Đối với các trader hiện đang giao dịch trên thị trường tài chính, chắc hẳn RSI không còn là một chỉ số xa lạ. Thông qua bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu khái niệm về chỉ số RSI trong forex, bên cạnh đó là những tín hiệu của RSI mà các trader cần phải biết nhé.
Chỉ số RSI trong forex là gì?
Chỉ số RSI trong forex là một tiêu chí vô cùng quen thuộc đối với các trader hiện nay. RSI là viết tắt của Relative Strength Index, có nghĩa là chỉ số sức mạnh tương đối, đây cũng chính là một chỉ báo để đo lường mức độ thay đổi của giá. Thông qua chỉ số RSI, các trader có thể đánh giá được điều kiện quá mua hoặc điều kiện quá bán trên thị trường.
Chỉ số RSI sẽ được hiển thị như một biểu đồ đường di chuyển ở giữa của 2 mức giới hạn, thang điểm đo là từ 0 đến 100, biểu đồ này còn được gọi là bộ dao động – Oscillator. RSI là một chỉ số vô cùng có giá trị ở hàng loạt các thị trường tài chính, bao gồm thị trường ngoại hối, chứng khoán và thị trường tương lai.
Ý nghĩa của chỉ số RSI
Việc nắm được ý nghĩa của chỉ số RSI trong forex sẽ giúp các trader đầu tư một cách hiệu quả và chính xác nhất. Chỉ số RSI sẽ giúp các trader biết được khi nào thị trường rơi vào tình trạng bị mua quá mức hoặc bị bán quá mức.
Nói cách khác, RSI sẽ giúp bạn xác định thị trường có đang bị tăng giá quá nhiều hay giảm giá quá nhiều hay không. Đặc biệt, chỉ số này cũng sẽ ra hiệu khi xu hướng trên thị trường có thể quay về lúc đầu.
Chỉ số RSI trong forex có chu kỳ là 14 phiên, phạm vi của giá trị là từ 0 đến 100 và những đường biên sẽ có mức từ 30 đến 70. Ngoài ra, khi bạn đánh giá thị triển vọng của thị trường ở mức dài hạn hoặc ngắn hạn, bạn cũng có thể kéo dài hoặc rút ngắn chu kỳ,
Mức quá mua – quá bán mặc định là 70 – 30, tuy nhiên, bạn cũng có thể điều chỉnh thành mức 80 – 20 là 90 – 10, mức 90 – 10 rất hiếm khi xảy ra.
Công thức tính chỉ số RSI
Tiếp theo, hãy cùng đến với công thức để tính chỉ số RSI trong forex nhé.
Theo đó, công thức tính là RSI = 100 – 100/(1+RS).
Trong số, RS là Relative Strength (sức mạnh tương đối), được tính theo công thức sau:
RS = Average Gain/Average Loss.
RSI sẽ được cài đặt với mức mặc định là 14 kỳ, như vậy, khi tính RS, ta sẽ có phép tính là RS = (14 EMA trên tổng 14 thanh tăng cuối) / (14 EMA trên tổng 14 thanh cuối).
>>> Có thể bạn quan tâm: Đường MA là gì? Tổng hợp thông tin về đường MA
Cách dùng cơ bản của chỉ số RSI
Cách dùng cơ bản của chỉ số RSI trong forex tương đối dễ dàng. Các trader cần đợi chỉ số này vượt lên trên vùng 70, lúc này đã đạt đến ngưỡng quá mua, tiếp theo đó là cắt xuống trở lại sau đó bán ra. Mặt khác, bạn hãy đợi chỉ số này vượt xuống vùng dưới của 30, lúc này đã đạt đến ngưỡng quá bán, tiếp tục cắt lên và sau đó mua vào.
Các tín hiệu bạn cần biết của chỉ số RSI
Tiếp theo, hãy cùng phân tích 3 tín hiệu cơ bản của chỉ số RSI, từ đó có thể phân tích và xác định chiến lược khi giao dịch nhé.
Quá mua RSI
Quá mua RSI (hay còn gọi là Overbought) xuất hiện khi chỉ số RSI lớn hơn mức 70 và thị trường rơi vào tình trạng quá mua. Nếu xu hướng giá có dấu hiệu tăng thì chỉ số quá mua RSI sẽ xuất hiện, lúc này thị trường sẽ có dấu hiệu đảo chiều và giảm trở lại.
Quá bán RSI
Quá RSI (hay còn gọi là Oversold) xuất hiện khi chỉ số RSI nhỏ hơn mức 30 và thị trường rơi vào tình trạng quá bán. Nếu xu hướng giá có dấu hiệu giảm thì chỉ số quá bán RSI sẽ xuất hiện, lúc này thị trường sẽ có dấu hiệu đảo chiều và tăng giá trở lại.
Phân kỳ RSI
Chỉ số phân kỳ RSI (hay còn gọi là Divergence) xuất hiện khi đường RSI đang ở trong xu hướng ngược lại với giá phổ biến trên thị trường. Phân kỳ RSI có thể xuất hiện ở cả 2 hiện tượng giá lên và giá xuống, cũng là dấu hiệu báo rằng xu hướng đảo chiều thị trường đang phát triển.
- Phân kỳ giá lên: Là hiện tượng xuất hiện khi giá của cặp tiền tệ đang trong tình trạng giảm, đồng thời đường RSI lại tăng, đây cũng là dấu hiệu cho việc tăng giá mạnh mẽ sắp diễn ra.
- Phân kỳ giá xuống: Là hiện tượng xuất hiện khi giá của cặp tiền tệ tăng và đồng thời đường RSI giảm, đây cũng là một dấu hiệu cho việc giảm giá mạnh.
2 sai lầm phổ biến khi dùng chỉ số RSI
Tiếp theo sau đây, hãy cùng tìm hiểu về 2 sai lầm thường thấy nhất khi các trader sử dụng chỉ số RSI nhé. Khi sử dụng chỉ số này, có 2 sai lầm phổ biến mà nhà giao dịch thường gặp phải là thực hiện lệnh mua khi thị trường trong tình trạng quá bán, thực hiện lệnh bán khi thị trường trong tình trạng quá mua.
Thực hiện lệnh mua khi thị trường trong tình trạng quá bán
Khi chỉ số RSI đang liên tục đi vào vùng quá bán và giữ mức này một thời gian dài nhưng giá vẫn đang giảm, sau đó tạo nên những đáy mới thấp hơn so với đáy cũ. Khi đó, nếu những trader thực hiện theo tín hiệu của chỉ số RSI để giao dịch thì có thể những giao dịch sẽ trở nên không thuận lợi.
Thực hiện lệnh bán khi thị trường trong tình trạng quá mua
Khi chỉ số RSI đi vào vùng quá mua và liên tục giữ mức giá đó trong thời gian dài, sau đó giá vẫn tăng liên tục, tạo ra những đỉnh mới cao hơn so với các đỉnh cũ thì có thể hiện tượng đảo chiều giá sẽ không có cơ hội diễn ra. Nếu bạn vẫn tiếp tục thực hiện theo chỉ số RSI thì giao dịch sẽ trở nên không được thuận lợi như ý muốn.
>>> Có thể bạn quan tâm: MACD là gì? 5 cách sử dụng MACD hiệu quả cho trader
Làm thế nào để sử dụng RSI hiệu quả?
Phân tích trên nhiều khung thời gian
- Bước 1: Ở khung D1 của công cụ phân tích sẽ hiển thị mức quá bán cùng với mức quá mua. Khi thị trường đi vào vùng quá bán với chỉ số RSI < 30 thì có nghĩa là xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng đang dần xuất hiện. Lúc này, các trader cần chuyển lệnh sang H4 để có thể vào được lệnh mua. Tương tự, khi giá đi vào vùng quá mua với chỉ số RSI > 70 thì có nghĩa là xu hướng đang có dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm, trader cần chuyển ngay sang H4 để có thể vào lệnh bán.
- Bước 2: Sau khi đã vào được lệnh H4, các bạn cần phải chờ đợi giá vào vùng quá bán để đặt lệnh mua, ngược lại, đợi giá vào vùng quá mua để đặt ngay lệnh bán.
Sự kết hợp giữa chỉ số RSI và Moving Average
- Bước 1: Các trader cần phải vẽ một đường ngang với đường chỉ số RSI 50 ở trên bản đồ.
- Bước 2: Khi chỉ số RSI ở mức > 50 và đường SMA 30 cắt hướng lên trên đường SMA 100 thì hãy vào ngay lệnh mua, ngược lại nếu chỉ số RSI < 30 và đường SMA 30 cắt xuống đường SMA 100, các trader cần phải thoát lệnh. Khi thực hiện lệnh bán thì lúc chỉ số RSI ở mức < 50, đường SMA 30 cắt xuống đường SMA 100, các trader hãy vào lệnh và nếu chỉ số RSI đạt mức > 70, đường SMA 30 cắt lên đường SMA 100, lúc này bạn cần phải thoát lệnh.
Thời điểm giá phân kỳ
- Phân kỳ tăng: Vào lúc giá tạo đáy thấp hơn, chỉ số RSI tạo đáy cao hơn, thị trường có thể sẽ đảo chiều giá từ mức giảm sang mức tăng.
- Phân kỳ giảm: Khi giá tạo đỉnh cao hơn và chỉ số RSI lại tạo đỉnh thấp hơn thì lúc này, thị trường có thể sẽ đảo chiều giá từ mức tăng xuống mức giảm.
Như vậy, có thể thấy rằng chỉ số RSI trong forex là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với các trader trong quá trình giao dịch. Việc nắm rõ những tín hiệu của chỉ số này sẽ giúp bạn đầu tư thành công hơn. Nếu cần tìm hiểu thêm các thông tin về thị trường ngoại hối cũng như các thị trường forex khác, hãy truy cập ngay vào trang web https://beatforex.net các bạn nhé.