Tài sản tài chính chính là khái niệm đầu tiên và cơ bản nhất mà tất cả những nhà đầu tư tham gia vào bất cứ thị trường tài chính cũng nên nắm rõ. Đây là loại tài sản rất có giá trị, do đó nó trực tiếp liên quan tới lợi ích của những nhà đầu tư ở hiện tại cũng như tương lai. Việc hiểu những tính chất và ưu, nhược điểm của những loại tài sản tài chính sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra được quyết định nên đầu tư vào tài sản này hay không. Để hiểu rõ hơn tài sản tài chính là gì, các loại tài sản tài chính, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
Tài sản tài chính là gì?
Tài sản là gì?
Tài sản (assets) là bất kỳ vật sở hữu nào có giá trị trao đổi. Tài sản gồm có hai loại là tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Theo đó:
- Tài sản vô hình là những loại tài sản có giá trị không liên quan tới hình thức vật lý và sẽ căn cứ vào trái quyền hợp pháp (Đây chính là quyền mà một người được yêu cầu người khác thực hiện những nghĩa vụ tài sản với mình) trên lợi ích nào đó của tương lai.
- Tài sản hữu hình chính là các loại tài sản mà giá trị của nó phụ thuộc vào các đặc tính tự nhiên hoặc vật lý của nó. Ví dụ như hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu dùng, đất đai hoặc nhà cửa.
Tài sản tài chính là gì?
Tài sản tài chính (hay financial assets) là loại tài sản vô hình. Theo đó tài sản tài chính sẽ không tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất và chỉ là cái chứng chỉ bằng giấy hay những dữ liệu trên máy tính. Đối với những tài sản tài chính, lợi ích trong tương lai chính là những khoản tiền lãi hoặc lợi nhuận. Về mặt giá cả sẽ phụ thuộc trực tiếp vào quy tắc cung và cầu trên thị trường.
Hiện tại tài sản tài chính còn được nhiều người gọi là những công cụ tài chính, gồm có những loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh và chứng chỉ tiền gửi,… những giấy tờ khác có giá.
Như vậy những người sở hữu những tài sản tài chính được gọi là nhà đầu tư (bao gồm cá nhân hoặc tổ chức). Những ai chịu trách nhiệm thanh toán những tài sản tài chính ở tương lai được gọi là nhà phát hành (Đây có thể là những tổ chức tài chính, chính phủ hoặc doanh nghiệp)
Phân loại về tài sản tài chính
Hiện tại tài sản tài chính được chia làm hai loại gồm có công cụ vốn (equity instrument) và công cụ nợ (debt instrument). Theo đó:
- Công cụ nợ: chính là loại tài sản mà người sở hữu sẽ nhận những dòng tiền đã được ấn định từ trước trong tương lai. Ví dụ tài sản tài chính bao gồm sổ tiết kiệm, trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ,…
- Công cụ vốn: Đây chính là loại tài sản mà người sở hữu được nhận những khoản lợi nhuận phụ thuộc trực tiếp vào kết quả kinh doanh từ nhà phát hành hay phụ thuộc vào những hoạt động đầu tư và mua bán những tài sản này của những nhà đầu tư. Ví dụ tài sản tài chính bao gồm chứng khoán phái sinh và cổ phiếu thường,…
Một số loại tài sản tài chính phổ biến
Hiện tại trên thị trường có một số loại tài sản tài chính phổ biến bao gồm:
Cổ phiếu (Shares):
Cổ phiếu chính là chứng chỉ được phát hành bởi công ty cổ phần. Những nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phiếu sẽ là cổ đông của công ty. Nếu như công ty thu được lợi nhuận thì khi đó những nhà đầu tư cũng sẽ có lợi nhuận và ngược lại nếu như công ty thua lỗ thì những nhà đầu tư cũng phải chịu thua lỗ. Loại tài sản tài chính này sẽ không có ngày đáo hạn, những nhà đầu tư có quyền mua bán trên thị trường với nhau.
Trái phiếu (Bonds):
Trái phiếu chính là một chứng chỉ nợ được phát hành bởi chính phủ, những cơ quan chính quyền của địa phương hay doanh nghiệp phát hành. Theo đó loại tài sản tài chính này sẽ có thời gian cụ thể đáo hạn và người nắm giữ sẽ được nhận cổ tức trả theo mỗi kỳ. Và sau khi đáo hạn sẽ được nhận một khoản tiền bằng với mệnh giá.
Hiện tại trái phiếu chính phủ chính là tài sản tài chính không có bất cứ một ruổi do nào, trừ trường hợp chính phủ hoặc nhà nước đó bị sụp đổ.
Chứng chỉ tiền gửi CDs
Đây là loại giấy tờ có giá được phát hành bởi ngân hàng với mục đích là huy động vốn từ những cá nhân hoặc tổ chức khác. Thông thường lãi suất của những chứng chỉ tiền gửi CDs sẽ cao hơn so với lãi suất tiết kiệm. Ngoài ra tài sản tài chính này cũng có tính thanh khoản rất thấp.
Công cụ phái sinh (Derivative):
Công cụ phái sinh chính là các tài sản tài chính có giá trị phụ thuộc vào trong giá trị của những tài sản cơ sở. Những công cụ này sẽ giúp cho nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự biến động giá tài sản cơ sở.
Tiền tệ (Currencies):
Trên thị trường ngoại hối, tiền tệ chính là loại tài sản tài chính vô cùng đặc thù. Những nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm kiếm ra được lợi nhuận nhờ vào biến động liên tục về giá trên thị trường. Với các đặc tính nổi bật ví dụ như thời gian giao dịch 24/24, khối lượng giao dịch lớn và sự đa dạng của những cặp tiền đã khiến cho thị trường này thu hút sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư.
Tính chất cơ bản của tài sản tài chính
Tính chất cơ bản của tài sản tài chính là gì? Hiện tại tài sản tài chính sở hữu nhiều tính chất đặc trưng khác nhau, bao gồm:
- Tính tiền tệ: hiện tại một số loại tài sản tài chính hoàn toàn có thể làm phương tiện để trao đổi và thanh toán.
- Tính thời hạn: những loại tài sản tài chính sẽ có thời gian nhất định đáo hạn và là thời điểm mà những nhà phát hành thực hiện những nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho người sở hữu.
- Tính phân chia giá trị: những loại tài sản tài chính có thể sẽ có (là trái phiếu chính phủ)
- Tính thanh khoản: những loại tài sản tài chính hoàn toàn có thể thanh lý cũng như thu hồi về tiền mặt.
- Tính sinh lợi: bất cứ một loại tài sản tài chính nào trên thị trường hiện nay cũng có khả năng sinh lợi. Đây có thể là cổ tức hoặc tiền lãi hoặc lợi nhuận về vốn vì tài sản tăng giá ở trên thị trường,…
- Tính chuyển đổi: những loại tài sản tài chính hoàn toàn có thể chuyển đổi trực tiếp từ loại này qua loại khác, ví dụ như từ cổ phiếu ưu đãi qua cổ phiếu thường.
- Tính phức hợp: Đối với loại tài sản tài chính này hoàn toàn có thể là tổ hợp từ hai hoặc nhiều tài sản tài chính khác. Thí dụ trái phiếu chuyển đổi chính là phức hợp của quyền chọn và trái phiếu.
- Tính chịu thuế: những loại tài sản tài chính sẽ có tính chất sinh lợi. Vì vậy nó sẽ được áp dụng thu khoản thuế lợi tức.
Chức năng cơ bản của tài sản tài chính
Chức năng cơ bản của tài sản tài chính là gì? Nếu những loại tài sản hữu hình ví dụ như đất đai, nhà máy,… có chức năng chính là tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, khi đó tài sản tài chính cũng đảm nhiệm vai trò riêng ở trên thị trường. Cụ thể tài sản tài chính sẽ có hai chức năng kinh tế là:
- Di chuyển vốn thặng dư đầu tư vào loại tài sản hữu hình: Theo dõi tài sản tài chính sẽ giúp di chuyển vốn nhàn rỗi của nhà đầu tư qua nhà phát hành. Cụ thể cả hai đối tượng đều có lợi và nhà đầu tư dùng vốn nhàn rỗi để tạo lợi nhuận, còn đối với nhà phát hành dễ giải quyết nhu cầu vốn của bản thân nhằm mở rộng kinh doanh, sản xuất.
- Phân tán rủi ro: những loại tài sản tài chính sẽ giúp cho những nhà phát hành san sẻ một phần rủi ro trong những hoạt động kinh tế tới nhà đầu tư. Tuy nhiên bù lại để những nhà đầu tư chấp nhận và san sẻ rủi ro thì họ đòi hỏi 1 tỷ suất sinh lợi kỳ vọng. Nếu như rủi ro càng cao thì khi đó khoản lợi nhuận bù đắp rủi ro sẽ càng lớn.
Ưu, nhược điểm khi tham gia đầu tư vào loại tài sản tài chính
Ưu điểm tài sản tài chính là gì?
Một số ưu điểm nổi bật khi tham gia đầu tư vào loại tài sản tài chính có thể kể đến như:
- Đa số những tài sản tài chính trên thị trường hiện nay đều có tính thanh khoản rất cao và đủ qua tiền mặt một cách dễ dàng.
- Những tài sản tài chính được mua bán và đầu tư hợp lý sẽ giúp đem tới lợi nhuận rất lớn.
Nhược điểm tài sản tài chính là gì?
Tuy nhiên trên thực tế khi tham gia đầu tư vào loại tài sản tài chính cũng có một số nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:
- Trên thị trường giá cả của những tài sản tài chính luôn luôn biến động. Vì vậy nếu như không quản lý hoạt động đầu tư được tốt sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng thua lỗ.
- Hiện tại một số loại tài sản tài chính sẽ có tính thanh khoản kém vì không được mua bán nhiều ở trên thị trường. Nếu như sở hữu những loại tài sản này sẽ rất khó để chuyển đổi qua tiền mặt khi cần thiết. Ví dụ như cổ phiếu từ một công ty trên thị trường ít được quan tâm.
Một số rủi ro của tài sản tài chính
Tài sản tài chính hiện đang tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro khác nhau, trong đó có thể kể đến như:
- Rủi ro về tín dụng: cụ thể rủi ro này sẽ xảy ra nếu như những nhà phát hành mất đi khả năng thanh toán cho những nhà đầu tư vì phá sản hoặc làm ăn thua lỗ,…
- Rủi ro về tỷ giá: thông thường rủi ro này sẽ xảy ra với những tài sản tài chính hiện đang được định giá bằng những loại ngoại tệ. Tỷ giá thay đổi và đi theo hướng bất lợi sẽ khiến cho những loại tài sản tài chính mất giá.
- Rủi ro về lãi suất: trên thị trường chính sự thay đổi về lãi suất sẽ tạo ra những rủi ro về lãi suất cho những loại tài sản tài chính. Ví dụ nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu, nếu như lãi suất trên thị trường tăng thì những nhà đầu tư khác thay vì mua trái phiếu sẽ chọn cách gửi tiền vào trong ngân hàng để hưởng lãi tiền gửi cao hơn lợi tức thu về từ trái phiếu. Như vậy sẽ khiến cho cầu của trái phiếu giảm và giá của trái phiếu giảm. Những nhà đầu tư giữ trái phiếu sẽ gặp một số rủi ro nếu như muốn bán đi số trái phiếu này. Khi đó giá bán ra cũng sẽ thấp hơn so với thời điểm mua vào.
Kết luận
Việc đầu tư vào tài sản tài chính phụ thuộc vào nhu cầu, tiềm lực tài chính và sở thích của mỗi một nhà đầu tư. Nếu như thích sự an toàn thì tham gia đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,… Nếu như yêu thích sự mạo hiểm thì tham gia đầu tư vào forex, cổ phiếu hoặc phái sinh,… Nhưng dù cho đầu tư vào bất cứ tài sản tài chính nào thì bạn cũng nên kiểm soát và quản lý tốt rủi ro. Hy vọng rằng với những thông tin được https://beatforex.net/ chia sẻ về khái niệm tài sản tài chính là gì sẽ giúp cho bạn hiểu được rõ hơn về tài sản tài chính và tham gia đầu tư một cách hiệu quả.