay từ màu xanh qua màu đỏ) thì nên thực hiện lệnh SELL.
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng MACD này, hãy cùng theo dõi ví dụ USDCAD tại khung H4 sau:
- Theo đó ta có Histogram = Đường MACD – Đường Signal.
Giao dịch nếu MACD chuyển – qua + hoặc chuyển ngược lại
- Nếu MACD chuyển từ – qua + (hay đường MACD này cắt từ dưới lên với trục zero) thì thực hiện lệnh BUY.
- Nếu MACD chuyển từ + sang – (hay đường MACD này cắt từ trên xuống dưới với trục zero) thì thực hiện lệnh SELL.
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng MACD này, hãy cùng theo dõi ví dụ USDJPY tại khung H4 sau:
Trên hình các vị trí được đánh đấu là đường MACD cắt với trục zero.
Cụ thể:
- Đường thẳng đứng có màu đỏ khi đường MACD cắt xuống dưới trục zero, tương ứng cùng lệnh SELL.
- Đường thẳng đứng có màu xanh khi đường MACD cắt lên trên trục zero, tương ứng cùng lệnh BUY.
Đối với cả ba cách sử dụng MACD này, trên thực tế thì hiệu quả đem đến là chưa cao. Đồng thời khi giao dịch cùng với khung thời gian nhỏ (ở từ H1 trở xuống), thì khi đó tín hiệu nhiễu cũng sẽ rất nhiều.
Vậy có thể thấy được rằng các cách sử dụng MACD có 1 số những nhược điểm nhất định sau đây:
- Chỉ hiệu quả đối với thị trường đã có rõ ràng xu hướng.
- Khi đường MACD cắt qua đường Signal thì giá khi đó đã đi được 1 đoạn khá dài, và thậm chí là ở cuối của xu hướng. Như vậy tín hiệu là khá chậm.
Cũng vì vậy mà cách sử dụng MACD ở những phần sau đây sẽ có nhiều hiệu quả hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đường EMA trong Forex và cách sử dụng hiệu quả
Dùng MACD tại 2 khung thời gian
Những nhà đầu tư cần phải xác định được xu hướng tại khung thời gian lớn hơn, đồng thời giao dịch dựa vào xu hướng đó.
Và giả sử giao dịch ở khung thời gian H4, chính là khung thời gian ở mức lớn hơn, theo đó thì cần xác định được xu hướng chính là khung D1.
Các bước giao dịch cụ thể
Theo đó để hiểu rõ hơn về cách sử dụng MACD này, hãy cùng theo dõi những bước thực hiện giao dịch sau đây:
Bước 1: xác định được xu hướng tại khung D1.
- Nếu đường MACD cắt đường Signal, đồng thời xu hướng D1 cũng là xu hướng lên, thì lúc này chỉ cần tìm ra điểm BUY ở khung H4.
- Nếu đường MACD cắt đường Signal, đồng thời xu hướng D1 cũng là xu hướng xuống, thì lúc này chỉ cần tìm ra điểm SELL ở khung H4 là hoàn tất.
Bước 2: Tìm ra điểm vào lệnh khung H4.
- Tìm ra điểm BUY: chờ cho đường MACD cắt lên đường Signal ở khung H4 là hoàn tất.
- Tìm ra điểm SELL: chờ cho đường MACD cắt xuống đường Signal ở khung H4 là hoàn tất.
Nhưng cần phải lưu ý rằng không được tìm kiếm điểm vào lệnh ở H4 ngược lại đối với xu hướng ở bước 1 đã xác định.
Ví dụ:
Bước 1: xác định được xu hướng tại khung D1.
- Đường MACD ở ví dụ này cắt xuống dưới đường Signal ở khung D1.
- Cần phải đánh dấu lại vị trí cắt này cùng với đường thẳng đứng với màu xanh tương tự hình minh hoạ. Như vậy ở khung H4 thì chỉ cần tìm ra điểm SELL là đã hoàn tất.
Bước 2: Tìm ra điểm vào lệnh khung H4.
- Cụ thể những điểm vào lệnh SELL ở khung H4 là điểm mà đường MACD đã cắt xuống dưới đường Signal.
- Điểm SELL đã đánh dấu cụ thể như trên hình minh hoạ
Như vậy với cách sử dụng MACD trên có thể thấy được công thức này sẽ mang tới hiệu quả khá tốt, đồng thời người dùng chỉ cần thực hiện giao dịch thuận với xu hướng cung lớn hơn là đã hoàn tất.
Giao dịch phân kỳ MACD
Cách sử dụng MACD khá phổ biến trên thị trường hiện nay chính là hình thức giao dịch phân kỳ MACD với giao dịch nằm tại xu hướng tăng cũng như giao dịch nằm tại xu hướng giảm.
Theo đó đối với xu hướng tăng, giá tạo đỉnh sau cụ thể sẽ cao hơn với đỉnh trước tuy nhiên đỉnh MACD sau lại thấp hơn đối với đỉnh MACD trước.
Sức mạnh xu hướng hiện tại đang yếu dần, cũng như thị trường sắp tới khi đảo chiều đã giải thích cho sự mâu thuẫn này.
Để giao dịch phân kỳ này đạt được nhiều hiệu quả thì sau đây là 1 số điều kiện cơ bản cũng như 1 số bước thực hiện cụ thể:
Phân kỳ tại xu hướng tăng
Cách sử dụng MACD cụ thể như sau:
- Bước 1: Chờ đợi xuất hiện phân kỳ
Tại xu hướng tăng, phân kỳ MACD được xác nhận ngay sau khi giá tạo ra được đỉnh sau cao hơn đối với đỉnh trước. Tuy nhiên MACD tạo đỉnh sau lại ở mức thấp hơn đối với đỉnh trước.
Bước 2: Vẽ đường trendline ngay tại xu hướng tăng
- Vẽ đường trendline ngay tại xu hướng tăng ở thời điểm hiện tại.
- Nếu xuất hiện phân kỳ mà giá lại chưa breakout trendline thì lúc này chưa giao dịch.
Bước 3: Chờ đợi tín hiệu breakout trendline
- Chờ đợi tới khi tín hiệu breakout trendline tăng và SELL.
- Như vậy dưới đây chính là kết quả nhận được nếu như tuân thủ theo đúng và chặt chẽ điều kiện vào lệnh nêu trên:
Vậy có thể thấy được rằng cách sử dụng MACD này sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với việc chỉ chờ đợi phân kỳ MACD để giao dịch rất nhiều.
Ngoài trendline ra, thì cũng có thể kết hợp cùng với đường hỗ trợ và kháng cự của giao dịch forex ở vùng đỉnh hoặc đáy để xuất hiện phân kỳ thêm nữa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về chỉ báo Stochastic Oscillator – Cách thức sử dụng
Phân kỳ tại xu hướng giảm
Đối với cách sử dụng MACD này thì các bước thực hiện sẽ hoàn toàn tương tự như phân kỳ tại xu hướng tăng nêu trên.
Lưu ý:
Tuy nhiên đối với cách sử dụng MACD cũng cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
- Phân kỳ phân kỳ chỉ được tính nếu như đường MACD cắt xuống dưới đường Signal.
- Nếu trường hợp đường MACD chưa cắt xuống dưới đường Signal thì lúc này sẽ chưa được xem là phân kỳ, cụ thể:
Như vậy đây mới chỉ có khả năng là sẽ xuất hiện phân kỳ. Và hoàn toàn có khả năng đường MACD tiếp tục đi lên đồng thời sẽ không cắt xuống dưới đường Signal.
Hầu hết tất cả những nhà đầu tư giao dịch phân kỳ cũng sẽ đều vào lệnh ngay sau khi đã xuất hiện được phân kỳ và đôi lúc sẽ không chờ đợi tín hiệu xác nhận.
Vậy với những hướng dẫn về cách sử dụng MACD trên, hiện tại khái niệm của đường MACD là gì?
Đường MACD là gì?
MACD (hay Moving Average Convergence Divergence) chính là trung bình động của hội tụ và phân kỳ. Theo đó MACD trên thị trường hiện nay là một đường chỉ báo kỹ thuật vào năm 1979 đã được phát minh ra bởi ông Gerald Appel.
Cụ thể đường MACD này sẽ được tính bằng đúng với độ chênh lệch tại hai trung bình về trượt số mũ. Thông thường đó là hai trung bình về trượt số mũ thuộc hai chu kỳ phổ biến là 12 và 26 ngày.
Cấu tạo tổng quan của đường MACD
MACD so với Stochtastic hoặc RSI, cũng là 1 chỉ báo với thành phần cấu tạo nên phức tạp hơn và tổng cộng là 4 phần, cụ thể như sau:
- Đường Zero được dùng để tham chiếu giá đồng thời cho thấy được về sự khác biệt giữa đường MACD này cũng như đường đường tín hiệu
- Đường tín hiệu (hay signal line chính là đường có màu cam), đường chậm
- Khu vực Histogram (chính là hình biểu đồ thanh)
- Đường MACD (chính là đường màu xanh, đồng thời còn được gọi với cái tên là đường nhanh)
Công thức tính của MACD
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng MACD, hãy cùng theo dõi về công thức tính cụ thể sau đây:
- MACD = EMA (12) – EMA (26)
Cụ thể trong đó thì:
- Đường EMA(9): chính là 1 đường tín hiệu tại đường MACD (hay Signal Line)
- EMA (12) và EMA (26) trong công thức là đường trung bình động được tính toàn dựa theo lũy thừa tương ứng với khoảng thời gian là 12, 26 ngày.
Mối quan hệ giữa đường MACD và EMA
EMA hay là đường trung bình hàm mũ, sở dĩ đây chính là hàm mũ và được sử dụng để có thể phân biệt dễ dàng với SMA – một dạng thuộc đường trung bình động khác trên thị trường hiện nay.
Cụ thể đường trung bình động sẽ có cách thức tính khá đơn giản: đây sẽ là trung bình cộng tại một chu kỳ nhất định về giá, ví dụ cụ thể SMA14 là 1 trung bình giá tại 14 phiên sẽ cộng lại và sau đó thì đem chia cho 14.
EMA mượt hơn chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa SMA với EMA. Vì dữ liệu được sử dụng để có thể tính toán đường EMA coi như sẽ triệt tiêu, hay phân rã dựa theo dạng đó chính là cấp số nhân dữ liệu của quá khứ, cũng vì vậy mà đường EMA lúc này cũng sẽ sát mức giá ở thời điểm hiện tại nhất.
Cũng do bám sát với đường giá, nên công thức tính này thể hiện được rõ ràng hai điều gồm: động lượng cũng như xu hướng.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng đường MACD
Như vậy cách sử dụng MACD sẽ có 1 số những ưu và nhược điểm nhất định, có thể kể tới như:
Ưu điểm của đường MACD
Khi sử dụng đường MACD sẽ mang lại 1 số ưu điểm nổi bật cụ thể:
- Chỉ báo MACD này hiện đang được sử dụng vô cùng rộng rãi cũng vì nó vừa đáng tin cậy cũng như rất đơn giản. Bước ngoặt của xu hướng cũng như độ mạnh của xu hướng chính là 2 tín hiệu mang tới sự phổ biến này
- Chỉ báo MACD này không những xác định được liệu rằng xu hướng sẽ tăng hoặc giảm mà chỉ báo còn là sức mạnh của tín hiệu mua hay bán.
- Có thể chọn lựa dùng chiến lược cùng đường trung bình SMA để có thể đặt tín hiệu mua hay bán. Tuy nhiên hiện tại công cụ này vẫn có thể bị trì hoãn cũng như điều này sẽ đồng nghĩa với việc là điều kiện của thị trường vẫn có thể bị thay đổi ngay trước khi bắt đầu thực hiện giao dịch. Như vậy đây cũng là lý do mà chỉ báo này hiện tại trên thị trường đang rất phổ biến. Do nó đại diện cho việc cung cấp cập nhật liên quan tới những điều hiện tại trên thị trường đang xảy ra.
Nhược điểm của đường
- Chỉ báo MACD này cũng có 1 số sai sót. Vì vậy tốt nhất là nên sử dụng chung MACD cùng với những công cụ khác về phân tích kỹ thuật.
- Hiện tại MACD cũng chỉ là chỉ báo ngắn hạn. Cho phép đo dài nhất của MACD chỉ tính được tới đường MA 26 ngày. Như vậy nếu như là 1 trader giao dịch trong dài hạn, MACD chắc hẳn sẽ là chỉ báo không phù hợp.
- Ngoài ra nó cũng chỉ là một xu hướng theo sau. Như vậy chỉ báo MACD sẽ đưa ra tín hiệu trong trường hợp xu hướng xảy ra và đặc biệt là không phải trước lúc bắt đầu. Chính vì vậy nếu như đang mong muốn nhận ra được 1 xu hướng trong khoảng thời gian sắp tới, thì MACD chắc hẳn sẽ không phải là một chỉ báo tốt nhất dành cho các nhà đầu tư trên thị trường.
Cách thức cài đặt đường MACD trên MT4
Trên phần mềm MT4 để có thể cài đặt đường MACD cũng như áp dụng những cách sử dụng MACD trên, chỉ cần thực hiện theo những bước đơn giản sau
- Bước 1: Tại mục Navigator chọn vào mục Indicators, và sau đó chọn vào mục Oscillators. Bên cạnh đó, cũng có thể chọn mục Insert, sau đó chọn mục Indicators và chọn nục Oscillators để thêm đường MACD.
- Bước 2: Điền thông số liên quan tới EMA và SMA vào trong ô tương ứng, sau đó thì click chọn vào mục OK để hoàn tất.
Như vậy trên đây là những thông tin liên quan tới cách sử dụng MACD trên thị trường forex hiện nay cũng như điểm qua những ưu và nhược điểm cụ thể của chỉ báo này. Hy vọng với những thông tin được beatforex.net cung cấp sẽ giúp ích cho việc nhận định về biến động thị trường nhanh chóng, chính xác nhất.