Khi tìm hiểu về lý thuyết sóng elliott, chắc chắn bạn đã từng nghe đến mô hình sóng đẩy. Giữa vô số các mẫu hình phản ánh hướng chuyển động giá, mô hình sóng này vẫn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Vậy chính xác mô hình sóng đẩy là gì? Bạn hãy cùng khám phá ngay góc tổng sau đây của BeatForex.
Mô hình sóng đẩy là gì?
Mô hình sóng đẩy hay Impulse wave là những mô hình cho biết hành động giá đi theo xu hướng chính đang chi phối hiện tại. Theo đó, đối với một xu hướng tăng giá, sóng đẩy luôn giữ vai trò kéo giá lên cao, vượt qua những đỉnh trước đó. Còn với một xu hướng giảm, sóng đẩy lại giữ vai trò đẩy giá xuống thấp, tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.
Sóng đẩy nói chung thường hình thành từ nhiều cây nến dài sở hữu phần thân lớn (khối lượng giao dịch cao). Mặt khác, sóng đẩy có thời gian hình thành và tốc độ dịch chuyển nhanh hơn so với loại sóng điều chỉnh.
5 Đợt sóng cơ bản trong mô hình
Trong lý thuyết sóng, người ta đã ký hiệu cho sóng đẩy bằng chữ IM bao gồm 5 đợt sóng. Trong số này có 3 sóng dịch chuyển theo xu hướng chính và 3 sóng điều chỉnh.
Sóng số 1
Sóng số 1 phản ánh đà tăng trưởng trong giai đoạn đầu. Khi đó tâm lý của phần đông nhà đầu tư đều rất hưng phấn, họ sẵn sàng mua vào số lượng lớn để đầu cơ. Điều này khiến cho giá liên tục tăng, tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
Sóng số 2
Khi mua bàn với số lượng đủ lớn, nhà đầu tư đương nhiên sẽ tìm cách bán ra chốt lời. Số lượng bán ra lớn làm cho giá giảm xuống. Tuy nhiên, mức giảm vẫn thấp hơn so với đáy ban đầu bởi còn một số nhà đầu tư tiếp tục tham gia thị trường (lợi dụng giá thấp mua vào).
Sóng số 3
Sóng số 3 luôn là sóng sở hữu độ dài lớn nhất. Bởi đơn giản khi sóng số 2 mặc dù có giảm nhưng mức giảm nhẹ. Điều này lại càng củng cố tâm lý đời đầu tư, họ vẫn tích cực mua vào. Đây cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư mới nhảy vào thị trường, khiến giá một lần nữa bứt phá mạnh (kéo dài và mạnh hơn sóng số 1).
Sóng số 4
Cho một thời kỳ tăng mạnh, thị trường đường bước vào một giai đoạn điều chỉnh. Lúc bấy giờ nhà đầu tư có xu hướng bán ra chốt lời. Thế nhưng lại có một bộ phận nhà đầu tư vẫn kỳ vọng về tiềm năng tăng giá nên sẽ tiếp tục chờ đợi. Chính vì sự giằng co này làm cho thông số 4 chỉ đi xuống ở mức trung bình.
Sóng số 5
Khi sống số 5 hình thành chính là thời điểm mà phần lớn nhà đầu tư mới nhảy vào thị trường. Bởi trong khoảng thời gian này, giá một lần nữa lại bật lên, nhà đầu tư sẽ lợi dụng cơ hội này để chốt lời. Sóng số 5 cũng là sóng cuối cùng trong mô hình sóng đẩy. Mô hình sau đó sẽ chấm dứt, khởi đầu cho một đợt điều chỉnh mới.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình tam giác là gì? Phân loại và hướng dẫn giao dịch
Các biến thể của Impulse wave
Bên cạnh mô hình sống đẩy cơ bản, trong thực tế bào dịch bạn còn có thể bắt gặp nhiều biến thể khác.
Mô hình Impulse Extension
Impulse Extension hay còn được biết đến với tên gọi sóng mở rộng. Các sóng trong mô hình có xu hướng mở rộng, đặc biệt tại sóng số 5 và sóng số 1.
Mô hình sóng 1 mở rộng
Theo như hình minh họa, bạn dễ dàng nhận thấy sóng số 1 đang mở rộng. Khả năng cao đây sẽ là sóng dài nhất so với các sóng con trước đó. Tuy nhiên sóng số 1 vẫn ngắn hơn so với sóng số 3 và sóng số 5.
Quy tắc chung:
- Sóng chứa sóng số 1 là tập hợp của 9 sóng mỗi sự tương đồng về hình dạng và thời gian hình thành.
- Trường hợp quá trình mở rộng diễn ra tại sóng số 1, sóng số 3 và sóng số 5 giữ vai trò như sóng bình thường, giữ nguyên trạng thái không mở rộng.
- Sóng số 1 là một phần trong mô hình IM và LD.
- Trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra trường hợp sóng số 1 mở rộng hai lần.
Mô hình sóng 3 mở rộng
Nếu sóng số 3 mở rộng thì đây thường là sóng có chiều dài lớn nhất trong số các sóng con. Sóng con trong mô hình này có thời gian hình thành gần tương tự nhau. Chiều dài của sóng số 5 và sóng số 1 ngắn hơn so với chiều dài của sóng số 3.
Quy tắc chung:
- Sóng số 3 mở rộng thường là tập hợp của 9 đợt sóng với thời gian hình thành đồng và hình dáng khá giống nhau.
- Trường hợp quá trình mở rộng diễn ra tại sóng số 3, sóng số 1 và sóng 5 sẽ không tham gia mở rộng.
- Sóng số 4 bao giờ trùng với phần giá của sóng số 1.
- Sóng số 3 không bao giờ có độ dài nhỏ nhất.
- Trong số 3 sẽ mở rộng theo mô hình IM.
- Vẫn có một số trường hợp sóng số 3 tiến hành mở rộng 2 lần.
Mô hình sóng 5 mở rộng
Trong mô hình này, sóng số 5 giữ vai trò là sóng chủ có độ dài lớn hơn phần lớn các sóng còn lại. Hệ thống sống con trong mô hình có thời gian hình thành và hình dáng gần giống nhau. Chiều dài của sóng số 5 lớn hơn so với sóng số 1 và số 3.
Quy tắc chung:
- Sóng số 5 mở rộng thường là tập hợp của 9 đợt sóng với thời gian hình thành đồng và hình dáng khá giống nhau.
- Trường hợp chỉ mở rộng ở sóng số 5, cả hai sóng số 1 và sóng 3 vẫn là kiểu sóng bình thường.
- Sóng số 4 không bao giờ trùng với giá của sóng gió 1.
- Sóng số 5 sẽ mở rộng theo mô hình IM hoặc ED.
- Trong một vài trường hợp sóng số 5 có khả năng mở rộng hai lần.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sóng Elliott là gì Tìm hiểu cấu trúc và cách thức giao dịch
Mô hình Impulse Truncated 5th
Đây là tập hợp mô hình sóng mà đợt sóng số 5 không bao giờ vượt điểm kết thúc của đợt sóng số 3. Vì lý do này mà người ta còn gọi đây là mô hình sóng cụt.
Quy tắc chung
- Sóng mô hình Impulse Truncated 5th không bao có thể hoàn tất xu hướng.
- Sóng số 5 không bao giờ vượt qua được điểm chấm dứt của sóng số 3.
- Sóng số 3 thương có độ dài lớn hơn so với sóng số 1 và sóng số 5.
Mô hình Leading Diagonal (LD)
Leading Diagonal (LD) bao gồm 2 biến thể mô hình. Đó là Leading Diagonal Contracting và Leading Diagonal Expanding.
Leading Diagonal Contracting
Đây là mô hình sở hữu hai đường xu hướng liên kết hai điểm cuối cùng của sóng số 1 tới sóng số 3, sóng số 2 tới sóng số 4. Sau đó có xu hướng hội tụ tại một điểm.
Leading Diagonal Expanding
Trong mô hình sóng Leading Diagonal Expanding, 2 đường xu hướng lần lượt nối điểm cuối cùng của sóng 1 với sóng số 3, sóng số 2 với sóng số 4. Tiếp đó là quá trình mở rộng.
Mô hình Ending Diagonal (ED)
Ending Diagonal (ED) mô hình tam giác chéo nhau sở hữu cấu trúc 3-3-3-3-3. Hai mô hình chúng ta tập trung tìm hiểu bao gồm Ending Diagonal Contracting và Ending Diagonal Expanding.
Ending Diagonal Contracting
Đối với mô hình Ending Diagonal Contracting, 2 đường xu hướng giữ vai trò liên kết những điểm cuối cùng của sóng số 1 với sóng số 3, sóng số 2 với sóng số 4. Mô hình này có xu hướng hội tụ 2 đường xu hướng.
Ending Diagonal Expanding
Trong mô hình sóng Ending Diagonal Expanding, 2 đường xu hướng đã nối điểm cuối cùng của sóng số 1 với sóng số 3. Bên cạnh đó là các điểm của sóng số 2 với sóng số 4, sau đó mở rộng dần.
Nguyên tắc cần nhớ khi phân tích mô hình sóng đẩy
Trong quá trình tiến hành phân tích mô hình sóng đẩy xuất hiện trên biểu đồ giá, bạn nên ghi nhớ một vài nguyên tắc sau đây.
- Sóng số 1 luôn là sóng đẩy.
- Sóng số 2 thường là sóng điều chỉnh nhưng không bao giờ hồi giá 100% so với sóng số 1.
- Sóng số 3 phải là sóng đẩy và có độ dài lớn hơn so với sóng số 2.
- Sóng số 4 và sóng số 2 không bao giờ giao nhau cho dù là sóng đẩy hay sóng điều chỉnh.
- Sóng số 5 hoặc sóng số 3 có khả năng trở thành sóng mở rộng.
Mô hình sóng đẩy giống như một dấu hiệu cho biết giá sẽ vẫn tiếp tục bị duy trì và xu hướng hiện tại. Khi nghiên cứu về lý thuyết sóng elliott, bạn cần đặc biệt quan tâm đến các mô hình sóng này. Rất cảm ơn vì đã theo dõi hết chia sẻ của BeatForex !