Margin Call/ Lệnh ký quỹ là 1 thông báo từ sàn rằng bạn có thể sẽ bị thua lỗ hoặc toàn bộ những lệnh của bạn có nguy cơ bị thanh lý hoặc đóng. Đây là điều mà không 1 trader nào mong muốn, tuy nhiên nếu như đã tham gia vào thị trường forex 1 thời gian thì viễn cảnh khó có thể tránh được. Vậy Margin Call là gì? Cách thức phòng tránh là như thế nào?
Margin Call là gì? Những thuật ngữ liên quan tới Margin Call
Hiện tại Margin Call là gì là 1 trong những khái niệm mà bất cứ trader nào cũng phải biết tới khi tham gia vào thị trường forex. Tùy thuộc vào mỗi một sàn forex khác nhau mà tỉ lệ về margin level giới hạn dành cho margin call cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó tỷ lệ này hiện tại cũng sẽ khác nhau với mỗi một loại tài khoản giao dịch. Tuy nhiên thông thường sẽ là 80% 100% hay 150%. Vậy cụ thể Margin Call là gì?
Margin Call là gì?
Margin call/ Lệnh gọi ký quỹ là 1 thông báo, cảnh báo hoặc báo động của sàn forex tới những nhà giao dịch nếu mức ký quỹ (margin level) bị giảm xuống dưới 1 tỷ lệ giới hạn theo quy định của sàn và để họ có các biện pháp kịp thời can thiệp tới tài khoản giao dịch.
Khi bắt đầu mở những vị thế giao dịch thì margin level rất cao, nếu như > 100% sẽ là 1 mức ký quỹ an toàn. Nếu như thị trường trong suốt quá trình giao dịch đi đúng theo xu hướng dự đoán thì khi đó margin level sẽ càng tăng lên vì equity tăng và tài khoản sẽ đang có lợi nhuận. Và ngược lại nếu như thị trường đi ngược lại hướng dự đoán, equity sẽ giảm, margin level sẽ giảm, nếu như tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn <= 100% thì điều này đồng nghĩa với việc bạn không còn khả năng mở thêm bất cứ lệnh mới nào.
Nếu như thị trường tiếp tục vẫn chống lại bạn thì khi đó margin level sẽ càng giảm xuống và tài khoản sẽ đang gặp nguy hiểm, nếu như không can thiệp biện pháp kịp thời thì khi đó margin level sẽ về 0 vì equity về 0. Tài khoản sẽ bị thu sạch hay thậm chí là margin level âm vì equity âm. Và bạn sẽ nợ lại sàn 1 khoản tiền bằng đúng với equity âm đó.
Để có thể tránh được trường hợp margin level về mức 0 hoặc bị âm, những sàn forex sẽ cảnh báo tới nhà giao dịch khi tài khoản của họ rơi vào hiện trạng nguy hiểm, đây cũng là khái niệm giải thích Margin Call là gì.
Những thuật ngữ liên quan tới Margin Call
Để hiểu rõ hơn Margin Call là gì, hãy cùng điểm qua những thuật ngữ của giao dịch ký quỹ. Đây là những thuật ngữ có liên quan chặt chẽ và đồng thời cũng là cơ sở để sinh ra khái niệm Margin Call là gì này.
Equity – Vốn sở hữu
Nếu như muốn thực hiện giao dịch thì nhà đầu tư bắt buộc phải bỏ ra 1 khoảng tiền vốn ban đầu và đây được gọi là Equity.
Nói cách khác thì Equity là số dư tại tài khoản giao dịch của người dùng và số dư này gồm có cả khoản lợi nhuận mà bạn có được hay trừ đi những khoản lỗ mà bạn giao dịch.
Ví dụ để giao dịch ngoại hối, nếu như nạp vào tài khoản là $1000, thì Equity sẽ là $1000. Sau đó 1 khoảng thời gian sau, bạn có lợi nhuận là $300 thì lúc này Equity là $1300. Và ngược lại nếu như sau 1 thời gian giao dịch bị thua lỗ $100 thì khi đó Equity của bạn sẽ không còn là $1000 nữa mà sẽ là $900.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng Equity ở đây chính là vốn thực của những nhà đầu tư. Như vậy điều này đồng nghĩa với việc đây chính là số vốn chưa được tính toàn đòn bẩy.
>>> Có thể bạn quan tâm: Lịch kinh tế – Công cụ hỗ trợ giao dịch hiệu quả đến bất ngờ
Margin – Ký quỹ
Khi tìm hiểu Margin Call là gì thì Margin thuật ngữ là 1 trong những thuật ngữ không thể không nhắc tới. Theo đó Margin là tiền ký quỹ. Đây chính là số tiền bắt buộc đặt cọc cho Broker (hay sàn môi giới giao dịch).
Theo đó sẽ tùy thuộc vào đòn bẩy – Leverage thấp hay cao mà số tiền ký quỹ – Margin cũng sẽ buộc thấp hay cao, tuy nhiên chắc chắn rằng người chơi phải đặt cọc ký quỹ dành cho mỗi một giao dịch của bản thân.
Used Margin – Ký quỹ đã được sử dụng
Đối với mỗi một lệnh giao dịch sẽ cần 1 khoản tiền để đặt cọc ký quỹ và đây chính là điều bắt buộc.
Như vậy, tổng số tiền ký quỹ này là số tiền ký quỹ đã được sử dụng, hay Used Margin.
Ký quỹ còn dư – Free Margin
Ký quỹ còn dư – Free Margin là 1 trong những thuật ngữ không thể không nhắc tới khi tìm hiểu Margin Call là gì. Theo đó khoản tiền ký quỹ còn dư là khoản tiền còn dư lại tại tài khoản khi đã sử dụng để thực hiện ký quỹ.
- Equity – Used Margin = Free Margin
Như vậy nói cách khác thì Free Margin chính là khoản tiền còn dư lại mà bạn có thể tiến hành đặt cọc ký quỹ và tiếp tục giao dịch.
Margin Level – Mức ký quỹ
Margin Level – Mức ký quỹ chính là thước đo về khả năng chịu đựng cho tài khoản của bạn, đơn vị sẽ được tính bằng tỷ số về số vốn trong tài khoản với khoản tiền ký quỹ đã được sử dụng và được tính bằng đơn vị là %.
Mức ký quỹ – Margin Level, là thước đo cho khả năng chịu đựng của tài khoản của bạn, được tính bằng tỷ số của số vốn trong tài khoản của bạn với số tiền ký quỹ đã sử dụng, tính bằng đơn vị %.
- (Equity / Used Margin) * 100% = Margin Level
Margin Level hiện cũng là 1 khái niệm mà rất nhiều trader nhầm lẫn trong khi tính toán nhất và kể cả những trader đã có kinh nghiệm trên thị trường này. Chính vì vậy mà khi tìm hiểu về Margin Call là gì thì thuật ngữ này cũng cần lưu ý kỹ.
Với ví dụ ở trên:
- Nếu như bạn nạp vào cho tài khoản giao dịch là $1000 thì khi đó: Equity = $1000
- Bạn thực hiện giao dịch với 10 lệnh và giả sử mỗi một lệnh ký quỹ là $20 thì khi đó: Used Margin = $200
- Như vậy lúc này mức ký quỹ của bạn còn dư sẽ là: Free Margin = $1000 – $200 = $800
- Mức ký quỹ cho tài khoản của bạn sẽ là: Margin Level = ($1000 / $200) *100 = 500%
>>> Có thể bạn quan tâm: Factory Forex – Hướng dẫn cơ bản cách mở tài khoản và sử dụng
Kết quả khi tài khoản của trader bị Margin Call là gì?
Với những thông tin tổng quan về lệnh ký quỹ trên, vậy hiện tại kết quả khi tài khoản của trader bị Margin Call là gì? Theo đó như đã biết khi Margin Level giảm xuống dưới mức cho phép, khi đó báo động Margin Call sẽ được kích hoạt.
Lúc này sẽ có hai trường hợp thực tế xảy ra cụ thể như sau:
- 1 là những lệnh giao dịch của các nhà đầu tư sẽ bị stop out (đóng bớt) 1 cách tự động để có thể giảm Used Margin.
- 2 là các nhà đầu tư sẽ được những nhân viên tư vấn tại sàn giao dịch khuyến nghị nạp tiền thêm vào để có thể “cứu” được tài khoản.
Đối với 2 trường hợp này, có thể giải thích khá đơn giản như sau:
- Vì công thức của Margin Level là (Equity / Used Margin) * 100% = Margin Level.
- Do đó rõ ràng thì Margin Level sẽ phụ thuộc vào Used Margin và Equity là điều vô cùng dễ hiểu.
- Trường hợp 1 là lệnh bị stop out (tự động dừng lỗ) là để giảm Used Margin dẫn đến tăng Margin Level.
- Trường hợp 2 là trader sẽ phải nạp tiền thêm và từ đó gia tăng lên số vốn Equity dẫn đến tăng Margin Level.
Như vậy cả 2 trường hợp này đều nhắm tới mục đích là tăng Margin Level, đồng thời cùng chung một kết quả khá bi đát.
Cách thức để khi giao dịch tránh bị Margin Call là gì?
Từ các thuật ngữ như trên, bạn có thể hình dung được cách thức 1 giao dịch ký quỹ (margin) hiện nay là như thế nào, dù đó là giao dịch hàng hóa, ngoại hối, chứng khoán, hoặc thị trường tài chính hiện nay nói chung.
Như vậy rõ ràng thì Margin Call hay stop out sẽ là những điều mà bất cứ 1 trader nào trên thị trường hiện nay cũng không mong muốn xảy ra cho tài khoản của bản thân. Đây là điều chắc chắn là không tốt đẹp gì đối với tài khoản giao dịch của trader. Vậy cách thức để khi giao dịch tránh bị Margin Call là gì?
Theo đó dưới đây là 1 vài những trải nghiệm đã được đúc kết trong suốt quá trình giao dịch của nhiều trader có kinh nghiệm lâu năm để giúp bạn tránh được những vấn đề này xảy ra.
Chọn cho tài khoản giao dịch đòn bẩy không quá cao
Đòn bẩy sử dụng – Leverage cho tài khoản là 1 con dao 2 lưỡi, những trader có thể kiếm được lợi nhuận nhanh hơn, tuy nhiên cũng hoàn toàn có thể thua lỗ với 1 tốc độ “chóng mặt”.
Nếu như thua lỗ nhanh tới như vậy thì rõ ràng là Margin Level và Equity của bạn cũng sẽ bị sụt giảm một cách nhanh chóng và khi đó việc xảy ra có lẽ sẽ Margin Call là điều sớm muộn.
Vì vậy khuyến nghị những trader chỉ nên sử dụng Leverage ở mức vừa và thấp. Theo đó chỉ nên sử dụng ở khoản 1:50 hay 1:100.
Nếu như có tìm hiểu Margin Call là gì thì rõ ràng đây chính là điều mà bất cứ 1 trader nào trên thị trường hiện nay cũng không mong muốn xảy ra. Do đó những trader nên quy định mức độ rủi ro mà bản thân có thể chịu đựng là bao nhiêu % Equity 1 cách rõ ràng. Vậy giao dịch cùng khối lượng vừa đủ sức chịu đựng là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở phần sau.
Giao dịch cùng khối lượng vừa đủ sức chịu đựng
Sẽ rất khó để kiểm soát nếu như bạn thực hiện giao dịch với 1 khối lượng quá lớn, hay “nhồi” nhiều lệnh nhỏ nếu thua lỗ, khi đó Used Margin của bạn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Đồng thời Equity cũng vì vậy mà giảm xuống “chóng mặt” và sớm muộn thì Margin Call cũng sẽ xảy ra.
Đối với mỗi một trader thì mức độ chịu đựng rủi ro cũng sẽ khác nhau, có trader chỉ chấp nhận được mức độ rủi ro là từ 1% tới 3% tài khoản. Tuy nhiên cũng có trader chấp nhận được rủi ro nhiều hơn và có khi lên đến 20%, 30% tài khoản, thậm chí là tới 40% tài khoản.
Rủi ro cao sẽ đi kèm lợi nhuận cao, nhưng dù gì thì có quản lý cũng sẽ tốt hơn nếu như hành động chỉ mang tính cảm tính và làm gia tăng khối lượng giao dịch 1 cách mất kiểm soát.
Như vậy qua bài viết trên beatforex.net đã giải thích đầy cho bạn Margin Call là gì. Dù có thể can thiệp với nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên điều quan trọng chính là làm thế nào để có thể dự đoán được đúng xu hướng thị trường để margin level duy trì ở mức độ an toàn và càng tăng lên trong những giao dịch. Và cách thức duy nhất để có thể thực hiện được điều này là đầu tư cho kiến thức.