OBV – một trong những chỉ báo quan trọng cho phép nhà phân tích xác định khối lượng giao dịch, nguồn động lực của xu hướng. Mặc dù không quá phổ biến như một vài chỉ vào kỹ thuật khác nhưng nếu đã bước chân vào thị trường Forex, bạn nên tham khảo cách thức giao dịch với OBV.
Chỉ báo OBV là gì?
OBV viết tắt của cụm từ tiếng Anh On Balance Volume, hiểu một cách nôm na là cân bằng khối lượng giao dịch. Đây là chỉ báo khối lượng hỗ trợ xác định xung lực của xu hướng giá. Quá trình đo lường này dựa trên mối liên hệ giữa chuyển động giá và khối lượng giao dịch.
Theo đó, khi động lực của xu hướng bước vào thời kỳ củng cố, thị trường thường bị chi phối của xu hướng hiện tại. Còn nếu như xung lực của xu hướng bắt đầu giảm đi, thị trường có khả năng khác bước vào một đợt đảo chiều.
Lịch sử ra đời của chỉ báo OBV
Joseph Granville được biết đến như “cha đẻ” của chỉ báo OBV. Ông nổi tiếng với tư cách một phân tích kỹ thuật hàng đầu, bắt đầu gây tiếng vang trong giới vào khoảng năm 1960.
Bên cạnh OBV, Granville còn là tác giả của 8 Quy tắc vàng đường trung bình động MA200. Granville xây dựng chỉ báo OBV dựa trên lý thuyết giá luôn đi sau khối lượng. Trong khi đó, khối lượng giao dịch lại phản ánh tính thanh khoản.
Ở một hướng khác, áp lực thanh khoản lại tác động đến quá trình dịch chuyển của khối lượng. Từ đó cung cấp tín hiệu định hướng chiều hướng dịch chuyển của giá.
>>> Có thể bạn quan tâm: CCI là gì? 5 Bước giao dịch hiệu quả với CCI
Chỉ báo OBV cho biết điều gì?
OBV cung cấp cho nhà phân tích khá nhiều thông tin hữu ích về khối lượng giao dịch, yếu tố tác động đến xu hướng.
- OBV tăng: Khối lượng giao dịch trong phiên tăng giá cao hơn bình thường (các phiên giảm), vòng khối lượng thương chiếm ưu thế hơn so với dòng khối lượng âm. Tình trạng này phản ánh áp lực mua vào tăng cao, đẩy giá lên cao hơn.
- OBV giảm: Khối lượng giao dịch trong phiên giảm giá cao hơn phiên tăng giá. Hay dòng tiền âm ưu thế hơn dòng tiền dương. OBV giảm cho thấy áp bán ra lớn hơn so với áp lực mua vào khiến giá giảm xuống.
- OBV tăng nhưng giá không đổi: Cho thấy xung lực tác động vào đà giảm giá đang bị yếu đi. Đây có thể dấu hiệu cho biết sắp diễn ra đợt đảo chiều tăng giá mới.
- OBV giảm nhưng giá không đổi: Cho thấy xung tác động vào đà tăng giá đanh bị yếu đi. Đây có thể dấu hiệu cho biết sắp diễn ra đợt đảo chiều giảm giá mới.
Công thức tính toán OBV
Thông thường trên các nền tảng giao dịch như MT4, Tradingview, chỉ báo này được hỗ trợ tính toán tự động. Nếu muốn hiểu rõ bản chất OBV là gì, bạn nên nắm rõ một vài công thức tính toán cơ bản.
Công thức 1
X = Y + Z
Trong đó:
- X là OBV hiện tại
- Y là OBV phiên trước
- Z là khối lượng giao dịch thời điểm hiện tại
Công thức trên được áp dụng khi giá đóng phiên hiện tại cửa lớn hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước.
Công thức 2
X = Y – Z
Trong đó:
- X là OBV hiện tại
- Y là OBV phiên trước
- Z là khối lượng giao dịch thời điểm hiện tại
Công thức số 2 áp dụng trong trường hợp giá đóng phiên hiện tại nhỏ hơn giá đóng cửa phiên trước.
Công thức 3
Trường hợp giá đóng cửa của hai phiên giao dịch liên tiếp bằng nhau, chúng ta sẽ có công thức đơn giản:
Y = X
Trong đó:
- X là giá trị OBV hiện tại
- Y là giá trị OBV phiên trước
Cả ba công thức tính toán trên đều dựa vào nguyên tắc tích lũy dòng khối lượng. Trong đó giá trị OBV sau bằng tổng OBV sau và rằng khối lượng giao dịch dương dụng đối với trường hợp dao động tăng giá. Ngược lại, khối lượng giao dịch âm phản ánh biến động giảm giá.
Trong khi phân tích, người ta không tập trung nhiều vào giá trị OBV. Thay vào đó, chuyển động trên đồ thị phản ánh giá mới là yếu tố cần quan tâm nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật các loại tài khoản Exness mới nhất
Cách cài đặt OBV trên nền tảng MT4
Nếu đang giao dịch trên nền tảng MT4, bạn hãy cài đặt chỉ báo OBV theo hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Truy cập phần mềm MT4 đã cài đặt trên máy. Tiếp tục di chuyển đến mục Insert, chọn mục Indicators. Sau đó lần lượt chọn Volumes => Volumes.
Bước 2: Một hộp thoại mới hiển thị. Tại đây trong mục Parameters, bạn điều chỉnh màu sắc và độ dày chỉ báo OBV trong ô Style. Tiếp đến, chọn khung thời gian tại mục Visualization và xác nhận OK.
Cách giao dịch hiệu quả với OBV
Giao dịch với sự hỗ trợ của OBV nhìn chung không quá khó. Chỉ báo này hỗ trợ khá đắc lực trong việc nhận tín hiệu củng cố xu hướng, xác định điểm phân kỳ và hội tụ, tìm tín hiệu phá vỡ.
Nhận diện tín hiệu củng cố xu hướng
Tín hiệu củng cố xu hướng hình thành thành từ mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch và giá. Cụ thể nếu như giá tăng kết hợp với khối lượng giao dịch lớn có nghĩa thị trường đang tăng khá mạnh, giá vẫn củng cố và chưa có dấu hiệu giảm.
Trường hợp xu hướng phản ánh trên OBV và giá cùng chiều nhau, khả năng cao xu hướng đang được củng cố. Sự củng cố này hỗ trợ đắc lực bởi khối lượng giao dịch hay chính là tính thanh khoản cao.
Trong hình minh họa trên cả giá và đường OBV đều nằm trong đà tăng (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước). Dựa vào hướng dịch chuyển của đường OBV giúp nhà phân tích có thêm cơ sở để khẳng định xu hướng tăng đã được củng cố.
Để ý vào đồ thị, bạn sẽ thấy rằng cả đường giá và đường OBV đều có giai đoạn rơi vào vùng tích lũy. Tuy nhiên, OBV dường như dịch chuyển trong phạm vi đi ngang. Thời điểm ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, tín hiệu tăng giá lại càng rõ nét hơn, giá nhiều khả năng còn tiếp tục tăng cao.
Trong bối cảnh đó, giải pháp giao dịch lý tưởng là đặt lệnh mua ngay thời điểm giá vỡ những kháng cự. Đồng thời lệnh cắt lỗ cần đặt cái vị trí thấp nhất một trong giai đoạn tái tích lũy. Khi nhận thấy tín hiệu đảo chiều, bạn cần đóng lệnh.
Xác định điểm phân kỳ và hội tụ
Tín hiệu phân kỳ và hội tụ hình thành từ mối liên hệ giữa chuyển động của giá và đường chỉ báo OBV. Cụ thể:
- Giá tăng nhưng đường OBV giảm: Tín hiệu phân kỳ trong thời kỳ tăng giá nhưng OBV giảm. Điều này có nghĩa khối lượng giao dịch âm đang chiếm ưu thế hơn so với khối lượng giao dịch âm. Áp lực bán ra lúc này tương đối lớn, cho thấy xu tăng giá dần suy yếu. Bạn có thể xem đây là tín hiệu đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.
- Giá giảm nhưng đường OBV tăng: Tín hiệu hội tụ này cho biết khối lượng giao dịch dương điểm ưu thế hơn so với khối lượng giao dịch âm. Áp lượng mua lớn áp lực bán, cho biết xu hướng giảm dần yếu thế nhường chỗ cho xu hướng tăng. Thị trường có khả năng cao đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá.
Chẳng hạn như trong hình minh họa trên, thị trường đang trong đà giảm và được củng cố bởi đường OBV. Thế nhưng đến giai đoạn cuối xu hướng, giá vẫn nhưng đường OBV lại tăng lên. Dấu hiệu này cho biết áp lực bán ra dần yếu thế đồng nghĩa đà giảm không còn duy trì mạnh mẽ. Đến giai đoạn sau khi đường OBV tăng, xu hướng tăng chính thức thắng thế.
Tìm ký hiệu phá vỡ giá
Khối lượng giao dịch có xu hướng phản ứng mạnh khi giá phá vỡ một số vùng, ngưỡng quan trọng. Bạn nên tận dụng đặc điểm này để để xác định tín hiệu đảo chiều. Cụ thể như:
- Trường hợp giá có dấu hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng: Nếu đường OBV bắt đầu phá vỡ những kháng cự, tín hiệu tăng giá sẽ được củng cố.
- Trường hợp giá có dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm: Nếu đường OBV bắt đầu phá vỡ những hỗ trợ và đi xuống, đền thờ ký hiệu tin cậy cho biết xu hướng giảm vừa được xác lập.
Ví dụ như với hình minh họa 8, lúc giá phá vỡ đường xu hướng tăng phía trên, khả năng rất cao giá sắp đảo chiều giảm giá. Khi đó, đường OBV cũng dần phá vỡ đường hỗ trợ quay đầu đi xuống. Bạn có thể xem đây là tín hiệu củng cố đảo chiều từ tăng sang giảm.
Ở tình thế ngược lại khi giá đang trong xu hướng giảm, nếu giá phá vỡ đường trendline, thị trường khả năng cao sắp bắt đầu đảo chiều từ giảm sang tăng. Bạn nên xem đây là tín hiệu xác nhận xu hướng tăng.
Nếu lựa chọn giao dịch với tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ kết hợp với đường OBV, điều quan trọng là bạn phải biết vào lệnh hợp. Trong hầu hết trường hợp, giá có xu hướng phá vỡ đường xu hướng trendline trước khi OBV bắt đầu phá vỡ những mức cản. Khi đó, bạn nên xem việc OBV phá vỡ mức cản là tín hiệu xác nhận để vào lệnh.
Chỉ báo OBV có thực lực hoàn hảo?
Thực tế, OBV không phải là hệ thống công cụ phân tích hoàn chỉnh. Nó không thích hợp sử dụng độc lập trong bất kỳ tình huống giao dịch nào.
Bạn không thể xác định điểm vào lệnh, xác định xu hướng mà chỉ dựa vào OBV. Thay vào đó, bạn nên kết hợp công chỉ báo này với các mô hình giá, đường trendline, đường trung bình động,.. Có như vậy, chiến lược giao dịch của bạn mới có cơ hội đặt hiệu quả cao.
OBV là một trong số những chỉ báo kỹ thuật tối ưu nhất trong việc xác định khối lượng giao dịch ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng. Mặc dù thuộc top chỉ báo kỹ thuật đáng tin cậy nhưng nên muốn phân tích nhuần nhuyễn đòi hỏi bạn phải thực hành thường xuyên.
Điều quan trọng là bạn phải luôn kết hợp OBV với một số chỉ báo kỹ thuật khác. Bởi đây không phải một chỉ báo hoàn hảo, nó vẫn còn thiếu sót dễ ảnh hưởng đến kết quả phân tích nếu sử dụng độc lập. Mong rằng chia sẻ của BeatForex đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ báo OBV!