Với nhiều người CMF là thuật ngữ khá lạ lẫm. Tuy nhiên với những ai tham gia vào thị trường Forex thì không thể không biết tới CMF. Vậy CMF là gì? Chaikin Money Flow là gì? Nếu bạn muốn thành công trên thị trường Forex thì hãy cùng Beatforex tìm hiểu về thuật ngữ này.
Khái niệm khối lượng dòng tiền và lợi ích khi nghiên cứu khối lượng dòng tiền
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến chỉ báo CMF. Một trong những yếu tố liên quan trực tiếp đó là khối lượng dòng tiền. Bởi vậy, để hiểu CMF là gì trước tiên bạn cần tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về khối lượng dòng tiền.
Khái niệm khối lượng dòng tiền
Khối lượng dòng tiền là số lượng tiền được mang ra để giao dịch, mua bán trong một khoảng thời gian nhất định. Nghĩa là có bao nhiêu tiền đã được đưa ra thị trường trong khoảng thời gian đó.
Khối lượng dòng tiền cũng là thước đo về sự quan tâm của NĐT đến tài sản giao dịch. Nếu nhà đầu tư rất quan tâm đến tài sản giao dịch thì khối lượng dòng tiền sẽ lớn. Ngược lại nếu nhà đầu tư chần chừ khi đưa ra quyết định hoặc ít quan tâm đến tài sản giao dịch thì khối lượng dòng tiền sẽ giảm đi.
Vai trò của việc đo khối lượng dòng tiền
Đo khối lượng dòng tiền rất quan trng với các trader. Việc này sẽ giúp các trader thấy được động lực của xu hướng hiện tại. Đồng thời cũng giúp họ dự đoán được xu hướng tiếp theo trong tương lai gần.
Khối lượng dòng tiền là cơ sở để xác định lực của xu hướng. Khi thị trường có xu hướng tăng và khối lượng dòng tiền cũng tăng. Điều này có nghĩa là xu hướng đang trên đà tăng mạnh. Tuy nhiên vẫn trong xu hướng thị trường tăng nhưng khối lượng dòng tiền giảm thì chứng tỏ các trader đang cân nhắc trước các quyết định. Bởi vậy có khả năng xảy ra hiện tượng đảo chiều.
Ngược lại, trong xu hướng thị trường giảm mà khối lượng dòng tiền cũng tăng thì điều này có nghĩa là lực bán đang ở trên đà tăng. Tuy nhiên nếu khối lượng dòng tiền giảm và lực bán cũng giảm dần thì khả năng lớn là thị trường sẽ đảo chiều.
Ngoài ra, khối lượng dòng tiền cũng là thước đo cho tính thanh khoản của thị trường. Loại tài sản nào có khối lượng dòng tiền lớn có nghĩa là chúng được giao dịch nhiều và tính thanh khoản cao. Nếu tài sản có khối lượng giao dịch nhỏ, nghĩa là chúng ít được quan tâm và tính thanh khoản sẽ thấp. Đối với các trader đầu tư lướt sóng thì cần phải chú ý đến điều này.
CMF là gì và công thức tính chỉ báo CMF như thế nào?
CMF là gì? Chaikin Money Flow là gì? Công thức tính như thế nào là vấn đề mà các trader nhất định phải biết.
CMF là gì?
Theo đó, CMF chính là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chaikin Money Flow. Dịch ra có nghĩa là nghĩa là dòng tiền Chaikin. Chỉ số này được tạo ra bởi nhà giao dịch, nhà phân tích Marc Chaikin.
CMF giúp theo dõi việc tích lũy và phân phối cổ phiếu trong thời gian 21 ngày. Các số giúp trader đọc chỉ báo sẽ thuộc khoảng từ +1 đến -1. Với những điểm trên hoặc dưới 0 đều có thể dùng để xác định sự thay đổi của dòng tiền. Từ đó có thể đánh giá được lượng mua/ bán dựa trên sự biến động của dòng tiền.
Như vậy các nhà giao dịch sẽ sử dụng CMF giống như một công cụ giúp xác định cũng như đánh giá xu hướng của tài sản đang được giao dịch.
Chỉ báo CMF không chỉ thích hợp sử dụng trong thị trường chứng khoán mà còn được sử dụng trên các thị trường tài chính, nhất là thị trường forex.
Công thức tính chỉ báo CMF
Chu kỳ mặc định mà Marc Chaikin đã sử dụng là 21 kỳ. Công thức tính chỉ báo Chaikin Money Flow được thực hiện như sau:
Trong đó các chỉ số Close, Low, High, tương ứng là giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất của mỗi kỳ.
Giá trị của chỉ báo CMF có thể âm cũng có thể dương. Điều này là do hệ số dòng tiền nằm trong khoảng -1 đến +1. Bởi vậy đường ngang 0.0 được coi như đường trung tâm của chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF).
Cách đọc chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF)
CMF là một chỉ báo dao động. Bạn có thể thấy chúng ở tất cả các nền tảng giao dịch. Chỉ số này nằm dưới biểu đồ tài sản. Đó là 1 đường dao động quanh đường 0. Giá trị của CMF nằm trong khoảng từ +1 đến -1. Tuy nhiên CMF rất ít khi đạt đến giá trị cực. Lãnh thổ tăng giá chính là khu vực nằm ở phía trên đường trung tâm. Lãnh thổ giảm giá nằm phía dưới đường trung tâm.
Nếu giá trị CMF nằm trên đường O. Điều này có nghĩa là áp lực mua đang tồn tại. Ngược lại giá trị của chỉ báo CMF nằm trong vùng âm thì áp lực bán đang tồn tại.
Khi giao dịch với chỉ báo CMF, các nhà giao dịch có thể quan sát một số tín hiệu dưới đây:
Xu hướng
Trader có thể vẽ các đường xu hướng dựa trên CMF. Từ đó, trader sẽ thấy được sự đột phá trên biểu đồ nếu có. Điều này là rất cần thiết với một nhà giao dịch. Bởi khi xác định được chính xác xu hướng sẽ giúp trader tin tưởng rằng xu hướng đó có thể sẽ tiếp tục trong quá trình giao dịch.
Thập tự giá
Trên biểu đồ, đường chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF) có thể cắt đường 0 từ trên hoặc từ dưới. Các đường giao nhau dự báo sự đảo ngược xu hướng có thể xuất hiện. Đó có thể là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Nếu CMF vượt qua đường 0 từ phía dưới, đồng thời giá tiếp tục tăng thì đây là giao nhau trong xu hướng tăng. Nếu CMF vượt qua đường 0 từ phía trên, đồng thời giá tiếp tục giảm thì là sự giao nhau trong xu hướng giảm.
Tuy nhiên trong một số trường hợp các tín hiệu sai cũng có thể xuất hiện. Đó là khi các đường giao nhau chỉ vượt qua vạch 0 một chút sau đó giao nhau trở lại. Để hạn chế các tín hiệu sai, các trader sẽ đợi khi CMF di chuyển qua đường 0 hơn 5 điểm Sau đó họ mới tham gia vào giao dịch. Để có được tín hiệu giao dịch chính xác thì các trader cần kết hợp chỉ báo CMF và một số chỉ báo kỹ thuật khác.
Phân kỳ
Phân kỳ xuất hiện khi giá không thay đổi tương ứng với chỉ báo dòng tiền Chaikin. Phân kỳ giảm nếu giá tiếp tục di chuyển lên mức cao hơn nhưng CMF không tăng. Đây là dấu hiệu của xu hướng có thể đảo chiều sang phía giảm điểm. Phân kỳ tăng khi di chuyển xuống mức thấp mới nhưng CMF không giảm theo.
Khi xu hướng có động lực mạnh thì mức giá cao mới và CMF sẽ có sự tương ứng trong giá trị cao mới.
Ưu và nhược điểm của chỉ báo CMF
Ở phần trên bạn đã hiểu CMF là gì. Vậy chỉ báo này có ưu điểm và hạn chế như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu dưới đây.
Ưu điểm của chỉ báo Chaikin Money Flow
Đối với thị trường Forex có xu hướng thì CMF là một chỉ số vô cùng hữu ích. Chỉ số này giúp ích rất nhiều cho các nhà giao dịch:
- Chỉ báo CMF giúp các nhà giao dịch xác nhận hướng xu hướng.
- Cung cấp cho nhà giao dịch các tín hiệu để thoát ra kịp thời khi sự đảo ngược xu hướng có thể xuất hiện.
Hạn chế của chỉ báo Chaikin Money Flow
- Chỉ báo CMF có thể đưa ra tín hiệu sai trong một số trường hợp. Bởi vậy không nên sử dụng chúng như một chỉ báo độc lập.
- Các nhà giao dịch không thể dựa vào chỉ báo này để xác định điểm chốt lời và cắt lỗ tốt nhất.
- Bạn không nên sử dụng chỉ báo này trên khung thời gian nhỏ hơn.
Tóm lại CMF là gì thì đây chính là công cụ dùng cả 2 yếu tố giá và khối lượng giúp nhà đầu tư xác nhận xu hướng hoặc là đưa ra cảnh báo về sự suy yếu. Nhà giao dịch không dùng chỉ báo này để cung cấp các tín hiệu giao dịch. Thay vào đó, CMF chỉ giúp xác nhận các tín hiệu nhờ sử dụng các chiến lược khác. Chẳng hạn như sự giao dịch theo xu hướng hoặc sự đột phá. Với các giao dịch dài, chỉ báo này phải trên 0. Chỉ báo này phải dưới 0 với các giao dịch ngắn. Đây là dấu hiệu cho thấy giá và khối lượng đang di chuyển cùng hướng với giao dịch.
Bạn cần nhớ rằng, trên thị trường Forex không có chỉ báo nào là luôn luôn đúng. Bởi vậy, bạn luôn phải quản lý quy mô vị thế để không ảnh hưởng nhiều đến tài khoản nếu giao dịch không may thua lỗ.
Một số vấn đề liên quan đến chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF)
Với chỉ báo CMF bạn sẽ thấy có một số vấn đề liên quan. Bạn cần tìm hiểu các vấn đề này để có cách giao dịch hiệu quả.
Ý tưởng của chỉ báo CMF
Bạn đã biết CMF là gì và Chaikin Money Flow là gì. Vậy bạn đã biết ý tưởng của chỉ báo CMF là gì chưa? Marc Chaikin tạo ra chỉ báo CMF là để xem xét dòng tiền của tài sản giao dịch với khoảng thời gian xác định chảy vào hay chảy ra thị trường. Nếu CMF tăng nghĩa là có nhiều người mua, nhiều người quan tâm hơn và dòng tiền đang chảy vào thị trường. Nếu CMF giảm, nghĩa là có nhiều người bán và dòng tiền đang chảy ra thị trường.
Dòng tiền và giá, cái gì là động lực cái gì là kết quả
Tất nhiên dòng tiền chính là động lực để thúc đẩy giá tăng hoặc giảm. Như vậy giá chính là kết quả trong sự vận động của dòng tiền. Hãy xét trong một xu hướng tăng bạn sẽ thấy rằng nếu dòng tiền tăng mạnh theo xu hướng giá thì sẽ thúc đẩy giá tăng cao hơn. Tuy nhiên nếu dòng tiền giảm thì đây là dấu hiệu cảnh báo sự đảo chiều xu hướng. Điều ngược lại xảy ra trong một xu hướng giảm. Bởi vậy, chúng ta thấy, dòng tiền thường đi trước diễn biến của giá. Khi dòng tiền hỗ trợ, thúc đẩy giá thì xu hướng mới bền vững. Ngược lại xu hướng sẽ dễ bị đảo chiều.
Chỉ báo CMF phù hợp với mọi loại tài sản
Chỉ báo Chaikin Money Flow được sử dụng rộng rãi trên thị trường tài chính. Chỉ báo này phù hợp với mọi loại tài sản có dòng tiền, không phân biệt với dòng tiền lớn hay nhỏ.
Cách sử dụng chỉ báo CMF
Nguyên tắc sử dụng chỉ báo dòng tiền Chaikin đó là dựa vào vị trí đường CMF so với đường 0.0
- Nếu giá trị của CMF >0, nghĩa là đường CMF nằm trên đường trung tâm 0.0. Lúc này thị trường ở giai đoạn tích lũy và nhu cầu mua cao. Đây là tín hiệu lệnh vào BUY.
- Nếu giá trị CMF<0, nghĩa là đường CMF dưới đường 0.0. Thị trường ở giai đoạn phân phối và nhu cầu bán cao. Đây là tín hiệu vào lệnh SELL.
Chiến lược giao dịch hiệu quả với chỉ báo CMF
Mỗi một loại chỉ báo đều có thể giúp trader giao dịch hiệu quả hơn. Ngoài việc hiểu được CMF là gì, bạn cũng cần nắm được các chiến lược giao dịch hiệu quả với chỉ báo này. Dưới đây là một số chiến lược giao dịch với chỉ báo CMF mà bạn nên biết.
Giao dịch thuận xu hướng với đường CMF giao cắt đường 0.0
Trong trường hợp này nếu đường CMF cắt đường trung tâm 0.0 từ dưới lên thì bạn nên vào lệnh BUY. Nếu cắt từ trên xuống thì vào lệnh SELL.
Dưới đây là các bước giao dịch:
Bước 1: Xác định xu hướng
Trước tiên nhà giao dịch cần xác định xu hướng chung của thị trường. Bạn cần biết thị trường đang tăng hay giảm. Có nhiều cách để nhận biết xu hướng thị trường. Chẳng hạn như dùng đường MA, đường trendline. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn vào biểu đồ giá để xác định xu hướng thị trường.
Bước 2: Tiến hành vào lệnh
Khi thấy đường CMF cắt đường 0.0, bạn có thể tiến hành vào lệnh. Có nhiều cách để vào lệnh. Tuy nhiên, bạn có thể vào lệnh theo cách sau.
- Nếu thị trường đang ở trong xu hướng tăng và đường CMF cắt đường 0 từ dưới lên, bạn cần vào lệnh BUY ngay sau đó.
- Nếu thị trường đang trong xu hướng giảm, đường CMF cắt đường 0 từ trên xuống thì bạn cần vào lệnh SELL ngay sau đó.
Bước 3: Đặt điểm cắt lỗ và điểm chốt lời
Bạn lưu ý đặt điểm cắt lỗ dưới đáy hoặc đỉnh gần nhất của lệnh BUY hoặc lệnh SELL/
Đặt điểm chốt lời khi đường CMF cắt đường 0.0/0.05 từ dưới lên hoặc cắt đường 0.0/-0.05 từ trên xuống.
Giao dịch với đường giao cắt mở rộng
Khi tìm hiểu CMF là gì các trader cũng nên tham khảo chiến lược giao dịch này. Điều kiện thực hiện giao dịch là đường cắt đủ dài. Đồng thời vùng trung tâm mở rộng ở trên. Bạn có thể lựa chọn đường +/- 0.1 hoặc +/- 0.15 hoặc +/-0.2 để giao dịch tùy thuộc vào biến động của thị trường. Tín hiệu gây nhiễu càng ít khi vùng trung tâm càng rộng, tuy nhiên tần số xuất hiện tín hiệu giao cắt cũng hiếm hơn nhiều.
Giao dịch với đường giao cắt mở rộng không cần thuận xu hướng. Bởi lẽ CMF giảm một mạch từ trên xuống hoặc giảm một mạch từ dưới lên điều đó có nghĩa là một dòng tiền lớn xuất hiện. Giá có thể giảm sâu hoặc tăng mạnh và một xu hướng mới bắt đầu.
Ví dụ chúng ta thấy tín hiệu giao cắt giữa đường CMF và đường +/-0.1 thì cách vào lệnh như sau:
Nếu đường chỉ báo Chaikin Money Flow cắt đường 0.1 từ dưới đường -0.1 lên thì bạn vào lệnh BUY. Ngược lại, nếu cắt đường -0.1 từ trên đường 0.1 xuống thì bạn vào lệnh SELL.
Giao dịch với tín hiệu hội tụ hoặc phân kỳ giữa đường giá và đường chỉ báo CMF
Chiến lược giao dịch này được sử dụng rất nhiều với nhóm chỉ báo dao động. Đồng cũng được áp dụng với chỉ báo CMF. Nếu bạn đã hiểu chỉ báo CMF là gì thì sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện chiến lược giao dịch này.
- Hội tụ: Hội tụ xảy ra khi giá tạo đáy thấp hơn tuy nhiên chỉ báo Chaikin Money Flow lại tạo đáy cao hơn. Điều này chứng tỏ đà giảm giá đang yếu đi và xu hướng thị trường có thể đảo chiều tăng. Đây là tín hiệu để trader vào lệnh BUY.
- Phân kỳ: Phân kỳ là khi giá tạo đỉnh cao hơn tuy nhiên chỉ báo Chaikin Money Flow lại tạo đỉnh thấp hơn. Điều này có nghĩa là đà tăng giá đang yếu đi. Xu hướng của thị trường lúc này có thể đảo chiều giảm. Đây là tín hiệu để trader vào lệnh SELL.
Bạn cần nhớ rằng, hội tụ hoặc phân kỳ giữa giá và CMF cũng có thể tạo ra các tín hiệu sai. Nhất là khi thị trường đang ở xu hướng giảm mạnh hoặc tăng mạnh.
So với giao dịch thuận xu hướng thì cách giao dịch với tín hiệu phân kỳ/hội tụ cũng khó hơn. Bởi lẽ đây là loại giao dịch đảo chiều. Khi đã hiểu CMF là gì bạn sẽ thấy rằng chỉ báo này không phải lúc nào cũng tạo ra các tín hiệu đúng. Bởi vậy khi sử dụng chỉ báo dòng tiền Chaikin, các nhà giao dịch phải kết hợp sử dụng một số công cụ khác như các mô hình giá, mô hình nến và theo dõi các tin tức.
Tổng kết
Với những thông tin mà Beatforex cung cấp, chắc chắn bạn đã hiểu CMF là gì, cách sử dụng chỉ báo này như thế nào và chiến lược giao dịch với chỉ báo CMF ra sao. Chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF) được nhiều trader sử dụng nhất. Mặc dù không phải là chỉ báo hoàn hảo 100% nhưng nếu luyện tập sử dụng thường xuyên, học nhiều kiến thức trên Beatforex thì bạn sẽ biết cách vận dụng CMF một cách hiệu quả. Đây sẽ là vũ khí lợi hại giúp bạn kiếm tiền từ thị trường Forex.