Là một trader, bạn sẽ cần rất nhiều công cụ để có thể phân tích hiệu quả xu hướng của giá. Trong số đó, chắc chắn không thể bỏ qua kênh giá, một công cụ phân tích vô cùng phổ biến và được nhiều nhà đầu tư tin dùng. Bạn đã biết những gì về công cụ hiệu quả này rồi? Nếu vẫn chưa biết nhiều thì cùng theo dõi bài viết dưới đây bởi chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất mà bạn cần biết.
Kênh giá là gì?
Price Channel hay thường gọi là kênh giá, là một công cụ dùng để phân tích kỹ thuật hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong đầu tư Forex. Đây là một trong những công cụ cơ bản nhất mà mọi nhà đầu tư hay trader đều phải nắm chắc, dù là trader nghiệp dư, mới tham gia hay cả những trader chuyên nghiệp.
Price Channel có cấu tạo gần giống với đường xu hướng (Trendline) hay có thể nói là được sinh ra, được mở rộng hơn từ Trendline. Chính vì vậy, công cụ này giúp ta đánh giá và nhìn ra được xu hướng giá thị trường, từ đó có cơ sở để đưa ra các quyết định đặt lệnh mua bán, chốt lời hiệu quả.
Cấu tạo của Price Channel gồm có hai đường thẳng song song với nhau. Trong đó, một đường chính là đường Trendline và đường còn lại được xác định bằng cách kẻ song song với đường xu hướng đó. Hai đường này tạo ra một khoảng trống ở giữa sao cho gần như mọi mức giá đều dao động không ra khỏi khoảng này.
Hay nói cách khác, ta có thể hiểu rằng Price Channel chính là hai đường Trendline song song, chứa đựng hầu hết mức giá trong một thời điểm. Đường nằm trên (đường xu hướng trên) tương đương một đường kháng cự trong khi đường nằm dưới (đường xu hướng dưới) là đường hỗ trợ.
Nếu đã biết đến Trendline thì sẽ không khó để bạn quen với cách vẽ và cách giao dịch của công cụ mới này. Còn nếu chưa thì đừng bỏ qua phần bài viết dưới đây bởi chúng tôi sẽ đi sâu vào chi tiết hơn về Price Channel.
Phân loại kênh giá và cách xác định
Price Channel được xây dựng dựa trên Trendline nên cách phân loại, xác định cũng tương đồng và giống nhau. Như bạn đã biết đường Trendline được chia thành 3 loại dựa theo xu hướng của giá nên tương tự ta cũng sẽ có 3 loại kênh giá khác nhau.
Kênh giá tăng (Up Price Channel)
Up Price Channel gồm hai đường Trendline có độ dốc hướng lên trên, xuất hiện khi giá trên thị trường có xu hướng tăng. Khi xác định, ta sẽ vẽ đường xu hướng phía bên dưới trước, sau đó mới vẽ đường thẳng song song phía trên sao cho bao trùm toàn bộ giá. Một lưu ý khi vẽ đường xu hướng phía trên là phải đi qua đỉnh giá đầu tiên hay đỉnh giá gần nhất trong xu hướng đó.
Nhìn vào hình vẽ ta sẽ thấy mọi mức giá dao động dù tăng nhiều hay ít cũng đều nằm gọn giữa hai đường xu hướng. Nếu có bất kỳ mức giá nào vượt ra khỏi hai đường này thì có nghĩa là kênh giá đó bị phá vỡ. Một Price Channel bị phá vỡ sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một trong ba xu hướng mới bao gồm:
- Xu hướng giảm mạnh khi mức giá vượt ra khỏi đường xu hướng dưới
- Xu hướng tăng mạnh khi mức giá vượt ra khỏi đường xu hướng trên
- Xu hướng đi ngang khi mức giá vượt ra khỏi một trong hai đường xu hướng
Tuy nhiên bạn cũng cần thật cẩn thận và không vội vàng khi thấy mức giá vượt ra khỏi vùng xu hướng. Bởi có thể đó chỉ là một tín hiệu phá vỡ giả và sau đó giá lại quay về giao động giữa hai đường xu hướng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đường MA là gì? Tổng hợp thông tin về đường MA
Kênh giá giảm (Down Price Channel)
Ngược lại với Up Price Channel, kênh giá giảm xuất hiện khi giá có xu hướng giảm với hai đường Trendline có độ dốc hướng xuống. Trong trường hợp này, ta cần xác định đường xu hướng phía trên trước và đường xu hướng phía dưới sẽ được vẽ song song, đi qua đáy giá đầu tiên hay đáy giá gần nhất.
Khi xuất hiện mức giá vượt ngoài đường xu hướng, Price Channel giảm bị phá vỡ và giá sẽ đảo chiều đi theo một xu hướng mới. Giá có thể hình thành một xu hướng tăng mới hoặc giảm mới hoặc một xu hướng đi ngang tương tự Up Price Channel.
Kênh giá ngang (Sideway Price Channel)
Đối với kênh giá đi ngang, hai đường Trendline tạo thành sẽ không có độ dốc mà là hai đường thẳng song song với nhau. Các mức giá trong trường hợp này không tăng, giảm rõ rệt mà dao động với các đỉnh giá, đáy giá gần như là bằng nhau, cùng nằm trên hai đường thẳng.
Để xác định Sideway Price Channel, bạn cần vẽ hai đường Trendline đi ngang như trong thị trường Sideway. Trong đó, đường xu hướng trên được vẽ bằng cách nối các đỉnh giá lại với nhau còn đường xu hướng dưới là nối các đáy giá. Tất nhiên, hai đường thẳng này phải đảm bảo điều kiện song song với nhau.
Tương tự các Up Price Channel và Down Price Channel, Sideway Price Channel cũng có thể bị phá vỡ nếu giá vượt ra ngoài hai đường xu hướng trên và dưới. Xu hướng mới tạo thành có thể là một Up Price Channel, giảm hoặc tiếp tục đi ngang.
Cách vẽ kênh giá hiệu quả
Price Channel được chia thành 3 loại tất cả. Để phân tích hiệu quả, các Trader cần phải biết cách vẽ các loại kênh giá. Trong đó, Up Price Channel chính là kênh có cách vẽ đơn giản nhất mà bất cứ Trader nào cũng có thể thực hiện được.
Nếu việc vẽ kênh giá khiến bạn gặp khó khăn thì hãy tham khảo một số hướng dẫn cơ bản của chúng tôi ở dưới đây:
- Vẽ Up Price Channel:
Để vẽ được Up Price Channel, Trader chỉ cần vẽ một đường thẳng song song cùng với đường xu hướng tăng. Sau khi thực hiện xong các nét vẽ, Trader di chuyển đường thẳng mới vào vị trí có khả năng chạm vào nhiều đỉnh nhất. Lúc này, đường Up Price Channel sẽ gần như bao trọn giá trong xu hướng lên và sẽ bị phá vỡ khi có tín hiệu đảo chiều.
- Vẽ Down Price Channel:
Để vẽ được Down Price Channel, Trader sẽ vẽ ngược lại với kênh tăng. Bạn vẽ một đường thẳng song song cùng với đường xu hướng giảm và di chuyển đường đó vào vị trí có khả năng chạm đáy nhiều nhất. Cũng như kênh giá tăng, Down Price Channel sẽ bao trọn xu hướng giá giảm và sẽ bị phá vỡ khi đảo chiều.
Điều cần lưu ý khi xác định kênh giá
Cách vẽ kênh giá tương đối dễ nhưng vẫn sẽ khiến nhiều trader, đặc biệt là các trader mới có những nhầm lẫn và sai sót trong quá trình này. Chính vì vậy, để chắc chắn xác định được đúng, bạn nên chú ý một vài điều sau:
- Thứ tự vẽ các đường xu hướng: Đối với Up Price Channel, bạn phải vẽ đường uptrend trước, tức là đường bên dưới còn với Down Price Channel thì ngược lại, sau đó mới vẽ đường còn lại. Hai đường phải đảm bảo điều kiện song song với nhau và đi qua từ 3 đỉnh giá, đáy giá trở lên.
- Vẽ theo xu hướng giá của thị trường chứ không được ép theo ý nghĩ chủ quan của bản thân. Nếu không, kênh giá sẽ không có độ chính xác và hiệu quả mong muốn.
- Các mức giá có thể không nằm hoàn toàn giữa hai đường xu hướng mà có thể vượt ra ngoài ở một số thời điểm. Tuy nhiên, xu hướng giá vẫn được giữ nguyên chứ không phải xuất hiện xu hướng mới.
Ứng dụng kênh giá để đưa ra quyết định đầu tư
Hai đường xu hướng tạo nên kênh giá đóng vai trò là một đường kháng cự và một đường hỗ trợ nên cách giao dịch cũng có nhiều điểm tương đồng. Dựa vào cách giao dịch với đường kháng cự và hỗ trợ, ta cũng có hai cách thức để ứng dụng Price Channel như sau:
Giao dịch thuận xu hướng
Giao dịch thuận xu hướng hiểu đơn giản là khi trong giai đoạn uptrend, nhà đầu tư nên đặt lệnh Buy khi giá chạm vào vùng hỗ trợ và không đặt lệnh Sell khi giá chạm ngưỡng kháng cự. Điều này cũng được áp dụng tương tự khi trong giai đoạn downtrend, Trader chỉ nên vào lệnh Sell khi ở vùng kháng cự và không đặt lệnh Buy khi chạm ngưỡng hỗ trợ.
Lý do giao dịch thuận luôn là sự ưu tiên hàng đầu của các Trader đó là vì trong giai đoạn downtrend hay uptrend cụ thể, sẽ có các đợt retest ngược chiều của giá. Các đợt retest này được gọi là những đợt sóng hồi nhỏ để chuẩn bị đi vào xu hướng chính. Có thể nói rằng đây là thời điểm không thích hợp dành cho các nhà đầu tư kiếm lời. Nếu bạn vẫn cố chấp mà thực hiện các lệnh giao dịch tại thời điểm này thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
>>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Khung thời gian nào tốt nhất khi giao dịch Forex?
Và để giảm thiểu những rủi ro, giúp Trader giao dịch thuận xu hướng hiệu quả, dưới đây sẽ là các cách giao dịch hay mà bạn cần chú ý:
Với xu hướng tăng
Đối với xu hướng tăng, các Trader nên vào lệnh khi giá chạm vào đường trendline dưới hay chính xác hơn là ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng đối với lần thứ 3 trở đi vì để đường hỗ trợ/kháng cự phát huy tối đa hiệu quả thì cần có ít nhất 2 lần giá chạm vào các vùng đó và bật lại.
Các Trader muốn chốt lời tốt với giá hời thì nên đặt stop-loss tại đáy gần nhất trước đó. Khi giá tăng lên và chạm vào đường xu hướng thì đây chính là thời điểm đẹp nhất để bạn vào lệnh kiếm lời.
Với xu hướng giảm
Đối với xu hướng giảm thì các Trader nên vào lệnh tại thời điểm giá chạm vào đường xu hướng từ lần thứ 3 trở đi. Để đảm bảo an toàn thì Trader cũng nên đặt lệnh Stop-loss tại gần đỉnh và chốt lời khi giá đã chạm vào đường xu hướng bên dưới.
Với xu hướng đi ngang
Còn đối với xu hướng đi ngang thì bạn có thể áp dụng cách giao dịch tương tự với đường trendline trong giai đoạn thị trường đi ngang.
Giao dịch phá vỡ
Bên cạnh giao dịch thuận xu hướng thì kênh giá cũng được áp dụng để thực hiện giao dịch phá vỡ. Tại một thời điểm nào đó khi các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ đều không còn phát huy tác dụng thì đây cũng chính là lúc mà các giao dịch giá sẽ bị phá vỡ. Lúc này, giá sẽ vượt ra khỏi phạm vi của 2 đường xu hướng và bắt đầu mở ra một xu hướng mới.
Chỉ cần Trader nắm rõ cách giao dịch với đường trendline thì chắc chắn khi áp dụng Price Channel vào giao dịch phá vỡ sẽ không còn điều gì quá khó khăn.
Như vậy, toàn bộ thông tin liên quan đến kênh giá đã được cập nhật chi tiết và đầy đủ nhất đến với Trader. Mong rằng bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích về Price Channel qua bài viết ngày hôm nay. Chúc các bạn thực hiện giao dịch thành công với Price Channel. Hy vọng chia sẻ của BeatForex đã giúp bạn cập nhật kiến thức hữu ích!