Mô hình tam giác nằm trong nhóm mô hình giá có độ tin cậy cao. Nó khá thường xuyên xuất hiện trong biểu đồ theo dõi giá. Việc nắm bắt xu hướng giá đặc biệt quan trọng với nhà đầu tư forex và chứng khoán. Vì vậy, BeatForex sẽ tổng hợp chia sẻ kiến thức liên quan đến mô hình giá thường gặp này trong giao dịch.
Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Triangle Pattern, thành sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Nó như một dấu hiệu cho biết xu hướng hiện tại sẽ kết thúc. Khi đó, giá bắt đầu có xu hướng giao nhau tại một điểm trước khi chính thức bị phá vỡ.
Chính bởi đường xu hướng trên và dưới hội tụ với nhau thành một điểm nên Triangle Pattern thuộc nhóm mô hình giá tích lũy. Mô hình này ứng dụng trong giao dịch forex và chứng khoán, hỗ trợ nhà đầu tư đoán định xu hướng.
Mỗi Triangle Pattern luôn cấu thành từ hai đường xu hướng. Trong đó phải có một đường hướng lên trên, một đường hướng số thẳng di chuyển sang ngang. Hai đường xu hướng này luôn giao nhau tại một điểm. Đường kháng cự chính là đường đi qua đỉnh trên, đường đi qua đáy đóng vai trò như đường hỗ trợ.
Trong thị trường ngoại hối forex, Triangle Pattern rất hay xuất hiện trong giai đoạn giá đi ngang sideway. Có nghĩa sau mới được tăng hoặc giảm mạnh, thị trường thường không có đột biến động giá mạnh, biên độ dao động nhỏ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sóng Elliott là gì Tìm hiểu cấu trúc và cách thức giao dịch
Phân loại mô hình giá tam giác
Mô hình dạng này trong phân tích kỹ thuật luôn bao gồm 3 dạng. Đó là mô hình tăng, giảm và mô hình tam giác cân.
Mô hình tam giác tăng – Ascending Triangle
Ascending Triangle thường xuyên xuất hiện trong mô hình giá giao dịch của các loại hình tài sản như ngoại hối, cổ phiếu.
Dấu hiệu nhận biết
Tương tự như một tam giác vuông có cạnh nằm hai bên trên chính là đường kháng cự. Đường hỗ trợ dốc lên trên là cạnh còn lại của tam giác.
Lưu ý đường kháng cự nếu muốn hình thành phải cần ít nhất hai đỉnh. Trong khi đó đường hỗ trợ phải hội tụ ít nhất hai đáy.
Ý nghĩa mô hình
Ascending Triangle thường có mặt trong một xu hướng tăng giá, dấu hiệu cho biết biên bán dần mất sức. Đồng thời bên mua đang trên đà thắng thế, kéo giá tăng mạnh.
Trong mô hình này, đáy sau luôn cao hơn đáy trước. Điều này phản ánh tình trạng bên mua đang cực gây sức ép nhằm đẩy giá vượt khỏi đường kháng cự. Đây là thời điểm lý tưởng để nhà giao dịch đặt lệnh dừng mua. Đợi đến khi lực mua đủ lớn, giá chính thức phá vỡ xác lập xu hướng tăng.
Mô hình tam giác giảm – Descending Triangle
Trái ngược với mô hình tăng giá, Descending Triangle có đặc điểm nhận biết hơi khác biệt.
Dấu hiệu nhận biết
Mô hình tam giác sở hữu một cạnh dưới hình thành từ đường hỗ trợ nằm ngang. Cạnh còn lại là đường kháng cự dốc xuống phía dưới. Hai đường hỗ trợ và kháng cự giao nhau tại điểm bên phải của mô hình.
Ý nghĩa mô hình
Trước khi mô hình chính thức hình thành, thị trường có biến động giá theo xu hướng giảm. Khi đó, bên bán đang thắng thế.
Đỉnh hình thành sau thấp hơn so với đỉnh trước cho biết lực bán ngày càng tăng, áp đảo lực mua. Đến thời điểm lực bán đủ mạnh, giá chính thức bị phá vỡ vượt khỏi đường hỗ trợ, giảm mạnh. Khi đó, nhà đầu tư nên cân nhắc chọn lệnh sell stop, khi sở dịch chuyển xuống điểm đặt lệnh thì mới khớp lệnh.
Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle
Bên cạnh mô hình tam giác giảm và tăng, bạn cần chú ý tìm hiểu đặc điểm của mô hình giá tam giác cân.
Dấu hiệu nhận biết
Không giống với mô hình giảm và tăng, mô hình tam giác cân sở hữu cấu tạo khác biệt hơn. Cụ thể là một đường thám tử hướng xuống dưới, đường hỗ trợ hướng lên trên, hai đường giao nhau tại một điểm tại vị trí bên phải mô hình. Đồng thời, hai cạnh đáy của tam giác có độ dài bằng nhau, từ đó tạo thành một tam giác cân.
Điều kiện để hình thành mô hình này là mỗi cạnh tuyển tập hợp ít nhất hai điểm tiếp xúc, tương ứng với hai đỉnh của hai đáy.
Ý nghĩa mô hình
Mô hình giá tam giác cân cho biết cả bên mua và bên bán đều đang trong tinh thể chờ đợi như sẵn sàng phản đòn. Khi một trong hai bên chính thức ra đòn, giá sẽ lập tức tăng hoặc giảm. Người ta còn gọi đó là giai đoạn giá dịch chuyển trong khu vực tích lũy.
Mỗi Symmetrical Triangle tương tự như một mô hình giá lực lưỡng tính, không thể để nhà giao dịch toàn biết xu hướng giá phá vỡ. Theo kinh nghiệm của của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, giá thường phá vỡ nhưng tiếp tục đi theo xu hướng cũ. Như vậy tỉ lệ đảo chiều giá là rất thấp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình sóng đẩy là gì? Các biến thể và nguyên tắc giao dịch
Cách giao dịch với mô hình tam giác trong forex
Đối với mỗi mô hình dạng này, cách thức giao dịch lại có đôi chút khác biệt. Trong quá trình đặt lệnh, bạn phải nắm rõ nguyên tắc đặt lệnh đối với từng mô hình.
Giao dịch với mô hình tam giác tăng
Khi giao dịch với mô hình này, trước tiên bạn cần phác thảo 2 đường xu hướng (đường hỗ trợ và kháng cự). Tiếp đó là tiến hành tìm điểm vào lệnh, điểm stop loss và take profit.
- Điểm vào lệnh: Khi giá chính thức vượt khỏi đường kháng cự, bạn có thể đặt lệnh mua. Còn nếu như giá vượt khỏi đường hỗ trợ, bạn nên đặt lệnh bán.
- Điểm đặt cắt lỗ stop loss: Nên đặt tại đáy gần nhất nằm đối diện với lệnh mua. Hoặc tại đỉnh gần nhất nằm đối diện với lệnh bán.
- Điểm đặt chốt lời: Đặt tại vị trí đảm bảo khoảng cách tới điểm giá phá vỡ bằng với độ cao của tam giác.
Giao dịch với mô hình tam giác giảm
Nhìn chung, cách thức giao dịch gần tương tự như mô hình tăng. Nếu giá phá vỡ đường hỗ trợ thì đây chính là cơ hội để để nhà đầu tư đặt lệnh mua vào. Còn nếu như đường kháng cự bị phá vỡ, bạn nên đặt lệnh bán ra.
- Điểm vào lệnh: Mở lệnh bán ra dưới vùng giá hỗ trợ, lệnh mua vào tại khu vực phía trên trên vùng kháng cự.
- Điểm đặt cắt lỗ stop loss: Trường hợp đặt lệnh mua, stop loss phải đặt tại đáy gần nhất. Hoặc tại đỉnh gần nhất với lệnh mua.
- Điểm đặt chốt lời: Tương tự như mô hình tam giác tăng.
Giao dịch với mô hình tam giác cân
Mô hình giá tam giác tăng thường hình thành theo hai trường hợp. Cụ thể như:
- Hình thành tại cuối xu hướng tăng: Giá phá vỡ và vượt qua vùng kháng cự, kéo theo đó là sự tiếp diễn của xu hướng cũ. Đây là thời điểm lý tưởng để nhà đầu tư đặt lấy mua vào.
- Hình thành trong xu hướng giảm giá: Giá vượt khỏi đường hỗ trợ và tiếp tục giảm. Với tín hiệu này, bạn nên đặt lệnh bán ra.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch, bạn nên đợi mô hình xác nhận hoàn toàn sau đó mới tiến hành đặt lệnh.
- Điểm vào lệnh: Lệnh mua đặt vị trí phía trên đường kháng cự, lệnh bán đặt tại phía dưới khu vực đường hỗ trợ.
- Điểm đặt cắt lỗ stop loss: Trường hợp với lệnh mua, stop loss đặt tại vị trí đáy gần nhất. Còn với lệnh bán, stop loss nên đặt tại đỉnh gần nhất.
- Điểm đặt chốt lời: Đặt tại vị trí đảm bảo từ điểm đó đến điểm phá vỡ gần nhất bằng độ dài của đáy tam giác.
Lưu ý khi tiến hành giao dịch với mô hình tam giác
Muốn thành công khi giao dịch với mô hình giá dạng này đòi hỏi nhà đầu tư cần ghi nhớ một vài lưu ý.
- Xác định chính xác mô hình: Bạn cần phải nghiên cứu kỹ biểu đồ giá, nhận dạng chuẩn xác mô hình.
- Đặt lệnh khi mô hình bị phá vỡ: Đây là giải pháp an toàn nhất cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm. Vì khi đó xu hướng giá đã rõ ràng hơn.
- Kết hợp thêm công cụ chỉ báo: Bạn không nên chỉ dựa vào mô hình dạng này để xác định xu hướng mà hãy sử dụng thêm nhiều công cụ khác.
- Chủ yếu đến khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch đóng vai trò như một tín hiệu dự báo biến động giá, nhận định xu hướng.
Mô hình tam giác báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Nhà đầu tư có thể dựa vào đây để đưa ra quyết định đặt lệnh mua bán, cắt lỗ và chốt lời. Hy vọng tổng hợp trên đây của BeatForex đã giúp bạn cập nhật kiến thức cần biết về mô hình giá này!