Hiện tại nếu như giao dịch Forex trên những nền tảng hỗ trợ như MetaTrader 4, thì trader cần phải biết tất cả những loại lệnh cơ bản để áp dụng phù hợp cho chiến lược của bản thân. Các lệnh trong Forex sẽ giúp bạn không phải chờ đến khi giá đạt tới 1 mức mong muốn để vào lệnh. Vậy hiện tại có các loại lệnh giao dịch nào, công dụng của mỗi loại là như thế nào?
Các lệnh trong Forex
Về cơ bản, tất cả các lệnh trong Forex được sinh ra nhằm phục vụ cho mục đích thực hiện giao dịch của trader trong những hoàn cảnh đa dạng khác nhau: khi muốn chờ đợi 1 điểm entry đẹp thì mới mua vào, hay thậm chí là khi đang bận rộn với những công việc khác vẫn muốn nếu giá đến những mức đó, vẫn thực hiện được 1 lệnh giao dịch, hay muốn vào lệnh ngay để không bỏ lỡ cơ hội…
Với xuất phát điểm này, hiện tại trên thị trường có các lệnh trong Forex cơ bản là trailing stop, lệnh dừng lỗ, lệnh chờ stop, lệnh chờ limit và lệnh thị trường. Để hiểu rõ hơn về mỗi loại lệnh, hãy cùng điểm qua những thông tin cụ thể sau đây.
Market order – Lệnh thị trường:
Market order – Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán với mức giá tốt nhất ngay tại thời điểm bạn đang nhìn biểu đồ. Đối với các lệnh trong Forex thì Market order là 1 lệnh rất quan trọng.
Thí dụ: Tỷ giá EUR / USD ở thời điểm hiện tại đang chạm mức là 1,2140, có giá Ask là 1,2142 và có giá Bid là 1.2139.
Như vậy nếu như ngay thời điểm hiện tại muốn mua EUR/USD thì Broker sẽ bán với giá Ask EUR/USD là 1.2142.
Theo đó bạn chỉ cần nhấp vào Buy và sau đó nền tảng giao dịch sẽ thực hiện lệnh mua ngay lập tức cùng mức giá chính xác đó.
Theo đó ngay ở thời điểm hiện tại, nếu như muốn Bán EUR/USD thì Broker sẽ mua cùng với giá Bid EUR/USD là 1.2139
Ngay lập tức lệnh này sẽ được thực thi, như vậy điều này đồng nghĩa với việc ngay khi vào lần thì bạn đã âm vì Spread.
Hình ảnh phía trên chính là ví dụ minh họa về biểu đồ cũng như Giá Ask, Bid khi thực hiện giao dịch tại nền tảng MetaTrader 4. Nếu như nhấn Buy hoặc Sell thì khi đó lệnh của bạn ngay lập tức sẽ được khớp.
Ngoài ra cũng cần luôn nhớ rằng Market Order – Lệnh thị trường chính là lệnh thực thi khi bạn ra quyết định sẽ vào lệnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Lot là gì? Mối quan hệ giữa Lot và đòn bẩy trong Forex
Lệnh chờ Buy Limit, Sell Limit
Tìm hiểu về lệnh chờ Buy Limit, Sell Limit
Đối với các lệnh trong Forex thì Buy Limit và Sell Limit sẽ là 1 loại lệnh chờ đặc biệt. Theo đó đây chính là loại bệnh phổ biến dựa theo đúng với tình trạng mua thấp và bán cao xuất hiện ở bất kỳ hình thức giao dịch nào được chúng ta thực hiện từ trước tới nay. Cụ thể
- Sell Limit: Chính là lệnh đặt bán cùng với giá cao hơn so với giá của thị trường ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó giá cao hơn này cũng sẽ nằm trong tương lai.
- Buy Limit: Chính là lệnh đặt mua cùng với giá thấp hơn so với giá của thị trường ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó giá thấp hơn này cũng sẽ nằm trong tương lai.
Theo đó chấm màu xanh lá chính là giá đang chạy ở thời điểm hiện tại. Và bạn cần phải dự đoán trong tương lai thì giá cần chạm tới điểm xanh lá hay đỏ thì mới đảo chiều để tạo xu hướng tăng hay giảm.
Ví dụ về Sell Limit
Đối với Sell Limit: Hiện tại cặp USD/CHF đang giao dịch ở mức là 1.0018. Bạn dự đoán rằng chỉ khi giá đạt đến mức 1.0055 thì mới 1 là điểm an toàn để có thể bán.
Như vậy sẽ có hai sự lựa chọn là:
- Lựa chọn 1: Nhìn biểu đồ đến khi giá đạt mức là 1.0055 và sau đó vào lệnh bán (Sell) ra.
- Lựa chọn 2: Chỉ cần đặt lệnh Sell Limit và khi giá đạt đúng đến 1.0055 thì hệ thống sẽ tự động khớp lệnh cho bạn.
Với các lệnh trong Forex hiện nay, Sell Limit là lệnh rất phổ biến và hỗ trợ rất nhiều cho những trader trên thị trường.
Ví dụ về Buy Limit
Đối với Buy Limit: Hiện tại cặp EUR/USD đang giao dịch ở mức là 1.1770. Bạn dự đoán rằng chỉ khi giá đạt đến mức 1.1720 thì mới là điểm mua an toàn. Đồng thời chỉ khi đó thì giá mới đảo chiều và tạo xu hướng tăng. So với đồng USD thì đồng EUR sẽ mạnh lên.
Như vậy cũng sẽ có hai sự lựa chọn là:
- Lựa chọn 1: Nhìn biểu đồ giá đến khi Tỷ giá đạt mức là 1.1720 và sau đó đặt lệnh Buy (khi đó lệnh thị trường sẽ thực thi ngay) tuy nhiên sẽ tốn thời gian chờ.
- Lựa chọn 2: Đặt 1 lệnh Buy Limit và khi giá đạt rơi xuống mức 1.0055 thì hệ thống sẽ tự động khớp lệnh cho bạn.
Lệnh chờ Buy Stop, Sell Stop
Đối với các lệnh trong Forex hiện nay không thể không nhắc tới lệnh chờ Buy Stop, Sell Stop. Vậy loại lệnh này là gì và cách thức sử dụng là như thế nào?
Tìm hiểu về lệnh chờ Buy Stop, Sell Stop
Đối với lệnh chờ Buy Stop, Sell Stop thì sẽ ngược lại so với lệnh chờ Buy Limit cũng như Sell Limit. Những loại lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop này lại có ý nghĩa là “mua cao và bán thấp”. Cụ thể:
- Buy Stop: Chính là lệnh đặt mua cùng với giá thấp hơn so với giá của thị trường ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó giá cao hơn này cũng sẽ nằm trong tương lai.
- Sell Stop: Chính là lệnh đặt bán cùng với giá thấp hơn so với giá của thị trường ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó giá thấp hơn này hiện sẽ nằm trong tương lai.
Giá của thị trường ở thời điểm hiện tại chính là điểm màu xanh lam. Và bạn cần dự đoán nếu như giá đạt tới mức màu xanh lá thì khi đó mới có thể xảy ra được quá trình đảo chiều giảm qua tăng.
Nếu như giá chạm vào đường đỏ thì khi đó khả năng quá trình đảo chiều diễn ra từ tăng qua giảm mới khả thi. Đối với các lệnh trong Forex thì đây là 1 lệnh cơ bản mà bất kỳ trader nào cũng cần quan tâm tới.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phân tích kỹ thuật Forex, cách áp dụng hiệu quả vào chiến lược giao dịch
Ví dụ về Sell Stop
Đối với Sell Stop: Hiện tại cặp USD/CHF đang giao dịch ở mức là 1.0018. Bạn dự đoán rằng chỉ khi nào giá rơi xuống là 0.9995 thì mới 1 là điểm an toàn để có thể bán. Chỉ khi đó thì khả năng đảo chiều hay tiếp tục xu hướng giảm xuống mới khả thi.
Hiện tại giá là 1.0018 lớn hơn so với Giá dự đoán để có thể vào lệnh Sell Stop là 0.9995
Như vậy sẽ có hai sự lựa chọn là:
- Lựa chọn 1: Nhìn biểu đồ đến khi giá đạt mức là 0.9995 và sau đó vào lệnh bán (Sell) ra.
- Lựa chọn 2: Chỉ cần đặt lệnh Sell Stop và khi giá đạt đúng đến 1.0055 thì hệ thống sẽ tự động khớp lệnh cho bạn.
Ví dụ về Buy Stop
Đối với Buy Stop: Hiện tại cặp EUR/USD đang giao dịch ở mức là 1.1710. Bạn dự đoán rằng chỉ khi giá đạt đến mức 1.1720 thì mới là điểm mua an toàn. Đồng thời chỉ khi đó thì giá mới đảo chiều và tạo xu hướng tăng. So với đồng USD thì đồng EUR sẽ mạnh lên.
Giá thị trường đang chạy là 1.1710 lớn hơn so với Giá dự đoán để có thể vào lệnh Buy Stop là 1.1720
Như vậy cũng sẽ có hai sự lựa chọn là:
- Lựa chọn 1: Nhìn biểu đồ giá đến khi Tỷ giá đạt mức là 1.1720 và sau đó đặt lệnh Buy (khi đó lệnh thị trường sẽ thực thi ngay) tuy nhiên sẽ tốn thời gian chờ.
- Lựa chọn 2: Đặt 1 lệnh Buy Stop và khi giá tăng lên mức đúng 1.1720 thì hệ thống sẽ tự động khớp lệnh cho bạn.
Điển hình là nhờ vào chính mô hình biểu đồ mà chỉ trong khoảng thời gian 18 tháng, Dan Zanger đã có thể biến 11.000 đô thành 18 triệu đô. Bên cạnh đó Peter Brandt cũng đạt được hiệu suất lợi nhuận trong suốt 40 năm trên 40% nhờ vào việc sử dụng chính mô hình biểu đồ và từ đó đã trở thành 1 Phù thủy trên Thị trường Tài chính.
Stop loss order – Lệnh dừng lỗ
Trên thị trường Forex hiện tại Stop loss order – Lệnh dừng lỗ chính là loại lệnh có mục đích bảo vệ cho trader tránh khỏi thua lỗ thêm nếu như giá đi ngược hướng so với giao dịch của bạn. Đối với các lệnh trong Forex thì bắt buộc trader phải luôn nhớ tới loại lệnh này. Đây chính là lệnh sẽ luôn có tác dụng tới khi giao dịch của trader được thanh lý hay chính trader hủy nó đi.
Ví dụ nếu như bạn đã mua EURUSD với mức giá là 1.2230. Bạn đặt lệnh dừng lỗ ở 1.2200 để hạn chế được tối đa thua lỗ. Như vậy điều này đồng nghĩa với việc nếu như dự đoán sai và đồng thời EURUSD giảm xuống 1.2200 thay vì sẽ đi lên, thì khi đó hệ thống giao dịch sẽ thực hiện lệnh thanh lý tự động đối với lệnh mua nói trên ở giá thị trường vào thời điểm đó (là 1.2200). Vậy bạn đã thua lỗ là 30 pips đối với lệnh mua EURUSD là 1.2230 của bản thân.
Lệnh dừng lỗ sẽ luôn rất quan trọng nếu như trader không muốn ngồi trước màn hình máy tính cả 1 ngày trời để lo lắng cho việc bản thân có thể sẽ bị thua lỗ hết sạch tiền. Bạn đơn giản chỉ cần đặt lệnh dừng lỗ cho những lệnh đang có của bản thân và có thể làm các công việc khác nữa mà không cần phải lo lắng quá nhiều.
Trailing stop – Lệnh dừng lỗ kéo theo
Đối với các lệnh trong Forex thì Trailing stop – Lệnh dừng lỗ kéo theo chính là một dạng lệnh dừng lỗ. Tuy nhiên sẽ bị biến động cùng với giá nếu như giá biến động.
Ví dụ nếu như bạn quyết định sẽ bán USDJPY ở 90.80 cùng với trailing stop 20 pips. Như vậy điều này đồng nghĩa với việc dừng lỗ của bạn sẽ ở mức 91.00, đồng thời nếu như giá giảm xuống tới vùng 90.50 thì lệnh trailing stop của bạn khi đó sẽ là 90.70.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng lệnh trailing stop này sẽ đi thuận chiều cùng với hướng đi của bạn và sẽ không đi ngược lại.
Với ví dụ ở trên nếu như giá giảm xuống chỉ còn 90.50, thì khi đó trailing stop sẽ nằm ở mức là 90.70. Tuy nhiên nếu như giá đi ngược lên tới 90.60, thì khi đó trailing stop vẫn sẽ nằm ở mức là 90.70, mà sẽ không đi ngược lên tới 90.80. Chính vì điều này mà có thể bảo vệ cho trader tránh được các thua lỗ nặng nề hơn.
Các lệnh trong Forex đặc biệt khác
Ngoài những loại lệnh cơ bản và phổ biến kể trên, thì dưới đây là các lệnh trong Forex đặc biệt khác mà các trader cũng cần quan tâm tới như:
GTC – Good ‘Till Cancel – Lệnh tồn tại cho tới khi bị hủy
Đây là loại lệnh sẽ được đặt ở trên thị trường tới khi bạn hủy nó và những công ty môi giới bằng không sẽ không bao giờ được hủy nó. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tới loại lệnh này, vì đôi khi bạn sẽ quên mất rằng bản thân đã từng đặt loại lệnh này trước đó.
GFD – Good for the Day – Lệnh tồn tại hết ngày
Đối với các lệnh trong Forex thì GFD – Good for the Day – Lệnh tồn tại hết ngày mà trader cũng có thể tìm hiểu. Đây là loại lệnh sẽ tồn tại tới hết ngày và đồng thời sẽ hủy ngay sau khi khi bắt đầu một ngày giao dịch mới. Vì thị trường Forex hiện tại là thị trường 24h/5 ngày và sẽ không ngừng nghỉ, do đó công ty môi giới thông thường sẽ lựa chọn Thời điểm là 5 giờ sáng theo múi giờ Việt Nam để làm điểm hết ngày và tức là sẽ kết thúc phiên Mỹ. Nhưng để có thể chắc chắn, thì bạn cũng nên kiểm tra với các công ty môi giới đối với thời điểm hết ngày để dễ dàng xem được thời điểm hủy lệnh GFD của hệ thống.
One trigger the other – Lệnh kích hoạt lệnh
Nếu như lần này khớp thì khi đó sẽ kích hoạt lệnh kia. Theo đó có thể thấy loại lệnh này trong những trường hợp đặt lệnh chờ mua, chờ bán sẵn cũng như lệnh chốt lời và dừng lỗ sẵn cho những lệnh chờ này. Nếu như lệnh chờ mua và chờ bán khớp thì những lệnh chốt lời cũng như dừng lỗ mới có thể kích hoạt. Đối với các lệnh trong Forex thì đây cũng là 1 loại lệnh khá đặc biệt.
OCO – One cancels the order – Lệnh này hủy lệnh kia
Đối với các lệnh trong Forex thì OCO – One cancels the order – Lệnh này hủy lệnh kia là 1 trong những lệnh khá đặc biệt. Theo đó đây là 1 cặp lệnh chờ và được đặt song song cùng với nhau. Nếu như lệnh này được khớp thì khi đó lệnh sẽ bị hủy, ngược lại nếu như lệnh này bị hủy thì khi đó lệnh sẽ được khớp.
Các lệnh trong Forex cơ bản như lệnh trailing stop, lệnh dừng lỗ, lệnh chờ stop, lệnh chờ limit và lệnh thị trường là những lệnh mà bất cứ trader nào cũng cần. Hy vọng với những thông tin được beatforex.net sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về những loại lệnh này. Tuy nhiên nếu như không phải là 1 trader kỳ cựu thì không nên dùng 1 hệ thống giao dịch với quá nhiều lệnh tại những thời điểm trên thị trường.