Trader – thuật ngữ quen thuộc trên thị trường tài chính. Bạn cũng đang giao dịch ở thị trường này và thắc mắc trader là gì, trading là gì? Liệu mình có phải một trader? Trong thời gian giao dịch, bạn có thực sự hiểu trader là nghề gì, có từng coi trader là một công việc nghiêm túc? Bạn có biết làm sao để trở thành pro trader? Nếu vẫn còn mơ hồ về nghề trader, Beat Forex giúp bạn tỏ tường mọi thứ!
Trader là gì? Trading là gì?
Trader là gì? Traders là gì?
Trader là gì? Trader hay Traders dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là “nhà giao dịch” hoặc “người giao dịch”. Thuật ngữ này chỉ chung những người trực tiếp tiến hành hoạt động mua – bán các loại tài sản cơ sở trên thị trường tài chính. Đồng thời hưởng lợi nhuận từ việc chênh lệch giá nhờ mua đi – bán lại các loại tài sản đó.
Những loại tài sản mà trader mua vào bán ra trên thị trường tài chính có thể kể đến như: trái phiếu, cổ phiếu, chỉ số, tiền tệ, vàng – bạc – đá quý, hàng hóa, tiền điện tử, ngoại hối,…Chỉ cần có khả năng tài chính, có kiến thức, mong muốn tăng thu nhập chính đáng thì đều có thể trở thành trader.
Thế là bạn đã biết trader là gì, vậy thì trader là nghề gì?
Trader là nghề gì?
Theo như cách giải thích khái niệm trader là gì thì nghề trader được hiểu đơn giản là một người sẽ thực hiện hoạt động mua hoặc bán các loại tài sản kể trên và họ thu lợi nhuận từ việc chênh lệch giá mua – giá bán các loại tài sản đó trên thị trường. Trader có thể làm việc cho chính mình hoặc bất cứ cá nhân, tổ chức nào thuê họ.
Nếu tự giao dịch, trader dùng tiền của mình để tiến hành các hoạt động mua bán tài sản trên thị trường tài chính, tự quản lý vốn, quản trị mọi giao dịch mà không bị ràng buộc. Và họ cũng được hưởng lợi hoặc chịu rủi ro hoàn toàn từ chính lệnh giao dịch của mình.
Những người tự mình giao dịch, họ chỉ phải trả một khoản phí hoa hồng nhất định cho nhà môi giới (sàn giao dịch). Còn khi được cá nhân/tổ chức thuê, trader sẽ dùng tiền của bên thuê để thực hiện các giao dịch đồng thời sẽ chịu sự kiểm soát của bên thuê.
Theo đó, nhà giao dịch trong trường hợp này sẽ không phải chịu hoàn toàn thua lỗ nếu giao dịch thất bại. Và lợi nhuận nếu giao dịch thành công họ cũng không được nhận hết. Có thể chỉ được bên thuê chia 1 phần theo đúng thỏa thuận ban đầu hoặc được nhận lương cố định.
Và đó là khái niệm trader là gì và trader là nghề gì? Vậy trading là gì?
Trading là gì?
Theo như dịch nghĩa từ trader là gì: Nếu như trader là nhà giao dịch hay người giao dịch thì trading được dịch nghĩa ra Tiếng Việt chính là chỉ hoạt động mua bán, giao dịch mà một trader sẽ thực hiện. Hiểu một cách đơn giản thì trader là chủ thể còn trading là hành động.
Tóm lại, trading là thuật ngữ miêu tả công việc chính của các trader trên thị trường tài chính. Trader sẽ tìm kiếm cơ hội thu về lợi nhuận cao nhất thông qua các hoạt động trading cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, tiền điện tử, hàng hóa, vàng bạc,…
Trong Trading, không tồn tại một loại phong cách giao dịch nào mà phù hợp với tất cả trader. Có rất nhiều loại trader nhưng để chạm đến thành công trên thị trường tài chính, ít nhất bạn phải coi trader như một nghề nghiệp nghiêm túc. Thậm chí coi trading như một sự nghiệp.
Như vậy, Beat Forex đã giúp bạn hiểu về khái niệm Trader là gì? Trading là gì? Phần tiếp theo của bài viết chúng tôi giúp bạn có bao nhiêu loại trader hiện nay.
Trader có những loại nào? Phân loại ra sao?
Trader có những loại nào?
Hầu hết các ngành nghề trong xã hội đều có sự phân loại. Chằng hạn: nghề giáo viên thì có giáo viên tiểu học, trung học,…Nghề bác sĩ thì có bác sĩ khoa ngoại, khoa nội,…Làm ca sĩ thì cũng có ca sĩ hát nhạc rock, ca sĩ hát nhạc bolero,…Trader cũng được phân loại thành nhiều kiểu bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể:
Phân lại trader theo thị trường mà họ giao dịch
Nếu phân loại trader là gì theo thị trường mà họ giao dịch thì có 4 loại:
- Forex Trader – Nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối;
- Stock Trader – Nhà giao dịch trên thị trường chứng khoán;
- Crypto Trader – Nhà giao dịch trên thị trường tiền điện tử;
- Commodity Trader – Nhà giao dịch trên thị trường hàng hóa
Trên từng thị trường, nhà giao dịch còn được phân loại dựa trên loại tài sản mà họ trao đổi. Chẳng hạn, một nhà giao dịch chỉ trao đổi vàng trên thị trường ngoại hối thì được gọi là gold trader. Hay trader chỉ giao dịch các hợp đồng tương lai ở thị trường chứng khoán phái sinh thì gọi là futures trader,…
Phân loại nhà giao dịch theo chủ thể quản lý
Khi phân loại trader theo chủ thể quản lý thì sẽ có 2 kiểu:
- Nhà giao dịch làm việc cho chính mình
- Nhà giao dịch làm việc cho các cá nhân, tổ chức thuê họ
Trường phái phân tích cũng giúp phân loại nhà giao dịch
Muốn biết trader là gì theo trường phái phân tích mà họ theo đuổi thì có 3 loại:
- Nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật: Trader sẽ sử dụng các loại công cụ bao gồm: trendline, chỉ báo, mô hình giá, mô hình nến,…để phân tích xu hướng giá thị trường và đưa ra quyết định giao dịch.
- Nhà giao dịch theo trường phái phân tích cơ bản: Loại trader này sẽ sử dụng các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, các tin tức nóng hổi để nhận định xu hướng giá thị trường và quyết định giao dịch.
- Nhà giao dịch theo trường phái kết hợp: Rất dễ hiểu – Những trader theo trường phái này sẽ dùng cả các tin tức, sự kiện và công cụ kỹ thuật để phân tích xu hướng giá và đưa ra quyết định giao dịch.
Phân loại trader theo hình thức mà họ giao dịch
Khi phân loại trader theo hình thức giao dịch của họ cũng có 3 loại:
- Copy Trader: Những trader này sẽ giao dịch bằng cách sao chép lệnh của người khác đồng thời sẽ phải chi trả 1 khoản phí nhất định cho việc sao chép này.
- Auto Trader: Kiểu trader này họ sẽ không trực tiếp giao dịch mà các lệnh sẽ được thực hiện tự động thông qua thuật toán, tín hiệu giao dịch tự động (Forex Signal) hay robot tự động giao dịch (EAs). Khi thị trường thỏa mãn các điều kiện của thuật toán thì tự động lệnh sẽ được đặt hoặc kết thúc.
- Handle Trader: Kiểu trader này họ sẽ trực tiếp mở, đóng lệnh giao dịch bằng tay mà không cần dùng đến bất cứ công cụ hay chương trình hỗ trợ tự động nào.
Phân loại nhà giao dịch theo thời gian mà họ nắm giữ vị thế
Đây được xem là cách phân loại trader phổ biến nhất đồng thời cũng là cơ sở hình thành nên 4 phong cách giao dịch trên thị trường ngoại hối. Vậy nếu phân loại trader là gì theo cách này thì sẽ có 4 loại:
- Scalping Trader: Đây là nhà giao dịch theo kiểu lướt sóng. Họ sẽ có thời gian nắm giữ vị thế trong thời gian rất ngắn. Thường chỉ trong vài giây đến vài phút và đóng lệnh trong ngày.
- Day Trader: Đây là nhà giao dịch trong ngày. Thời gian nắm giữ vị thế của họ có thể từ vài phút đến vài tiếng và họ sẽ không giữ lệnh qua đêm.
- Swing Trader: Nhà giao dịch trung hạn. Thời gian nắm giữ vị thế của họ có thể trong vài ngày hoặc trong vài tuần. Và họ sẽ không bận tâm đến các biến động về giá trong ngắn hạn.
- Position Trader: Nhà giao dịch dài hạn. Đây là những trader có thời gian nắm giữ lệnh lâu nhất, có thể từ vài tháng. Họ có xu hướng đầu tư giá trị như các investor.
Beat Forex đưa ra bảng so sánh về 4 loại trader theo thời gian nắm giữ vị thế giúp bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về họ:
Đặc điểm |
Scalping Trader | Day Trader | Swing Trader |
Potion Trader |
Mục tiêu tài chính (Lợi nhuận mong muốn) | Trong thời gian ngắn có tiền tiêu vặt hàng ngày, tiền điện thoại, xăng xe,… | Trong thời gian ngắn gia tăng thu nhập hàng ngày | Trung hạn: mong muốn gia tăng thu nhập hàng tháng, sắm sửa nhiều thứ, mua xe,… | Dài hạn: mong muốn mua nhà, mua đất, mua ô tô, cho con đi du học,… |
Thời gian dành cho việc giao dịch | Dành nhiều thời gian, gần như toàn bộ quỹ thời gian trong ngày | Gần như toàn thời gian | Dành ít thời gian trading hơn, họ vẫn có thể làm công việc chính | Dành ít thời gian giao dịch nhất |
Mức độ rủi ro | Buộc phải chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao | Chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao | Chấp nhận mức độ rủi ro trung bình | Tỷ lệ rủi ro rất thấp |
Có phù hợp với người mới | Không | Không | Có | Có |
Như đã chia sẻ ở trên thì rõ ràng trader có rất nhiều loại, vậy công việc cụ thể của một trader là gì?
Nghề trader – cụ thể công việc của trader là gì?
Công việc hàng ngày của trader nói chung không quá khác nhau. Họ chủ yếu sẽ phân tích xu hướng biến động giá của loại tài sản mà họ (đã, đang, sẽ) giao dịch. Từ đó quyết định mở lệnh mới/ bỏ lệnh hoặc điều chỉnh với lệnh đang mở. Tuy nhiên, công việc của trader cũng có sự khác biệt, tùy thuộc vào loại tài sản giao dịch. Cụ thể:
Nhà giao dịch ngoại hối (Forex Trader)
Các cặp tỷ giá tiền tệ, vàng – bạc – đá quý, chỉ số,…là những loại tài sản cơ sở phổ biến mà một Forex Trader thường chọn để giao dịch. Công việc của một nhà giao dịch ngoại hối như sau:
- Đầu tiên của họ là phải chọn được chỉ số, cặp tỷ giá,…có nhiều lợi thế để giao dịch.
- Tiếp theo, forex trader sẽ bắt tay vào việc phân tích về chiều hướng biến động giá của chúng.
- Họ sẽ theo dõi các tin tức, sự kiện kinh tế/chính trị/xã hội, sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật. Chẳng hạn, họ sẽ phải đánh giá những công bố của ngân hàng trung ương ảnh hưởng như thế nào đến chính sách lãi suất/tỷ giá tiền tệ,…
- Khi phát hiện được tín hiệu giao dịch tiềm năng, những nhà giao dịch ngoại hối phải đặt lệnh giao dịch ngay.
- Họ sẽ theo dõi lệnh, đóng lệnh hoặc có sự điều chỉnh lệnh ngay khi thị trường xuất hiện biến động bất thường hoặc có tín hiệu đảo chiều.
Nhà giao dịch chứng khoán – Công việc của Stock Trader là gì?
Loại tài sản giao dịch chủ yếu của Stock Trader là cổ phiếu. Theo đó, công việc của một nhà giao dịch chứng khoán cũng đa dạng hơn Forex Trader. Cụ thể:
- Bước đầu Stock Strader phải lựa chọn được loại cổ phiếu tiềm năng. Tiếp đến cũng phải phân tích và nhận định được xu hướng biến động của cổ phiếu thông qua phương pháp kỹ thuật hoặc dựa trên các báo cáo tài chính của công ty.
- Ngoài ra, Stock Trader còn phải theo dõi tin tức kinh tế thị trường chung, tình hình kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu mà họ đang giao dịch, tình hình kinh tế của những cường quốc kinh tế lớn,… Bởi những điều đó đều ảnh hưởng ít nhiều đến giá cổ phiếu trong nước.
- Thêm nữa, các Stock Trader còn phải dành thời gian tìm hiểu thông tin của các cổ phiếu sắp “lên sàn”, có tiềm năng thu lời cao trong thời gian đầu khi mà cổ phiếu này mới vừa IPO.
Nhà giao dịch tiền điện tử – Công việc của Crypto Trader là gì?
Nói đến công việc của một nhà giao dịch tiền điện tử, dường như họ phải quan tâm đến nhiều thứ. Có thể nói công việc của Crypto Trader khá phong phú. Bởi bên cạnh việc phân tích xu hướng thị trường để ra quyết định mua vào hay bán ra một loại tiền điện tử thì thứ họ quan tâm nhiều hơn là dự án tiền mã hóa.
Theo đó, khi thị trường xuất hiện thông tin về một dự án coin mới, vừa mới lên sàn hoặc sắp lên sàn, Crypto Trader sẽ bắt tay vào việc tìm hiểu về tiềm năng của dự án. Từ những người có trong dự án đó, nhà giao dịch tiền điện tử phải khai thác được các thông tin hữu ích.
Cuối cùng Crypto Trader đưa ra quyết định có nên tham gia vào dự án coin mới đó hay không. Về phần các loại coin mà họ đang giao dịch thì những thông tin liên quan đến chính sách của mi quốc gia, của các tập đoàn lớn về tiền điện tử, thông tin về thị trường thì Crypto Trader vẫn luôn theo dõi từng ngày, từng giờ.
Nhà giao dịch hàng hóa – Commodity Trader làm những công việc gì?
Nói đến công việc của các nhà giao dịch hàng hóa, họ phải dành khá nhiều thời gian để của loại hàng hóa mà họ sẽ, đang và đã giao dịch. Đồng thời phân tích những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa bao gồm: nhân lực, nguồn tài nguyên, thời tiết, các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa,…
Ngoài ra, giao dịch hàng hóa còn liên quan đến một số loại chứng khoán phái sinh, chẳng hạn như: hợp đồng quyền chọn (Option Contract), hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract), hợp đồng tương lai (Futures Contract),…Vậy công việc của Commodity Trader là gì nếu liên quan đến các kiểu hợp đồng này.
Liên quan đến các loại hợp đồng kể trên, Commodity Trader sẽ phải tìm hiểu những loại chứng khoán phái sinh này có những tính chất biến động nào và với các loại tài sản cơ sở (là những loại hàng hóa).
Tựu chung lại, công việc của một nhà giao dịch hàng hóa thông qua những loại chứng khoán phái sinh khá vất vả. Đòi hỏi trader phải có nhiều kỹ năng và kiến thức hơn.
Như những gì đã chia sẻ ở trên, công việc của một trader khá cụ thể và cũng có những vất vả, áp lực rõ ràng. Vậy theo bạn trader có phải một ngành nghề thực sự?
Trader có phải một ngành nghề thực sự hay không?
Khi được hỏi “Trader có phải một nghề nghiệp thực sự hay không?” Beat Forex cho rằng câu trả lời hợp lý nhất đó là: Tùy thuộc vào thời gian mà mỗi người dành cho việc giao dịch trên thị trường tài chính thì trader sẽ được coi là một nghề thực sự hoặc không. Cụ thể:
Trader không phải một nghề nghiệp thực sự khi mà…
- Những người tham gia giao dịch trên các thị trường tài chính như chứng khoán hay ngoại hối, chỉ sau giờ làm việc chính hoặc khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày họ mới giao dịch.
- Mong muốn của họ chỉ là kiếm thêm một khoản thu nhập nho nhỏ để chi tiêu hàng ngày hoặc để trải nghiệm một loại hình kinh doanh/đầu tư mới mẻ từ số vốn tiết kiệm ít ỏi. Và họ chỉ chấp nhận được mức độ rủi ro thấp.
Đáp ứng cả 2 điều này thì trader với những người như trên chỉ là việc làm tay trái, công việc part-time. Họ sẽ không coi trader là một nghề nghiệp thực sự mang lại nguồn thu nhập chính cho họ và gia đình.
Những người này coi trader là một ngành nghề thực sự
- Những người dành toàn bộ thời gian trong một ngày để giao dịch. Hiện tại không có một công việc chính thức nào. Họ sẽ bỏ vốn lớn đầu tư cho kiến thức, kỹ năng, nghiêm túc tìm hiểu trader là gì, xem trading là công việc chính mang lại thu nhập chính.
- Những người này thời gian đầu sẽ rất chật vật, mất khá nhiều thời gian tiền bạc và có thể thất bại nhiều lần. Nhưng thời gian sau, khi tích lũy được kinh nghiệm kết hợp với kiến thức, kỹ năng học hỏi được, họ sẽ trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp.
Nhờ vậy, thu nhập từ việc trading trở nên ổn định hơn. Chính từ thời điểm này, những con người dành toàn bộ thời gian để giao dịch, để học hỏi, để tìm hiểu về trader, trading,…họ sẽ coi trader là một nghề nghiệp thực sự.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, Beat Forex không biết bạn coi trader là một nghề nghiệp thực sự hay không nhưng nếu đã là một trader thì hãy trading nghiêm túc. Và phải biết chấp nhận cả lợi nhuận và rủi ro từ công việc này. Lợi nhuận chính là cơ hội, rủi ro là thách thức. Vậy cơ hội và thách thức của nghề trader là gì?
Cơ hội và thách thức của nghề trader là gì, bạn nên biết
Cơ hội của một trader
Nếu là một trader, bạn có rất nhiều cơ hội, có thể kể đến như:
Cơ hội kiếm được nhiều tiền
Nếu bạn là một nhân viên văn phòng, mỗi tháng bạn được trả lương cố định khoảng 7 – 15 triệu hoặc hơn một chút tùy thuộc vào từng vị trí. Nhưng nếu lựa chọn nghề trader bạn có thể kiếm nhiều hơn thế, gấp đến vài lần. Vì bản chất của trading là kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá của tài sản.
Mà thị trường tài chính biến động từng phút, từng giây, bạn có rất nhiều cơ hội kiếm tiền. Kể cả giao dịch ngắn hạn (tích tiểu thành đại bằng việc thực hiện nhiều giao dịch) hay giao dịch dài hạn (giữ tài sản lâu để ăn chênh lệch lớn). Đặc biệt ở thị trường ngoại hối, trader vẫn kiếm được tiền dù thị trường đi xuống.
Trader tự do, linh hoạt, bạn chẳng cần “nhìn sắc mặt ai để sống”
Lựa chọn trở thành một trader và làm việc cho chính mình thì sẽ chẳng cần nhìn mặt ai để sống. Bạn thích giao dịch ở đâu, lúc nào thì trading ở đó, giờ đó chỉ cần có 1 chiếc máy tính/điện thoại có kết nối internet là được.
Bạn có thể làm việc ở quán cà phê, ở nhà, công viên,… Bạn có thể vừa chăm con, làm nội trợ, làm nhiều việc khác,… Bạn chẳng cần nghe sếp cằn nhằn, đồng nghiệp xì xào về trang phục bạn mặc mỗi ngày. Nhờ trading bạn đạt được sự tự do, thoải mái.
Nghề trader tự do, linh hoạt, nếu làm tốt bạn được tự do về tài chính và nhiều thứ khác
Sự tự do, thoải mái, linh hoạt của một trader là xu hướng chính mà giới trẻ hiện nay đang hướng tới. Và nếu làm tốt bạn không chỉ tự do về thời gian, địa điểm làm việc mà còn được tự do về tài chính.
Chi phí thấp
Chi phí thấp ở đây Beat Forex muốn nói đến là chi phí để bạn trở thành một nhà giao dịch chứ không phải chi phí trader phải trả cho sàn broker. Nói một cách dễ hiểu thì nếu bạn muốn làm bác sĩ, kế toán, phi công, cảnh sát,…bạn sẽ mất rất nhiều chi phí (ăn, học, ở, đi lại,…)
Nếu muốn có công việc ổn định hơn, mức thu nhập cao hơn bạn phải học lên thạc sĩ, tiến sĩ,…Nhưng chọn trở thành 1 trader, bạn chẳng cần học đại học, chẳng cần đặt nặng vấn đề lấy bằng, có được cấp chứng chỉ hay không, bạn vẫn kiếm được tiền.
Để kiếm được thật nhiều tiền với vai trò 1 trader bạn chỉ cần tham gia vào các khóa học về thị trường, về kỹ năng giao dịch, khóa học đào tạo trader,…Bạn có thể tìm hiểu ở những cuốn sách về đầu tư, tự học trading trên mạng,…Chi phí cho mỗi khóa học trên rẻ hơn chi phí bạn học đại học, cao học hay học nghề,…
Chi phí thấp còn ý chỉ khoản vốn đầu tư ban đầu. Một trader muốn trading họ hoàn toàn không phải lo lắng về vốn. Bởi hiện nay có rất nhiều sàn Forex hỗ trợ trader giao dịch với các loại tài sản ký quỹ, vốn ban đầu chỉ cần vài chục đô.
Mở rộng và nâng cao kiến thức
Muốn là 1 trader đòi hỏi bạn phải nghiên cứu về tài chính, về thị trường, các yếu tố chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội,…không phải phạm vi trong nước mà là quốc tế. Bên cạnh đó, bạn còn phải nắm bắt tình hình kinh doanh, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, về đặc tính của từng loại tài sản, từng loại thị trường,…
Về lâu dài, một nhà giao dịch sẽ nằm lòng, có sự am hiểu nhất định về thị trường trong nước và quốc tế. Những kiến thức này chưa chắc khi bạn tham gia các khóa học về đầu tư hay ngồi trên ghế nhà trường có thể có được.
Kể cả là sau này khi bạn không còn là một trader nữa thì với những kiến thức học được đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi làm công việc khác. Bạn sẽ có khả năng tư duy, phân tích, phán đoán và phản ứng mọi tình huống bất ngờ một cách linh hoạt,…
Bạn có thể thấy cơ hội của nghề trader có rất nhiều nhưng cũng không phải không có thách thức. Ở nội dung này Beat Forex sẽ cho bạn biết thách thức của 1 trader là gì và nguyên nhân dẫn đến thách thức đó.
Thách thức của một nhà giao dịch
Thách thức của một trader là gì?
Thách thức lớn nhất của một nhà giao dịch chính là yếu tố rủi ro. Ở đây chúng tôi không đề cập đến sự rủi ro theo nghĩa nguy hiểm ở nghề thợ điện, cảnh sát, nghề nào phải tiếp xúc với hóa chất,…Mà rủi ro này là khi bạn giao dịch tài chính – khả năng mất tiền.
Trader hẳn là một công việc không dành cho ai thích ổn định, an toàn. Bởi nếu lựa chọn trở thành trader bạn phải học cách chấp nhận rủi ro dù cao hay thấp. Tuy nhiên, thực tế là rủi ro luôn song hành cùng lợi nhuận. Rủi ro cao thì lợi nhuận bạn thu về lớn còn rủi ro thấp thì đương nhiên bạn có lợi nhuận ít.
Nếu là nhân viên văn phòng bạn làm không tốt thì chỉ bị trừ lương hoặc trường hợp xấu nhất bạn mất việc nhưng điều đó không làm bạn mất đi khoản tiền tiết kiệm trước đó. Nếu là 1 trader thì khác, bạn làm không tốt đồng nghĩa sẽ mất hẳn khoản tiền bỏ ra đầu tư, thậm chí là mất rất nhiều tiền.
Vậy rủi ro của một nhà giao dịch đến từ đâu?
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro của một trader
Có rất nhiều nguyên nhân khiến một trader gặp rủi ro khi giao dịch tài chính, có thể kể đến như:
- Trader phân tích/nhận định sai xu hướng giá thị trường hoặc chưa có một chiến lược giao dịch hiệu quả.
- Trader bị lừa đảo bởi người môi giới, sàn giao dịch hoặc một đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư.
- Nghề trader ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới chưa được pháp luật bảo hộ. Nếu có tranh chấp hay gặp rủi ro nhà giao dịch Việt sẽ phải chịu thiệt.
- Nếu bị đồng tiền làm mờ mắt, trader sẽ bị nghiện giao dịch. Nếu thua nhiều lần sẽ xuất hiện tâm lý gỡ gạc giống như chơi cờ bạc, lúc này trader có thể mất nhiều tiền hơn nữa.
Nếu đã biết cơ hội và thách thức của một trader là gì, bạn còn dám quyết định trở thành một nhà giao dịch? Beat Forex cho rằng đó chính là sức hấp dẫn “khó cưỡng” của nghề trader. Và thực tế đã có rất nhiều người thành công với công việc này. Nếu bạn đã sẵn sàng, học cách để biến mình thành pro trader ngay thôi.
Bí quyết để trở thành pro trader – ông trùm/bà trùm trading
Bạn sẽ đạt được sự tự do về tài chính và nhiều thứ khác nếu trở thành một trader chuyên nghiệp – pro trader chính hiệu. 6 nguyên tắc sau đây chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn trở thành ông trùm, bà trùm trading:
1. Hãy thay đổi tư duy và đừng kỳ vọng
Nguyên tắc đầu tiên này bắt buộc một trader phải có. Như đã nói trader không phải một nghề dành cho ai thích sự an toàn và ổn định, một nghề không hề đơn giản và bạn phải biết chấp nhận rủi ro dù cao hay thấp.
Cho nên, khi bắt đầu với nghề này, bạn đừng kỳ vọng quá nhiều vào lợi nhuận mà thay vào đó, chuyên tâm học cách để hạn chế rủi ro nhất khi tham gia giao dịch. Tiếp theo là nên thay đổi một vài tư duy về nghề trader và công việc trading như:
- Là một trader không giúp bạn giàu lên trong phút chốc theo cách đơn giản “ngồi mát ăn bát vàng”.
- Không có bất cứ công thức nào đảm bảo 100% lần nào giao dịch bạn cũng thành công.
- Bạn cần phải dành thời gian, công sức và cả tiền bạc để học tập, tìm hiểu, nghiên cứu về cách để trở thành pro trader, công việc trading.
- Kiên trì và không ngừng học hỏi đề nâng cao kiến thức nếu đã trở thành 1 trader là điều tất yếu.
- Thua lỗ nhiều lần có thể khiến bạn nản lòng, bạn nghĩ đến việc từ bỏ? Đừng vội, thử bình tĩnh suy nghĩ xem điều gì khiến bạn thua, nghiêm túc điều chỉnh lại và tiếp tục giao dịch.
2. Nếu đã quyết tâm trở thành trader, đầu tư vào kiến thức là một sự khôn ngoan
Bạn coi rủi ro trong giao dịch tài chính là một điều không thể tránh nhưng phải tìm cách giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Và cách duy nhất giúp bạn mất ít tiền khi giao dịch nhất đó là:
Đầu tư vào kỹ năng nghiên cứu
Trước khi quyết định sẽ “lên sàn”, tối thiểu bạn phải biết về kỹ năng nghiên cứu – nghiên cứu tài chính, kinh tế. Vì đây đều là những yếu tố sẽ tác động trực tiếp đến giá cả thị trường. Ngoài ra, bạn phải học được cách đọc hiểu các tài liệu, số liệu, báo cáo tài chính, thống kê tin tức chính trị, xã hội, kinh tế,…
Không dừng lại ở việc nghiên cứu mà bạn cần dành thời gian chuyên sâu vào từng vấn đề một cách chi tiết hơn. Chẳng hạn:
- Nghiên cứu về loại thị trường
- Nghiên cứu về đặc tính, bản chất của loại tài sản mình muốn giao dịch;
- Nghiên cứu về một chiến lược, một mô hình, một công cụ phân tích,…
- Nghiên cứu cả về hệ thống giao dịch của những trader chuyên nghiệp.
Đầu tư vào kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích ở đây chính là khả năng nhận biết của bạn về xu hướng biến động của giá sau khi đã nghiên cứu kỹ về những yếu tố tác động đến giá. Hoặc bạn phân tích xu hướng giá thông qua biểu hiện của giá trên biểu đồ.
Kết quả của quá trình phân tích chính là chính là cơ sở để bạn đưa ra quyết định có nên giao dịch hay không. Và giao dịch có thành công hay không đều dựa vào khả năng phân tích của bạn có chính xác hay không.
Do đó, bạn nên đầu tư vào kỹ năng phân tích. Bạn có thể tham gia các khóa học dạy phân tích, tìm kiếm các đầu sách có liên quan hoặc tìm kiếm qua các website uy tín chuyên về đầu tư, giao dịch tài chính. Ở đó luôn có những hướng dẫn đắt giá về kỹ năng phân tích.
Đầu tư thời gian vào kỹ năng quản lý vốn, quản trị rủi ro
Nếu chỉ là việc giữ tiền, tiêu tiền hàng ngày thì quá đơn giản. Nhưng cách giữ tiền, tiêu tiền trên thị trường tài chính thì khác. Bạn nắm giữ như thế nào, chi tiêu ra sao để gia tăng tối đa lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro khi giao dịch mới khó.
Theo đó, nếu bạn không xây dựng một chiến lược quản lý vốn hiệu quả, quản trị rủi ro tốt, tất yếu tiền trong tài khoản của bạn sẽ nhanh chóng bốc hơi dù bản thân mới chỉ thực hiện được vài giao dịch. Hoặc bạn sẽ cảm thấy đa số những giao dịch của mình đều có lãi nhưng tính toán trong dài hạn thì lại thành thua lỗ.
Tựu chung lại, việc đầu tư vào kiến thức luôn là nguyên tắc “bất di bất dịch” với bất cứ ai muốn bước chân vào thị trường tài chính. Dù cấp độ của trader là gì – mới vào nghề hay đã “lão làng” thì học tập để mở rộng kiến thức về đầu tư tài chính chưa bao giờ là thừa.
Tuy nhiên, bên cạnh việc bạn dành thời gian để đầu tư vào kiến thức thì cũng cần tiến hành các giao dịch thực tế. Bởi “học đi đôi với hành” luôn mang lại hiệu quả tốt. Khi bạn biết cách áp dụng những kiến thức mình học được vào giao dịch thực tế, bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm và có bí quyết giao dịch của riêng mình.
3. Thiết lập được hệ thống giao dịch hiệu quả
Vì sao phải thiết lập hệ thống giao dịch chi tiết?
Có một thực tế rất hay như thế này: Các pro trader luôn sở hữu một hệ thống giao dịch chi tiết và rõ ràng. Trong khi những trader mới tập tành giao dịch tài chính thì lại trading chẳng có kế hoạch, chẳng theo nguyên tắc nào, vui thì giao dịch, buồn thì nghỉ, thích thì trading khối lượng nhiều, không thích thì trading ít,…
Và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của trên 90% nhà giao dịch khi mới chập chững bước chân vào “làng đầu tư tài chính”. Cho nên, bạn đừng “giẫm chân lên vết xe đổ”của những trader tùy hứng như vậy.
Bạn cần hiểu một điều rằng: Xây dựng được một hệ thống giao dịch rõ ràng sẽ giúp trader đi đúng hướng, không bị lạc lối hoang mang, không bị lôi kéo. Đồng thời giúp nhà giao dịch đó luôn trong tư thế chủ động, linh hoạt phản ứng kịp thời trước những biến động bất ngờ của thị trường.
Làm thế nào để có được hệ thống giao dịch hiệu quả?
Để thiết lập được một hệ thống giao dịch cho riêng mình, trước hết bạn phải định hình được phong cách giao dịch và quyết tâm theo đuổi nó. Để làm được điều đó, bạn phải:
- Xác định được mục tiêu tài chính của mình với nghề trader là gì;
- Thời gian dành cho công việc trading là ít hay nhiều;
- Mức độ bạn có thể chấp nhận rủi ro là khi giao dịch tài chính là cao hay thấp;
Từ những điều đó bạn sẽ xác định được bản thân phù hợp với phong cách giao dịch nào. Sau khi đã định hình được phong cách giao dịch, bạn lựa chọn chiến lược trading phù hợp và bắt tay vào lên kế hoạch giao dịch.
Bạn lên kế hoạch giao dịch càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu thì tỷ lệ thành công mỗi lần đặt lệnh cao bấy nhiêu. Và song hành với một chiến lược giao dịch tốt bạn cũng đừng quên lên kế hoạch quản lý vốn, quản trị rủi ro hiệu quả.
4. Luôn nhắc nhở bản thân phải giữ kỷ luật trong giao dịch
Khi giao dịch tài chính, bạn nên đặt ra một vài nguyên tắc và cn nghiêm túc tuân thủ chúng. Bởi kỷ luật bản thân không chỉ giúp bạn mạnh mẽ hơn mà còn giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính hơn.
Chẳng hạn, nguyên tắc đặt lệnh Stop Loss cho mọi giao dịch bạn tuyệt đối đừng quên hay quy tắc không giao dịch quá 2% số dư tài khoản cho mỗi lần đặt lệnh, tạm ngừng trading và rà soát lại hệ thống giao dịch nếu có 3 lần đặt lệnh thất bại,…
5. Học cách kiểm soát tâm lý và phải chịu được áp lực trước thua lỗ
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trên lĩnh vực tài chính, Beat Forex nhận thấy rằng: Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu quyết định thành, bại của nhà giao dịch. Cảm xúc rất dễ khiến trader tự phá vỡ nguyên tắc họ đặt ra trước đó.
Nhà giao dịch thường sẽ rơi vào 2 trạng thái tâm lý là: quyết tâm gỡ gạc, buông tất tay khi bị thua lỗ quá nhiều hoặc khi vài lần giao dịch thành công thì chủ quan, háo thắng, thậm chí “nghiện trading”. Mà cả 2 trạng thái tâm lý này đều là cấm kỵ trong trading forex.
Thông thường, đứng trước vài lần thua lỗ, nhiều trader non tay sẽ bị “cuống”, áp lực lợi nhuận bắt đầu nặng nề khiến họ đưa ra những quyết định sai lầm. Bạn muốn tránh điều này hãy ghi nhớ một điều: Nên để mức thua lỗ trong phạm vi có thể chấp nhận được và tuyệt đối không “tất tay” vào 1 lệnh duy nhất.
Những pro trader luôn rất vững tâm lý trước mọi biến động của thị trường. Cho nên nếu muốn trở thành ông trùm, bà trùm trading, trước hết bạn phải biết kiểm soát tâm lý, cảm xúc. Bạn có thể thực hành bằng cách giao dịch với số vốn nhỏ, theo dõi cảm xúc của bản thân mỗi khi thắng, thua để có sự điều chỉnh hợp lý.
6. Kiên trì và nhẫn nại
Dù “level” của trader là gì thì kiên trì và nhẫn nại đều là 2 đức tính và cũng là nguyên tắc không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một pro trader.
Nhẫn nại
Trong quá trình phân tích và giao dịch, tính nhẫn nại rất cần được trader phát huy. Khi phân tích, có một tín hiệu giao dịch nào đó xuất hiện nhưng xác suất thành công của tín hiệu đó lại thấp thì bạn cần nhẫn nại chờ đợi tín hiệu khác, không được nôn nóng vào lệnh ngay.
Còn có trường hợp khi lệnh đang chạy nhưng giá thị trường lại đi ngược với dự đoán, bạn có thể sẽ bị cuống, mất đi sự nhẫn, dẫn đến nôn nóng đóng lệnh khẩn cấp. Nhưng ngay sau đó thị trường lại đảo chiều đi đúng hướng khiến việc đóng lệnh trở nên vô nghĩa, bạn mất đáng kể tiền.
Sự thiếu nhẫn nại đó cho thấy bạn chưa thực sự tin tưởng vào hệ thống giao dịch mình xây dựng, tố chất tâm lý kém và bạn đánh mất tiền của chính mình. Do đó, sự nhẫn nại trong giao dịch tài chính là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần tỉnh táo để biết khi nào cần nhẫn nại chứ không phải cố chấp.
Kiên trì
Nếu như nhẫn nại chỉ cần duy trì trong quá trình phân tích và giao dịch thì tính kiên trì lại cần có trong tất cả các giai đoạn của giao dịch. Nếu không kiên trì thì không một trader nào trụ vững được trên thị trường tài chính đầy rẫy rủi ro này.
Bởi có rất nhiều nhà giao dịch không chịu được vài ba lần thất bại mà đã chán nản bỏ cuộc. Với một trader, tính kiên trì thể hiện ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn:
- Kiên trì trong việc nghiên cứu kiến thức, học hỏi và luyện tập.
- Kiên trì trong việc theo đuổi một phong cách, hệ thống giao dịch. Tuy nhiên, nếu nhận thấy hệ thống trading đó không còn phù hợp, bạn cũng cần có sự điều chỉnh hoặc thay đổi cho hợp lý.
- Kiên trì ngay cả khi bản thân bị thất bại.
Và đó là 6 nguyên tắc trọng yếu cực kỳ hữu ích trong việc giúp bạn trở thành một pro trader chính hiệu. Mong rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng ghi nhớ 6 điều này khi trading.
Tổng kết
Như vậy là Beat Forex đã giúp bạn biết trader là gì, trading là gì đồng thời để bạn hiểu một cách sâu sắc công việc của một trader, những yếu tố cần và đủ để bạn có thể trở thành một pro trader chính hiệu.
Hi vọng rằng thông qua những chia sẻ chân thành của chúng tôi về nghề trader, bạn đã xem xét được sự phù hợp của bản thân, cân nhắc giữa được và mất khi là một trader để đưa ra được quyết định có nên trở thành 1 nhà giao dịch hay không.
Nếu đã quyết tâm đi trên con đường này, bạn hãy cố gắng để trở thành một trader chuyên nghiệp, đừng bỏ dở giữa chừng. Bạn phải thực sự nghiêm túc và kiên trì. Nếu cần hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình trở thành ông trùm, bà trùm trading, bạn hãy để Beat Forex làm bạn đồng hành.
Chúc bạn sớm thành công!