Arbitrage, hay còn được gọi là kinh doanh chênh lệch giá – là từ khóa được sử dụng nhiều trong các dự án đầu tư tài chính nhằm tạo ra lợi nhuận. Đây được biết đến là một chiến lược giao dịch quan trọng mà các nhà môi giới ngoại hối lựa chọn sử dụng. Đối với nghiệp vụ này, nhà đầu tư không phải bỏ vốn và sẽ không chịu bất cứ rủi ro gì về chênh lệch tỷ giá. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các khái niệm và đặc điểm của kinh doanh chênh lệch giá.
Tìm hiểu các thông tin cơ bản về kinh doanh chênh lệch giá
Kinh doanh chênh lệch giá là khái niệm cơ bản trong kinh tế và tài chính. Khái niệm này không chỉ xuất hiện ở thị trường ngoại hối, mà còn xuất hiện ở thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ điện tử.
Arbitrage là gì?
Kinh doanh chênh lệch giá – trong tiếng anh được gọi là arbitrage, được biết đến là một chiến lược kinh doanh được sử dụng nhiều khi đầu tư trên thị trường forex.
Trong đó hoạt động này là giao dịch mua hoặc bán cùng một loại tài sản, cùng một loại sản phẩm ở trên hai hay nhiều thị trường khác nhau với mức giá cho từng tài sản khác nhau, tạo ra chênh lệch giá, sinh ra lợi nhuận từ việc mua bán này. Đây còn được hiểu là lợi nhuận phi rủi ro của các nhà đầu tư hoặc cho những người đầu tư chứng khoán.
Arbitrage – Kinh doanh chênh lệch giá được được biết đến là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh tế và tài chính. Nói một cách dễ hiểu nhất, kinh doanh chênh lệch giá thương mại là hình thức kiếm lời từ việc chênh lệch giá, có nghĩa là mua sản phẩm ở thị trường thấp và bán ở thị trường cao, khoản chênh lệch tạm thời giữa hai thị trường là khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư được hưởng.
Khi thực hiện giao dịch đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư luôn muốn tìm kiếm cơ hội và tận dụng tối đa cơ hội chênh lệch giá. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch kinh doanh chênh lệch tỷ giá thường chỉ diễn ra trong một thời khắc nhất định, do đó cũng thường mang đến những rủi ro lớn cho nhà đầu tư nếu không tìm hiểu kỳ và ứng dụng kịp thời.
>>> Có thể bạn quan tâm: NASDAQ là gì? Những thông tin cần biết về sàn NASDAQ của Mỹ
Phân loại các giao dịch kinh doanh chênh lệch giá
Arbitrage là khái niệm dùng để mô tả về việc nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận khi thực hiện loại hình giao dịch này bằng việc mua sản phẩm ở thị trường giá thấp và bán sản phẩm ở thị trường giá cao, khoản chênh lệch giữa hai thị trường là phần lợi nhuận tạm thời mà nhà đầu tư thu được. Hiện nay, có nhiều cách phân loại kinh doanh chênh lệch giá, tuy nhiên về cơ bản sẽ được phân thành hai loại chính:
- Kinh doanh chênh lệch giá hai điểm: được thực hiện khi tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền giữa hai thị trường đã có sự khác biệt rõ ràng.
- Kinh doanh chênh lệch giá ba điểm ( hay còn gọi là kinh doanh chênh lệch giá tam giác), có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch giá rõ ràng giữa các thị trường, tuy nhiên chênh lệch giá sẽ được nhận thấy rõ ràng hơn thông qua tỷ giá chéo.
Nhược điểm của kinh doanh chênh lệch giá – Arbitrage
Kinh doanh chênh lệch giá có thể dễ dàng nắm bắt và thu được lợi nhuận từ việc sử dụng hình thức này, tuy nhiên đây là hình thức kinh doanh có rủi ro cao với những nhược điểm nhất định. Dựa vào những nhược điểm này nhà đầu tư sẽ nghiên cứu và đưa ra những giải pháp đầu tư kịp thời trước khi tiến hành giao dịch.
- Arbitrage thường chỉ phù hợp với các nhà đầu tư ở các tổ chức lớn hoặc các quỹ phòng hộ, đây là những đối tượng có khả năng tận dụng tốt nhất hình thức kinh doanh này mà thu được lợi nhuận. Lý do là vì các đối tượng trên giao dịch với lượng cổ phiếu lớn cùng với khả năng giao dịch, họ có thể thu lãi lên đến hàng trăm triệu đô la ngay cả khi chênh lệch mức giá giữa hai thị trường rất nhỏ.
- Hạn chế của những nhà đầu tư khác chính là không có khoản tiền lớn cần thiết để có thể tận dụng cơ hội chênh lệch giá, thêm vào đó khoản phí giao dịch thường bù trừ với khoản lợi nhuận nhận được, nên hình thức này không tạo ra được lợi nhuận với các nhà đầu tư nhỏ. Trong khi các nhà đầu tư lớn không gặp phải vấn đề này.
Với những nhược điểm như trên, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu về thị trường giao dịch, phí giao dịch và số vốn mình đang có để cân nhắc có nên giao dịch bằng hình thức kinh doanh chênh lệch giá hay không.
Hoạt động của giao dịch kinh doanh chênh lệch giá – arbitrage
Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá được sử dụng nhiều trong đầu tư, kinh doanh trên các thị trường khác nhau. Đặc biệt, hình thức này đang ngày càng được ưa chuộng sử dụng trên thị trường tiền tệ điện từ chẳng hạn như forex,…Vậy giao dịch kinh doanh chênh lệch giá hoạt động như thế nào?
>>> Có thể bạn quan tâm: Martingale là gì? Có nên áp dụng để giao dịch trong Forex
Kinh doanh chênh lệch giá hai chiều
Ngoài chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường thường thấy, trong đầu tư còn gặp nhiều loại chênh lệch giá khác nhau, chẳng hạn như chênh lệch giá lao động. Chênh lệch giá lao động là sự chênh lệch về nguồn lực lao động giữa hai thị trường khác nhau.
Ví dụ điển hình cho hình thức này là sự chênh lệch lao động giữa thị trường Đông Âu và Tây Âu, do nhu cầu sử dụng nguồn lực lao động và giá lao động giữa hai thị trường này là khác nhau, một phần lao động được các nước Đông Âu chuyển sang Tây Âu, nhằm làm thu hẹp khoảng cách lao động giữa hai khu vực này. Đây là ví dụ điển hình cho sự chênh lệch lao động dù đang đứng chung ở thị trường Châu Âu.
Ngoài ra, chênh lệch lao động còn thể hiện rõ hơn về nguồn lực lao động và giá lao động ở hai thị trường Châu Âu và Châu Phi. Đây là cách thức mà Arbitrage hoạt động.
Trong thị trường tiền tệ, chênh lệch giá hoạt động theo cách: mua một loại tiền tệ với giá thấp và bán lại tiền tệ này ở nơi có giá cao hoặc ngược lại, điều này sẽ giúp nhà đầu tư hưởng lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá hoặc ngược lại.
Ví dụ về kinh doanh chênh lệch giá trong thị trường tiền tệ điện tử
Để hiểu rõ hơn về hoạt động của kinh doanh chênh lệch giá trong thị trường điện tử, cụ thể là thị trường forex để hiểu rõ hơn hoạt động của thị trường chênh lệch giá, chúng ta có thể tìm hiểu một ví dụ cụ thể như sau:
Một nhà đầu tư có hai tài khoản ở hai broker khác nhau, mỗi broker sẽ cung cấp tỷ giá EUR/USD khá rõ ràng:
- Broker 1: tỷ giá EUR/USD là 1:1000
- Broker 2: tỷ giá EUR/USD là 1:1010
Chiến lược giao dịch chênh lệch giá trong thị trường Forex được thực hiện như sau:
- Nếu nhà đầu tư bán 1 triệu USD cho Broker 1, nhà đầu tư sẽ nhận được 1.000 EUR từ Broker này.
- Tiếp theo, nhà đầu tư bán 1.000 EUR cho Broker 2, nhà đầu tư sẽ nhận được 1.010.000 USD.
Vậy chỉ với 1 triệu USD của bạn. bạn sẽ nhận được 10.000 USD lợi nhuận nhờ chiến lược kinh doanh chênh lệch giá.
Ngoài ra, còn phát sinh chi phí với các broker, nếu chi phí phát sinh là 1,5 pips cho cặp tiền tệ này, chi phí giao dịch sẽ là 3000 USD, tức bạn thu được lợi nhuận là 7000 USD.
Trên đây là ví dụ về một hoạt động kinh doanh chênh lệch giá, khi đầu tư 1 triệu USD, nhà đầu tư đã thu được một khoản lời là 700 USD.
Kinh doanh chênh lệch giá thường gặp những rủi ro gì?
Kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) thực chất là giao dịch trao đổi giữa hai sàn giao dịch khác nhau, tồn tại những rủi ro nhất định. Do đó, khi thực hiện giao dịch này nhà đầu tư cần phải tính toán kỹ lưỡng và thận trọng khi thực hiện giao dịch. Thực hiện kinh doanh lệch giá thường thu được lợi nhuận rất ít, bên cạnh đó còn phải bù trừ với khoản phí thực hiện giao dịch. Do đó, để mang lại nguồn lợi ổn định khi thiện hình thức này cần số vốn lớn.
Trong đầu tư thực hiện chiến lược kinh doanh chênh lệch giá, các giao dịch sẽ diễn ra đồng thời ở cả hai sàn giao dịch, do đó việc tính toán và thực hiện giao dịch theo hướng tự động để các giao dịch được thực hiện ngay lập tức, điều này sẽ giúp nhà đầu tư kiếm được lời. Nếu không, giá hai sàn bằng nhau, nhà đầu tư sẽ bị lỗ phần chi phí giao dịch cùng nhiều loại chi phí khác.
Nhà đầu tư cần phải có những chiến lược và những định hướng kinh doanh phù hợp để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn. Vậy những rủi ro thường gặp trong kinh doanh chênh lệch giá là gì?
Rủi ro cạnh tranh
Trong thị trường tiền tệ điện tử như forex, giao dịch kinh doanh chênh lệch giá thường chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư có nhiều vốn với lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Với sự hấp dẫn từ lợi nhuận thu được từ hình thức này mang lại mà dễ dàng bắt gặp sự cạnh tranh từ các ngân hàng, các quỹ hay thậm chí là các nhà đầu tư với nhau. Sự cạnh tranh càng lớn dẫn đến rủi ro cạnh tranh càng cao.
Rủi ro trượt giá
Khi thực hiện giao dịch kinh doanh chênh lệch giá, nhà đầu tư dễ dàng gặp phải rủi ro trượt giá, đó là sự khác biệt giữa giá dự kiến và giá giao dịch thực tế.
Rủi ro này có thể gặp phải khi gặp phải các vấn đề về internet hoặc thậm chí gặp phải trong trường hợp giao dịch vào thời điểm thị trường biến động ngày càng cao. Đây là rủi ro mà các nhà đầu tư thường xuyên gặp phải khi thực hiện kinh doanh chênh lệch giá.
Rủi ro biến động
Các thị trường giao dịch luôn biến động từng giây, từng phút, biến động liên tục. Nhà đầu tư luôn có mong muốn các thị trường giao dịch biến động càng mạnh thì nhà đầu tư có khả năng thu được càng nhiều lợi nhuận, trong đó nếu thị trường càng thu hẹp thì mức độ biến động càng giảm và nhà đầu tư dễ gặp phải rủi ro biến động. Khoản lợi nhuận thu được không như mong muốn.
Rủi ro thanh khoản
Để một giao dịch trên thị trường khớp thì cần phải có bên mua và bên bán. Do đó, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro thanh khoản nếu như tính thanh khoản trên thị trường trở nên yếu kém, không đủ lượng người mua và người bán. Do đó mà lợi nhuận thu về có thể thấp hơn, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về kinh doanh chênh lệch giá, một chiến lược kinh doanh được các nhà đầu tư được sử dụng nhiều trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào thị trường tiền tệ điện tử. Hy vọng những thông tin https://beatforex.net/ chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về arbitrage và áp dụng chiến lược này trong hoạt động đầu tư của bạn.