Thị trường Forex là một nơi có tính cạnh tranh rất cao. Nếu như nhà đầu tư không chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình những chiến lược giao dịch hiệu quả thì chắc chắn sẽ không thể nhận được gì ngoài tiền lỗ. Có rất nhiều phương pháp giao dịch cơ bản dành cho những nhà đầu tư mới tham gia vào Forex. Tuy nhiên, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu tới bạn phương pháp kết hợp RSI và MACD.
Kết hợp RSI và MACD là gì?
Đối với các nhà đầu tư theo phong cách phân tích kỹ thuật chỉ báo thì chắc hẳn phải biết tới phương pháp kết hợp RSI và MACD. Đây là 2 công cụ cực kỳ hữu dụng để giúp các nhà đầu tư tìm ra điểm mua và điểm bán hợp lý.
Đó là lý do tại sao người ta lại kết hợp hai chỉ báo này với nhau để tạo ra chiến lược giao dịch Forex hiệu quả. Tuy nhiên, để biết rõ về chiến lược giao dịch kết hợp thì trước hết bạn cần phải nắm rõ khái niệm về các đường chỉ báo này nhé.
Giới thiệu chi tiết về 2 đường chỉ báo RSI và MACD
RSI và MACD đều là 2 đường chỉ báo nắm giữ vai trò khác nhau trong việc giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng và thời điểm nên mua, bán trong Forex. Vậy RSI là gì? MACD là gì?
RSI là gì?
Đường chỉ báo RSI là từ viết tắt của Relative Strength Index, dịch theo nghĩa Tiếng Anh thì đường chỉ báo này được hiểu là chỉ số tương đối. Chỉ số này ra đời nhằm đo lường tốc độ và sự biến đổi của xu hướng giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Chỉ số này có giá trị chạy từ 0 cho đến 100. Nếu như chỉ số RSI vượt quá 70 thì người ta có thể hiểu đó là biểu hiện của sự quá mua. Còn nếu như chỉ số RSI nhỏ hơn 30 thì người ta gọi đó là quá bán.
RSI rất hữu dụng trong việc tìm kiếm sự phân kỳ tại thời điểm chỉ số vượt quá đường trung bình hoặc tạo đáy, tạo đỉnh. Các Trader cũng sử dụng chỉ số RSI để đánh giá xu hướng và phân tích kỹ thuật với mục đích dự đoán thị trường, giá cả của hàng hóa.
Tín hiệu quá mua và quá bán
Khi xuất hiện tín hiệu quá mua, các nhà đầu tư nên cẩn trọng bởi đây là dấu hiệu của một thị trường đang trong trạng thái hưng phấn. Các nhà đầu tư liên tục mua vào khiến cho xu hướng tăng liên tục.
Tuy nhiên, điều này càng khiến các nhà đầu tư phải cảnh giác hơn vì thị trường có thể phản ứng với sự hưng phấn bằng cách đảo chiều để ngăn chặn sự tăng liên tục. Lưu ý rằng, tín hiệu mua chỉ có thể dẫn đến tình trạng đảo chiều chứ không khẳng định rằng thị trường sẽ thay đổi.
Trong nhiều trường hợp khi có tín hiệu quá mua nhưng thị trường không hề đảo chiều. Vì thế, nhà đầu tư nên chú ý tới tín hiệu này nhé.
Tín hiệu phân kỳ
Cũng giống với tín hiệu quá mua, khi tín hiệu phân kỳ xảy ra, thị trường sẽ có khả năng đảo chiều. Người ta thường chia ra thành 2 loại đó là tín hiệu phân kỳ đảo chiều để giảm và tín hiệu phân kỳ đảo chiều để tăng.
Tín hiệu phân kỳ đảo chiều để giảm có ý nghĩa là giá được tạo ra ở đỉnh sau cao hơn so với đỉnh trước. Tuy nhiên chỉ báo RSI được tạo ở đỉnh sau không cao bằng đỉnh phía trước. Điều này cho thấy dấu hiệu của tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều.
Ngược lại, tín hiệu phân kỳ đảo chiều để tăng có ý nghĩa là giá được tạo ra ở đáy sau thấp hơn đáy trước.
Tín hiệu đổi xu hướng
Thời điểm chỉ báo RSI giảm từ cao tới mức thấp hơn 50 thì các nhà đầu tư cần để ý rằng đây là lúc xu hướng tăng có thể đổi thành xu hướng giảm. Vì thế, bạn nên tránh mua vào quá nhiều mà thay vào đó hãy kết hợp với các công cụ phân tích khác để xác định xem đảo chiều đã thành xu hướng giảm hay chưa.
Còn đối với trường hợp chỉ báo RSI tăng từ dưới lên trên mức 50 thì bạn cũng có thể nghĩ rằng xu hướng giảm đã kết thúc và có dấu hiệu của xu hướng tăng trở lại. Để chắc ăn hơn thì bạn cũng nên kết hợp với các công cụ phân tích khác để đưa ra kết luận nhé.
Riêng đối với trường hợp chỉ báo RSI ở trong vùng 50 thì tức là giá đang ở trong xu hướng đi ngang (sideways).
>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách sử dụng TradingView cho trader từ A – Z
MACD là gì?
Đường chỉ báo MACD (Moving Average Convergence – Divergence) là một công cụ chuyên được sử dụng trong phân tích kỹ thuật cơ bản. Điểm đặc biệt của chỉ báo MACD đó là chúng có giá trị lớn hoặc nhỏ hơn 0 và không có giới hạn trên hay dưới. Chính vì thế, chỉ số MACD không phát tín hiệu mua và bán giống như chỉ số RSI.
Cấu tạo của chỉ báo MACD sẽ bao gồm 4 thành phần chính bao gồm:
- Đường MACD: Đường màu xanh
- Đường Signal: Đường tín hiệu có màu cam
- Khu vực Histogram
- Đường Zero: Đường phân biệt MACD và Signal
Tín hiệu cắt đường Signal
Khi đường MACD cắt xuống đường Signal thì đó là lúc tín hiệu đảo chiều xảy ra. Trường hợp đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống xuống thì sẽ là tín hiệu đảo chiều từ tăng thành giảm. Còn đối với trường hợp MACD cắt đường Signal từ dưới lên thì sẽ là tín hiệu đảo chiều từ giảm thành tăng.
Tín hiệu cắt đường trung tính
Đường trung tính được biết tới là đường ngang có giá trị khi chỉ báo MACD bằng 0. Nếu như chỉ báo MACD cắt lên đường này thì sẽ báo hiệu xu hướng tăng còn chỉ báo MACD cắt xuống thì sẽ là xu hướng giảm. Và thông thường, tốc độ báo tín hiệu cắt đường trung tính chậm hơn tín hiệu cắt đường Signal.
Tín hiệu phân kỳ
Khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa các đường nối đỉnh và đường nối đáy thì đó là lúc xu hướng trở nên yếu dần và sẽ có nguy cơ đảo chiều. Lúc này, các nhà đầu tư cần theo dõi các chỉ số khác. Có rất nhiều trường hợp xảy ra khi xu hướng tăng mạnh dù tín hiệu phân kỳ đã phát nhưng giá của đỉnh mới vẫn tiếp tục cao hơn đỉnh cũ.
Để biết được khi nào tín hiệu phân kỳ đổi chiều từ tăng thành giảm thì chúng ta sẽ cần phải xem xét cả các chỉ số khác nữa.
Mà các chỉ số khác ở đây có thể là chỉ số RSI. Thông qua những thông tin cơ bản được tìm hiểu ở trên, chúng ta thấy rằng RSI và MACD là hai chỉ báo hỗ trợ cho nhau. Nếu như biết kết hợp RSI và MACD một cách linh hoạt thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ luôn đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các mô hình nến Nhật Bản đảo chiều – “vũ khí” quan trọng của trader
Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và MACD
RSI và MACD đều là 2 chỉ báo cho biết mối quan hệ giữa đường trung bình động và tài sản. Các Trader thường kết hợp RSI và MACD để phân tích và hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trên thị trường.
Trong khi chỉ số MACD là thước đo cho 2 đường EMA thì chỉ số RSI lại làm thước đo cho sự thay đổi giá ở tại thời điểm mức cao và mức thấp trong thời gian gần đây. Vì thế, người ta nói rằng RSI và MACD hỗ trợ cho nhau và từ đó chúng ta có các phương pháp kết hợp RSI và MACD như sau:
Thiết lập biểu đồ kết hợp RSI và MACD
Công việc đầu tiên các bạn cần phải làm đó là thiết lập biểu đồ kết hợp RSI và MACD. Cụ thể với chỉ báo MACD, bạn sẽ áp dụng chỉ báo này đối với các biểu đồ cài mặc định là 12, 26 và 9 kỳ. Còn với chỉ báo RSI sẽ đặt với 7 kỳ cùng mức 50 để sử dụng.
Trong chiến lược giao dịch kết hợp 2 chỉ số RSI và MACD thì chỉ báo RSI được sử dụng để đánh giá động lượng trên thị trường. Còn chỉ báo khu vực Histogram MACD sẽ làm nhiệm vụ canh thời điểm để vào lệnh.
Tín hiệu mua và tín hiệu bán
Trader sẽ cần để ý tới tín hiệu mua và tín hiệu bán khi sử dụng chiến lược kết hợp. Đầu tiên khi xuất hiện tín hiệu mua, bạn sẽ cần chú ý tới những điều sau:
- Chỉ báo RSI 7 kỳ di chuyển tới mức trên 50.
- Thời điểm chỉ báo RSI 7 kỳ ở mức trên 50 thì hãy đợi tới lúc biểu đồ MACD vượt qua đường Zero từ bên dưới.
- Vào lệnh mua tại điểm đóng cửa của nến và điểm dừng ở thời điểm nến đạt mức thấp nhất.
- Tiếp tục giữ vững vị trí cho tới khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều.
Còn với tín hiệu bán:
- Nhà đầu tư cần phải đợi cho tới khi chỉ báo RSI 7 kỳ xuống mức dưới 50
- Tại thời điểm chỉ báo RSI 7 kỳ ở mức dưới 50 thì hãy đợi biểu đồ MACD vượt qua đường Zero từ trên xuống
- Cứ giữ vững như vậy cho tới khi tín hiệu đảo chiều xuất hiện
Như vậy là Beatforex.net đã giới thiệu cho các bạn chiến lược giao dịch kết hợp RSI và MACD cực kỳ đơn giản ở bên trên. Mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch này và áp dụng vào trong thực tế. Hy vọng rằng phương pháp kết hợp 2 chỉ số RSI và MACD sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn.