Ponzi là gì? Gần đây các mô hình lừa đảo xây dựng theo kiểu kim tự tháp Ponzi hoạt động ngày càng tinh vi. Nhà đầu tư dễ bị mắc lừa rồi mức lợi nhuận chưa hấp dẫn, cách thức tham gia đơn giản. Thế nhưng đến một thời điểm nào đó, mô hình này sẽ không thể tồn tại. Và những kẻ đứng sau lúc này đương nhiên sẵn sàng biến mất cùng số tiền của nhà đầu tư.
Mô hình Ponzi là gì?
Trong phần đầu tiên của bài viết về chủ đề Ponzi là gì, BeatForex sẽ phân tích khái niệm và lịch sử ra đời của mô hình Ponzi.
Khái niệm
Ponzi là gì? Ponzi là một mô hình lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư thông qua nhiều hình thức. Trong đó, nhóm điều hành mô hình này sẽ dụ dỗ người tham gia đầu tư vào một tài sản không tồn tại hoặc định giá quá cao so với thực tế. Nhà đầu tư trước thường lãi bằng tiền của chính các nhà đầu tư tham gia sau.
Thực tế cho thấy hầu hết nạn nhân đều bị lừa bởi lời dụ dỗ của chính bạn bè, người thân từng bị lừa trước đó. Thời gian tồn tại của một mô hình lừa đảo Ponzi có thể lên đến cả vài chục năm nếu vẫn thu hút được người tham gia mới.
Một khi tham gia vào mô hình này, nhà đầu tư rất khó dứt ra hoàn toàn. Bởi dù biết chắc không thể thu hồi hoàn toàn số tiền góp vào nên họ phải tìm cách dụ dỗ thêm người chơi mới, kiếm tiền hoa hồng.
Lịch sử ra đời
Cha đẻ của mô hình Ponzi là trùm lừa đảo khét tiếng Charles Ponzi. Hắn ta lừa đảo thành công hàng nghìn nhà đầu tư từ năm 1919.
Ponzi hứa hoàn trả 50% lợi nhuận thu được từ hoạt động trao đổi tem phiếu cho các nhà đầu tư trong vòng 3 tháng. Thời điểm đó, dịch vụ bưu chính quốc tế khá phát triển, khách hàng có thể gửi mua tem phiếu và gửi chúng cùng với những lá thư. Người nhận sau đó sẽ đổi phiếu thưởng để lấy tem thư ưu tiên.
Nhờ vào sự biến động của giá bưu phí, người ta có thể thu lợi nhuận lớn thông qua việc trao đổi mua bán tem bưu chính xuyên quốc gia. Nhận thấy cơ hội làm ăn lớn, Ponzi bắt đầu thuê hàng loạt đại lý thu mua tem bưu chính rồi bán chúng với giá cao hơn. Nói chung, hoạt động trao đổi tên bưu chính không phải là bất hợp pháp.
Mặc dù kiếm được lợi nhuận khá lớn từ hoạt động kinh doanh tên riêng chính nhưng lòng tham của Ponzi ngày càng lớn. Ponzi tiếp tục mở một công ty giao dịch chứng khoán, Mời gọi nhà đầu tư tham gia và hứa hẹn hoàn trả 50% lợi nhuận trong vòng 45 ngày. Như vậy chỉ sau 90 ngày, nhà đầu tư có thể thu về 100% lợi nhuận.
Sự thành công ban đầu của hoạt động kinh doanh tem thư bưu chính, Ponzi không khó thu hút hàng loạt nhà đầu tư cùng tham gia. Thế nhưng, Charles Ponzi chưa bao giờ sử dụng số tiền của người tham gia tái đầu tư. Thay vào đó, hắn chỉ sử dụng tiền của người tham gia trước trả lãi cho người tham gia sau.
Đến năm 1920 công ty giao dịch chứng khoán của Charles Ponzi bị điều tra. Khi đó hàng loạt nhà đầu tư mới biết mình đã bị lừa đảo. Đến nay, kiểu lừa đảo theo mô hình Ponzi vẫn rất phổ biến. Mặc dù không ít chuyên gia, cơ quan đã đưa ra lời cảnh báo nhưng không ít nhà đầu tư vẫn bị mắc bẫy.
Cách thức hoạt động của mô hình Ponzi
Ban đầu, những kẻ lừa đảo đứng sau mô hình Ponzi sẽ tìm cách thu hút nhà đầu tư bỏ tiền vào một loại hình tài sản hứa hẹn lợi nhuận cao. Nhưng thực tế tài sản họ đầu tư gần như không có giá trị hoặc giá trị bị đánh giá quá cao so với thực tế. Một phần của số tiền của nhóm tham gia sau sẽ trả cho nhà đầu tư tham gia trước đó.
Khi càng thu hút nhiều người góp vốn thì mô hình Ponzi lại càng quy mô. Thời gian tồn tại của một mô hình gian lận như vậy có thể lên tới cả vài chục năm, số tiền nhà đầu tư góp vào cực khủng.
Mấu chốt để mô hình Ponzi duy trì sự tồn tại là tìm kiếm càng nhiều người góp vốn mới càng tốt. Mô hình chỉ thực sự sụp đổ khi những kẻ đứng sau không thể tìm kiếm thêm số lượng lớn nhà đầu tư mới.
5 Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi
Chắc chắn bạn chưa thể hiểu rõ Ponzi là gì nếu chưa nắm bắt 5 dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo này.
Một kế hoạch lừa đảo Ponzi thường được ngụy trang khéo léo dưới dạng doanh nghiệp hợp pháp, mạng lưới công ty liên kết. Nhà đầu tư mới tham gia dễ bị thu hút bởi thu hút bởi vẻ quy mô, hào nhoáng ban đầu.
Hứa hẹn rủi ro cao, rủi ro thấp
Đây có lẽ là dấu hiệu đặc trưng nhất của một mô hình Ponzi. Lợi nhuận hứa hẹn có thể lên tới vài chục, thậm chí cả trăm phần trăm. Nhà đầu tư dễ bị thu hút bởi lời mời gọi lợi siêu hấp dẫn.
Trong thời gian đầu, nhà đầu tư được trả lãi khá sòng phẳng. Chính vì thế, mô hình này dễ dàng thu hút số lượng lớn nhà đầu tư tham gia góp tiền.
Lợi nhuận luôn có, không phụ thuộc biến động thị trường
Loại hình tài sản nào cũng đều có lúc lên lúc xuống. Như vậy, đầu vào bất kỳ đâu, bạn đều phải đối mt với rủi ro nhất định. Thế nhưng nếu tham gia vào mô hình Ponzi, nhà đầu tư lại luôn được cam kết lợi nhuận cao, ổn định, không phụ thuộc biến động thị trường.
Sản phẩm đầu tư không rõ ràng
Phần lớn các mô hình Ponzi đều dụ dỗ nhà đầu tư bỏ vốn vào những loại hình sản phẩm không rõ ràng, hứa hẹn lợi nhuận cao. Các sản phẩm đầu tư này thường bị đánh giá quá cao so với thực tế, khó hiểu, không có tính ứng dụng.
Rất khó rút tiền từ nhà đầu tư
Đặc điểm chung của của mô hình lừa đảo Ponzi là nhà đầu tư làm tiền vào thì dễ nhưng rút tiền lại rất khó. Trong thời gian đầu bạn được trả lại sản phẩm nhưng càng về sau hoạt động tiền lại càng khó hơn.
Không ký với các cơ quan có thể dùng
Hợp đồng của nhà đầu tư thường không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế khi xảy ra tranh chấp nhà đầu tư hầu như không thể tiếp cận với bất kỳ biện pháp bảo vệ là.
Mặt khác nếu tìm hiểu kỹ hơn, bạn dễ thấy rằng tổ chức đứng sau cũng rất mập mờ, chung chung.
Cách bảo vệ bản thân trước các mô hình Ponzi lừa đảo
Nếu hiểu rõ tính chất mô hình Ponzi là gì, bạn chắc hẳn cũng phần nào biết cách bảo vệ bản thân. Giải pháp an toàn nhất là bạn chỉ nên đầu tư vào những loại hình tài sản không tin rõ ràng, được bảo trợ bởi tổ chức, cơ quan uy tín.
Bạn không nên tham gia mà bất chấp đầu vào những loại hình tài sản không rõ nguồn gốc, thông tin mập mờ. Danh mục đầu tư nên có sự đa dạng hóa, không nên “bỏ trứng vào một giỏ”.
Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ đi vay mượn lãi suất cao để tham gia, góp vốn đầu tư vào các loại hình tài sản không chắc chắn. Chẳng hạn như tiền ảo.
Quan trọng nhất, bạn phải luôn không ngừng trau dồi kiến thức tài chính, cập nhật tin tức không ngừng. Mọi quyết định đầu tư phải dựa trên phân tích kỹ lưỡng, tham khảo từ nhiều nguồn.
Lời kết
Rất hy vọng sau chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu chính xác hơn về định nghĩa Ponzi là gì. Đây thực chất là một kiểu mô hình lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư, cứ người đến sau lại phải trả lại cho người đến trước. Đến khi không thu hút được thêm tham gia mới thì mô hình này sẽ sụp đổ.