Bên cạnh Forex thì trong vài năm gần đây thị trường CFD đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Nhất là tại thời điểm dịch bệnh đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu thì CFD đã “thành công thu hút sự chú ý” của giới đầu tư. Vậy giao dịch CFD là gì? CFD lừa đảo không? Ưu điểm của hợp đồng CFD và bí quyết đầu tư CFD hiệu quả nhất ra sao? Beat Forex sẽ giải đáp những điều này ngay sau đây.
CFD là gì? Các thuật ngữ quan trọng trong đầu tư CFD mọi trader cần biết
Nếu đã trở thành một trader chính hiệu trên sàn Forex thì chắc hẳn bạn không còn xa lạ với CFD. Tuy nhiên, các nhà đầu tư còn “non” chưa hẳn đã nắm vững CFD là gì cũng như hiểu rõ khái niệm một số thuật ngữ liên quan đến đầu tư CFD. Vậy:
CFD là gì?
CFD là cụm từ viết tắt của “Contract for Difference” nghĩa là hợp đồng chênh lệch. Là 1 sản phẩm phái sinh cho phép trader đầu tư vào các tài sản tài chính như: chỉ số, cổ phiếu, ngoại hối, tiền điện tử,…mà không sở hữu tài sản thực tế. Nhưng tiền mất sẽ là tiền thật nếu thị trường CFD không theo xu hướng đã nhận định trước đó.
Nghe giải thích về khái niệm CFD là gì ở trên thì có thể nhiều người vẫn chưa hình dung ra được. Tuy nhiên, về mặt bản chất hợp đồng chênh lệch cũng mô phỏng theo cách thức giao dịch quen thuộc trong cuộc sống.
CFD được thực hiện nhờ vào sự chênh lệch giá của một sản phẩm tài chính ở thời điểm mở và đóng phiên giao dịch. Tức là vẫn phải có mức giá cụ thể của một loại tài sản tài chính nào đó và các trader sẽ dựa trên sự chênh lệch giữa lúc mở và đóng giao dịch để kiếm lời.
Để hiểu rõ hơn CFDs là gì cũng như cách giao dịch CFD, bạn hãy cùng Beat Forex nhìn lại cách kiếm lời trong đầu tư truyền thống.
Theo đó, nếu đầu tư cổ phiếu, trader cần mua cổ phiếu của 1 công ty bằng giá cổ phiếu hiện tại. Hoặc, nếu đầu tư dầu thô hay vàng thì trader cũng cần phải mua ít nhất 1 thùng dầu hoặc 1 thỏi vàng. Tiếp đó, trader chờ đến khi giá của các sản phẩm này tăng lên thì bán ra ở mức giá cao hơn để thu lợi từ sự chênh lệch này.
Đầu tư CFD cũng tương tự như cách bạn đầu tư truyền thống vậy. Trader cũng phải mở lệnh mua với mức giá hiện tại và ngồi chờ đến khi giá tài sản đó tăng hoặc giảm thì rút lợi nhuận (hoặc chịu thua lỗ). Tất cả phụ thuộc vào sự chênh lệch này có đi đúng hướng mà trader dự đoán hay không.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa đầu tư truyền thống và đầu tư CFD đó là các trader không cần phải sở hữu tài sản thực. Nhờ vậy, thay vì phải chi tiền mua tài sản thực thì nhà đầu tư chỉ cần dự đoán xu hướng biến động giá trong tương lai và đặt lệnh mua – bán dựa theo dự đoán này để kiếm lời.
Tựu chung lại, đặc điểm của hợp đồng chênh lệch CFD là:
- Contract for Difference – CFD hay hợp đồng chênh lệch là một sản phẩm phái sinh;
- Nhà đầu tư sẽ không sở hữu tài sản tài chính thực tế mà thu lời dựa trên sự biến động của giá cả.
- Các trader có thể dùng đòn bẩy để giao dịch CFD.
- Nhà đầu tư chỉ được tính lãi hoặc lỗ của hợp đồng chênh lệch CFD khi họ đã đóng lệnh.
Đến đây thì chắc hẳn bạn đã hiểu CFD là gì? Dưới đây là khái niệm của một số thuật ngữ có liên quan mật thiết mà các trader cần nắm được khi thực hiện giao dịch theo hợp đồng chênh lệch CFD.
Một số thuật ngữ quan trọng liên quan đến đầu tư CFD bạn cần biết
Trong các giao dịch CFD, các trader không thể không nắm vững khái niệm của các thuật ngữ sau:
Margin & Leverage
Margin – Ký quỹ và Leverage – Đòn bẩy, cả hai đều là những thuật ngữ có liên quan mật thiết với nhau trong giao dịch ký quỹ CFD.
Giao dịch theo hợp đồng chênh lệch phù hợp với các nhà đầu tư có vốn ít và muốn thu lời ngay trong ngày. Về cơ bản đầu tư CFD không bắt buộc trader phải có 100% vốn.
Các trader vẫn có thể bắt đầu giao dịch với một khối lượng tài sản tài chính cụ thể nhờ công cụ đòn bẩy thể hiện qua mức ký quỹ ban đầu trong thị trường CFD. Nhưng nhà đầu tư cũng cần nhớ rằng không phải cứ đòn bẩy càng cao thì sẽ càng tốt.
Chẳng hạn: Nếu trader muốn đầu tư vào tài sản trong thị trường đầu tư CFD với sản phẩm là vàng, giá hiện tại là 1731 đô/ounce, khối lượng đầu tư là 1 lot (tương đương 1 ounce. Thì thay vì phải bỏ ra số vốn 100% là 173100 đô la, nhà đầu tư chỉ cần số tiền ký quỹ ban đầu để giao dịch CFD là 1% tức là 1371 đô mà thôi.
Bảng so sánh dưới đây giúp quý vị hình dung rõ hơn về việc dùng đòn bẩy Leverage trong giao dịch CFD:
Loại hình đầu tư |
Đầu tư ký quỹ CFD |
Đầu tư truyền thống |
Tài sản tài chính | Vàng CFD | Vàng |
Khối lượng | 1 lot (100 ounce) | 100 ounce |
Giá hiện tại | 1731 đô la | 1731 đô la |
Tổng số vốn phải chi để đầu tư | 173100 đô la | 173100 đô la |
Mức ký quỹ tương đương | 1% | 100% |
Áp dụng tỷ lệ đòn bẩy | 1:100 | 1:1 |
Số vốn tối thiểu CFD cần có | 1731 đô la | 173100 đô la |
Mức ký quỹ này tương ứng với tỷ lệ đòn bẩy đang áp dụng cho đầu tư CFD vàng của trader trên là 1:100. Mặc dù một số sàn giao dịch sẽ có cơ chế bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư như đảm bảo tài khoản khỏi số dư âm nhưng giao dịch CFD hay Forex với đòn bẩy, trader vẫn nên cẩn trọng.
Long and Short Position, Spread
Long Position (Vị thế mua): Nghĩa là khi trader bỏ tiền ra mua 1 khối lượng tài sản trong CFD và mong muốn tài sản đó sẽ tăng giá trong 1 khoảng thời gian nhất định. Và nếu đúng là giá sẽ tăng theo kỳ vọng thì khi đóng phiên giao dịch trader sẽ thu lãi và ngược lại.
Short Position (Vị thế bán): Còn có nghĩa là bán khống. Trader sẽ dùng vị thế này khi nhận định giá tài sản đầu tư sẽ giảm ở 1 thời điểm trong tương lai. Và nếu đúng là giá tài sản sẽ giảm như nhận định ở thời điểm kết thúc vị thế thì trader sẽ được lãi và ngược lại.
Spread: Nghĩa là giá trị chênh lệch giữa giá bán và giá mua của tài sản tài chính ở thời điểm hiện tại.
Trên đây là một số thuật ngữ quan trọng và có liên quan mật thiết trong giao dịch CFD hiện nay. Ngay sau đây, Beat Forex sẽ chia sẻ những thông tin khác liên quan đến cụm từ khóa “CFD là gì?”.
Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng CFD là gì?
Đầu tư CFD có đến 6 ưu điểm lớn đi kèm 2 điểm hạn chế bao gồm:
Ưu điểm khi giao dịch CFD
Đầu tư CFD có đòn bẩy tài chính có khả năng khuếch đại lợi nhuận cao
Đòn bẩy là một trong những công cụ tài chính cực kỳ hữu dụng. Bởi nếu nhà đầu tư biết cách tận dụng công cụ tuyệt vời này thì chỉ cần bỏ ra số vốn đầu tư rất nhỏ nhưng có thể thu về mức lợi nhuận cao hơn vài trăm lần so với đầu tư truyền thống.
Nghe có vẻ rất hấp dẫn nhưng cũng phải nói rằng đòn bẩy tài chính có tính 2 mặt. Bởi công cụ tài chính này nếu có thể khuếch đại lợi nhuận lên vài trăm lần thì cũng có thể tăng nguy cơ “cháy túi” của quý vị lên vài trăm lần.
Cho nên dù trong mắt các trader, đòn bẩy tài chính thực sự hấp dẫn thì cũng luôn phải cẩn thận hơn mỗi khi giao dịch CFD nếu dùng đòn bẩy. Đồng thời trader nên tận dụng các công cụ quản lý rủi ro miễn phí mà các sàn giao dịch CFD cung cấp để hạn chế tối đa rủi ro cho mình.
Chỉ từ một nền tảng giao dịch CFD trader tiếp cận được với thị trường tài chính toàn cầu
Phần lớn các sàn giao dịch CFD đều có cung cấp các tài sản tài chính ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới. Đồng thời, cho phép trader truy cập suốt ngày đêm với quy mô hơn 4000 sản phẩm. Các sản phẩm tài chính có tại thị trường CFD cực kỳ đa dạng để nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn trong hạng mục đầu tư của mình.
CFD cung cấp loạt công cụ quản lý rủi ro miễn phí
Với công cụ bảo vệ số dư tài khoản âm, lệnh dừng lỗ/chốt lời,…Thị trường CFD mang đến sự an tâm lớn cho mọi nhà đầu tư.
Đầu tư CFD không yêu cầu trader phải giao dịch trong ngày
Đầu tư CFD các trader không bị ràng buộc bởi yêu cầu về số vốn giao dịch tối thiểu trong ngày hay giới hạn các tài khoản được phép giao dịch trong ngày giống như thị trường cơ sở.
Các nhà đầu tư tại sàn CFD có thể giao dịch bất cứ thời điểm nào họ muốn và số vốn phải nạp tối thiểu cũng rất thấp. Tuy nhiên, các trader cần chú ý là đầu tư CFD có thu phí qua đêm. Cho nên trader thường chọn giao dịch ngắn hạn để tối ưu hóa lợi nhuận.
Đầu tư CFD với chi phí giao dịch thấp
Không giống với các hình thức đầu tư thông thường, giao dịch CFD không phải đóng thuế do nhà đầu tư không sở hữu tài sản thực tế. Nhưng thay vào đó, các khoản phí khác như: hoa hồng, phí qua đêm, phí spread,…đều tồn tại trong giao dịch CFD và được chấp nhận.
Mức phí sẽ phụ thuộc vào loại tài khoản của khách hàng đối với một số sàn hoặc được cố định. Tuy là vậy nhưng hiện tại các khoản phí này đều khá nhỏ so với nhiều hình thức đầu tư khác vì sự cạnh tranh rất lớn.
Đầu tư CFD có cơ hội thu lợi nhuận đa dạng
Đầu tư CFD các nhà đầu tư nhạy bén còn có thể bán khống. Điều này mang đến cơ hội thu lợi nhuận đa dạng cho nhà đầu tư kể cả thời điểm thị trường tăng và giảm.
Điểm hạn chế còn tồn tại ở hợp đồng CFD
Nhà đầu tư gặp vấn đề rủi ro do dùng đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính trong CFD vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm. Vì như đã chia sẻ phía trên, đòn bẩy tài chính khuếch đại cả lợi nhuận lẫn rủi ro nếu nhà đầu tư dùng không đúng cách.
Đây cũng chính là lý do các sàn giao dịch CFD cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ quản lý rủi ro để họ hạn chế thua lỗ ở mức thấp nhất.
Tính pháp lý chưa cao
Thị trường CFD vẫn còn đang ở giai đoạn phát triển nên công tác kiểm soát chưa thể khẳng định là hoàn toàn chặt chẽ. Uy tín của các sàn giao dịch CFD đều chủ yếu dựa vào thời gian hoạt động, danh tiếng cũng như khả năng tài chính của mỗi sàn.
Mặc dù vậy nhưng hiện nay với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý tài chính đặt tại các quốc gia có nền kinh tế mạnh (sẽ được đề cập bên dưới), việc nhà đầu tư tìm được 1 sàn giao dịch CFD uy tín, an toàn đã không còn quá khó khăn.
Các sản phẩm có thể đầu tư ở thị trường CFD
Vì là một sản phẩm phái sinh nên thị trường đầu tư CFD cung cấp các loại tài sản đầu tư khá phong phú. Có thể kể đến như: forex (ngoại hối), cổ phiếu, hàng hóa, trái phiếu, tiền điện tử, chỉ số chứng khoán, ETF, vàng và nhiều tài sản khác. Cụ thể:
- Đầu tư CFD Forex: Đây được xem là thị trường giao dịch lớn nhất CFD với tổng số tiền giao dịch mỗi ngày trên 5.000 tỷ đô la. Đầu tư CFD Forex cho phép trader giao dịch kiếm lời từ nhiều cặp tiền tệ có giá trị. Có thể kể đến như: USD – EUR, USD – JPY, USD – AUD,…
- Đầu tư CFD Chỉ số chứng khoán toàn cầu: Bao gồm loạt chỉ số cổ phiếu đứng đầu thế giới như: US30 – Chỉ số Dow Jones, DAX30 – Chỉ số chứng khoán của Đức, NAS100 – Chỉ số cổ phiếu của 100 công ty lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Ngoài ra còn có: SP500, AUS220, EU50, UK100,…
- Đầu tư CFD hàng hóa: Bao gồm các mặt hàng có giá trị như: Vàng, Bạch kim (Platinum), Bạc, Dầu thô WTI, Dầu thô Brent,…
- Đầu tư CFD cổ phiếu: Bao gồm cổ phiếu của các công ty lớn uy tín hàng đầu thế giới như: Apple, Google, Facebook, Tesla,…
- Đầu tư CFD tiền điện tử: Đây cũng là một thị trường đầu tư đầy tiềm năng của CFD với các đồng coin lớn như: Ethereum (ETH), Bitcoin (BTC), Ripple (XRP), Litecoin (LTC), Bitcoin Cash (BCH),…
Tựu chung lại, nhà đầu tư thoải mái lựa chọn tài sản giao dịch và có thể kiếm lời rất nhiều bởi thị trường đầu tư CFD vô cùng đa dạng về các loại sản phẩm đầu tư. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao ngày càng có nhiều nhà đầu tư yêu thích thị trường CFD.
Vậy cơ chế hoạt động của hợp đồng chênh lệch CFD ra sao?
Thị trường CFD hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động của hợp đồng chênh lệch CFD khá đơn giản. Bên cạnh hình thức mua tài sản rồi chờ giá tăng để ăn chênh lệch theo kiểu đầu tư truyền thống thì trong đầu tư CFD trader còn có thể bán khống. Nghĩa là thay vì chỉ đặt lệnh “Buy” với các sản phẩm trader cho rằng sẽ tăng giá thì trader còn có thể “Sell” khi tin rằng thị trường sẽ giảm.
Như vậy có thể hiểu giao dịch CFD cho phép nhà đầu tư kiếm lời kể cả khi thị trường tăng và thị trường giảm, giúp trader không bỏ qua bất cứ cơ hội kiếm lợi nhuận nào. Ví dụ dưới đây giúp quý vị hình dung rõ hơn về cách thức hoạt động của thị trường CFD:
- Nếu 1 ounce vàng hiện tại có giá là 1.500 đô và trader dự đoán sẽ tăng trong thời gian sắp tới. Khi đó, nhà đầu tư có thể mở lệnh “mua” hoặc “long position” với mức giá nhất định với kỳ vọng mức giá này tương lai sẽ tăng lên.
- Và nếu giá vàng sẽ tăng lên đúng như kỳ vọng, thì trader đặt lệnh “bán” hoặc đóng lệnh giao dịch với mức giá cao hơn. Lúc này nhà đầu tư đã kiếm được lời từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Như vậy, nếu nhà đầu tư mở lệnh giao dịch khi giá vàng là 1.500 đô la, tiếp đó, lại đóng lệnh giao dịch khi giá vàng là 1.525 đô la thì trader đã kiếm được 25 đô la lợi nhuận.
- Ngược lại, nếu nhà đầu tư dự đoán giá vàng sẽ giảm thì có thể mở lệnh “bán” hoặc “short position” trên nền tảng giao dịch. Như đã chia sẻ ở trên, lệnh “vị thế bán” được thực hiện khi trader dự đoán giá của một tài sản tài chính sẽ giảm.
- Và khi giá tài sản tài chính đó giảm như kỳ vọng, trader sẽ đóng lệnh giao dịch (hoặc “mua” lại tài sản) để kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch này.
Như vậy, nếu trader mở vị thế bán CFD khi giá vàng là 1.500 đô la, sau đó, lại đóng vị thế khi giá vàng giảm còn 1.450 đô la thì nhà đầu tư CFD sẽ kiếm được 50 đô la lợi nhuận.
Đầu tư CFD dựa theo giá trị của thị trường. Chính vì điều này mà nhà đầu tư đầu tư thành công (hay chưa thành công) tất cả phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động của thị trường và kỹ năng phân tích thị trường của chính họ.
Như vậy, quý vị đã hiểu cơ chế hoạt động của thị trường CFD là gì, Beat Forex tiếp tục chia sẻ đến quý vị cách để bắt đầu giao dịch trên sàn CFD. Mời tham khảo!
Bắt đầu đầu tư CFD như thế nào?
Để giao dịch được trên thị trường CFD, nhà đầu tư nào cũng cần thực hiện một số bước cơ bản sau:
-
Đăng ký tài khoản giao dịch CFD
Trader sẽ có 2 lựa chọn khi đăng ký tài khoản giao dịch CFD là: tài khoản Demo và tài khoản thật. Trong tài khoản Demo nhà cái sẽ cung cấp cho trader một khoản tiền ảo miễn phí để họ bắt đầu thực hành giao dịch. Nếu là người mới, bạn nên chọn tài khoản không rủi ro này để làm quen dần và học cách đầu tư CFD.
Còn nếu đã là trader “lão làng” thì hãy bắt đầu kiếm lợi nhuận từ đầu tư CFD ngay bằng cách đăng ký tài khoản thật với số vốn của chính bạn. Tài khoản này cung cấp cho trader nhiều công cụ hỗ trợ đầu tư miễn phí như: lịch kinh tế, chỉ số cảm tính, chỉ báo kỹ thuật, các phân tích từ chuyên gia,…
-
Nạp tiền vào tài khoản và tiến hành đầu tư với số vốn nhỏ
Các sàn giao dịch CFD hiện nay đều cung cấp rất nhiều cổng nạp tiền uy tín đã liên kết với các ngân hàng Việt Nam, traded hoàn toàn có thể nạp hoặc rút tiền bằng thẻ nội địa.
Đồng thời mỗi sàn giao dịch CFD đều có quy định về số tiền nạp vào và khối lượng đầu tư tối thiểu. Ví dụ: Số tiền nạp vào tài khoản trên sàn giao dịch ICMarkets là 50 đô la, khối lượng giao dịch tối thiểu là 0.01 lô. Tức là nhà đầu tư có thể bắt đầu giao dịch CFD với 50 đô la.
-
Học cách để phân tích biểu đồ
Phân tích biểu đồ là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng trong giao dịch CFD. Ngoài ra, trader cũng cần tìm hiểu thật kỹ cách phân tích chuyên sâu về xu hướng thị trường. Trader nếu xây dựng được cho riêng mình một kỹ năng phân tích nhanh thì chắc chắn sẽ đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
-
Kết thúc phiên giao dịch và rút lợi nhuận
Nhà đầu tư sẽ kết thúc phiên giao dịch khi giá của tài sản đầu tư phù hợp với kỳ vọng của họ. Trong trường hợp xu hướng thị trường đầu tư CFD bắt đầu đi ngược lại với kỳ vọng, trader nên kết thúc vị thế sớm để giảm bớt rủi ro.
Tất nhiên, nếu nhà đầu tư đã sử dụng công cụ quản lý rủi ro miễn phí thì phiên giao dịch sẽ tự động kết thúc theo đúng cài đặt trước đó. Đây cũng là một bí quyết giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
Như vậy, quý vị đã hoàn toàn hiểu được cách thức hoạt động của sàn giao dịch CFD là gì cũng như các bước để bắt đầu đầu tư CFD. Rõ ràng CFD cho phép nhà đầu tư kiếm lợi cả khi thị trường giảm và tăng. Nếu vậy, liệu CFD có lừa đảo hay không?
CFD lừa đảo – có hay không?
Những chia sẻ sau đây giúp quý vị có được kết luận chính xác nhất cho thắc mắc: CFD lừa đảo có hay không?
Lịch sử hình thành và phát triển CFD
Bắt nguồn từ 2 loại hợp đồng là Hợp đồng tùy chọn và Hợp đồng tương lai, CFD lần đầu tiên được ra mắt vào những năm 1990 bởi một công ty kinh doanh môi giới có trụ sở tại London có tên là Smith New Court. Về sau được Merrill Lynch mua với giá 526 triệu bảng vào năm 1995.
CFD lúc đầu chỉ được sử dụng để bù đắp rủi ro do thua lỗ từ các loại cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán ở Luân Đôn. Cho đến khi các nhà đầu tư nhận ra lợi ích to lớn của công cụ tài chính này đó là:
- Không cần sở hữu tài sản thực tế;
- Chỉ phải thực hiện yêu cầu ký quỹ nhỏ;
Điều này giúp nhà đầu tư tránh được một số loại thuế nhất định thì CFD ngay lập tức được chú ý, ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Nhất là với các nhà đầu cơ hoặc những nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn không nhiều.
Quy mô của đầu tư CFD
Nhờ nhận được sự quan tâm trực tiếp của các nhà đầu tư, thị trường CFD đã có sự phát triển với một tốc độ “kinh người”. Hiện tại các nhà đầu tư CFD có thể tiếp cận với trên 4000 tài sản tài chính thông quan CFDs. Và số lượng sản phẩm đầu tư ngày càng được mở rộng thêm.
Tính pháp lý của đầu tư CFD
Tính đến thời điểm này đã có 20 quốc gia trên thế giới chấp nhận CFD như một hình thức đầu tư hợp pháp. Trong đó, không thể không kể đến một số cường quốc kinh tế lớn thuộc khối liên minh Châu Âu EU như:, Anh, Úc, Pháp, Đức, Singapore, Thụy Sĩ,…
Theo đó, mỗi nước lại có 1 cách tiếp cận riêng với CFD. Thậm chí, một vài quốc gia trong số đó còn đưa ra chính sách cụ thể về CFD.
Việt Nam hiện nay chưa đưa ra bất cứ văn bản pháp lý nào khẳng định cấm hay cho phép giao dịch CFD. Tuy nhiên, một số nước lớn trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan hay Singapore đã chấp nhận đầu tư CFD.
Giám sát đầu tư CFD
Công tác giám sát mọi hoạt động của các sàn giao dịch CFD được 1 tổ chức thực hiện bao gồm các cơ quan quản lý hàng đầu của các quốc gia lớn. Có thể nói tất cả các sàn giao dịch CFD uy tín nhất trên thế giới đều được nhận ủy quyền và được cấp giấy chứng nhận từ các tổ chức này. Bao gồm:
- Tại Australia có Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC)
Đây là cơ quan hoạt động hoàn toàn độc lập với chính phủ và có trách nhiệm quản lý mọi sàn giao dịch lớn tại Úc. Đồng thời cung cấp cho các nhà đầu tư một môi trường đầu tư tài chính bảo mật và an toàn.
ASIC có một số quy định rất khắt khe liên quan đến giao dịch CFD. Chẳng hạn như: Số vốn hoạt động tối thiểu là 1.000.000 đô la, yêu cầu phải tách riêng tiền gửi của khách hàng với tiền quỹ của công ty. ASIC cũng yêu cầu các sàn giao dịch CFD phải đưa ra các công cụ hỗ trợ kiểm soát rủi ro cho nhà đầu tư.
- Tại Mỹ có Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) và Hiệp hội tương lai quốc gia (NFA).
- Tại Vương quốc Anh có Cơ quan quản lý tài chính Anh – FCA.
- Tại Nhật có Cơ quan dịch vụ tài chính – FSA.
- Tại Canada có IIROC – Tổ chức điều tiết đầu tư Canada.
- Tại Quần đảo Cayman có CIMA – Cơ quan tiền tệ quần đảo Cayman.
- Tại Hồng Kông có SFC – Ủy ban chứng khoán và tương lai.
- Tại Singapore có MAS – Cơ quan tiền tệ Singapore.
Với từng này lý do có thể khẳng định đầu tư CFD không hề lừa đảo, mọi thứ đều dựa trên sự tự nguyện tham gia và hiểu biết của nhà đầu tư. Lựa chọn đúng sàn giao dịch CFD uy tín là đã có thể giúp nhà đầu tư giành chiến thắng một phần.
Tuy nhiên, như quý vị đã thấy thị trường CFD phát triển ngày càng mạnh mẽ với hàng loạt các sàn giao dịch mọc lên như nấm. Trong số đó chắc chắn có tồn tại sàn giao dịch lừa đảo trục lợi nhờ vào sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư chỉ nên giao dịch CFD tại những sàn giao dịch uy tín do các tổ chức nêu trên quản lý và cấp phép để tránh bị lừa đảo.
Bí quyết đầu tư CFD hiệu quả nhất như thế nào?
Mỗi nhà đầu tư sẽ dần tích lũy cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm đầu tư CFD qua từng giao dịch. Và những điều này cần có thời gian. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, Beat Forex sẽ chia sẻ một vài bí quyết đầu tư CFD hiệu quả. Mời tham khảo:
Nhà đầu tư hãy sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính hợp lý
Mặc dù đòn bẩy là công cụ tài chính giúp nhà đầu tư kiếm lợi theo cấp số nhân nhưng cũng mang đến nguy cơ rủi ro cao nếu trader không biết cách kiểm soát tốt số vốn của mình. Do đó, bí quyết dành cho mọi nhà đầu tư CFD nếu dùng đòn bẩy là:
- Hãy bắt đầu giao dịch với số vốn nhỏ trước;
- Đừng cố giao dịch vượt quá ⅓ tổng số vốn hiện có của mình.
Nhà đầu tư cần chú ý khung giờ giao dịch và các phiên giao dịch CFD trong ngày
Không phải tất cả các tài sản tài chính có trên sàn giao dịch CFD đều giao dịch vào một khung giờ cố định. Mà mỗi loại sản phẩm sẽ có khung giờ giao dịch riêng. Chẳng hạn như:
- Hàng hóa, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử CFD thường sẽ giao dịch 24/5.
- Cổ phiếu CFD thường sẽ giao dịch dựa trên giờ giao dịch của các sàn chứng khoán.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần chú ý đến khung thời gian của mỗi phiên giao dịch trong ngày để chủ động hơn trong thời gian biểu đầu tư của bản thân.
Nhà đầu tư luôn nhớ phải cài Stop Loss
Đây là điều cực kỳ quan trọng. Nhà đầu tư làm gì thì làm nhưng tuyệt đối không được quên cài đặt lệnh dừng lỗ cho mọi giao dịch của bản thân. Bởi đầu tư CFD nói riêng và thị trường giao dịch nói chung luôn có những biến động bất ngờ mà chính nhà đầu tư cũng không thể lường trước.
Và lệnh cắt lỗ Stop Loss sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu tối đa thiệt hại cho tài khoản đồng thời giúp giữ nhà đầu tư ở lại thị trường. Ngược lại, nếu giao dịch mà nhà đầu tư không đặt lệnh dừng lỗ, cái giá phải trả rất có thể là toàn bộ số tiền có trong tài khoản của trader.
Nhà đầu tư phải nắm bắt và hiểu rõ từng loại phí của sàn giao dịch CFD
Mặc dù thời điểm này các sàn giao dịch CFD đều đưa ra các mức phí giao dịch khá cạnh tranh. Nhưng nhà đầu tư nào cũng cần nắm chắc và hiểu rõ các khoản phí của sàn giao dịch CFD như: phí qua đêm, hoa hồng, phí spread.
Làm được điều này sẽ giúp nhà đầu tư tính toán sát nhất khoản lời – lỗ của mình trong từng giao dịch.
Nhà đầu tư hãy tận dụng các công cụ hỗ trợ của sàn giao dịch một cách hiệu quả
Một số sàn giao dịch CFD lớn và uy tín trên thế giới như Plus500, Mitrade luôn cung cấp rất nhiều tiện ích cho nhà đầu tư. Chẳng hạn như: các lớp học đầu tư từ cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu/ cung cấp kiến thức hữu ích hay có tài khoản demo dành cho các trader có nhu cầu luyện tập thực hành đầu tư,…
Nhà đầu tư hãy tận dụng thật tốt những công cụ hỗ trợ này. Vì chúng hoàn toàn được cung cấp miễn phí. Và tất cả những tiện ích này đều góp phần giúp nhà đầu tư học hỏi, rèn luyện kỹ năng giao dịch và tích lũy kinh nghiệm cho chính bản thân họ.
Tổng kết
Đầu tư CFD là cách các trader kiếm lợi nhuận nhanh, thông minh và đa dạng. Vì CFD cho phép nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận 2 chiều. Giao dịch CFD có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải không tồn tại nhược điểm, rủi ro.
Và đầu tư CFD chắc chắn không lừa đảo nếu nhà đầu tư chọn được sàn giao dịch đáng tin cậy. Đồng thời sử dụng các công cụ hỗ trợ tài chính một cách hợp lý, khoa học, không lạm dụng.
Hi vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết liên quan đến cụm từ khóa “CFD là gì” có thể giúp quý vị có cái nhìn tổng quát nhất về thị trường CFD – Một thị trường đầy tiềm năng dành cho các nhà đầu tư mới và có số vốn nhỏ. Và Beat Forex luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý vị liên quan đến đầu tư CFD, Forex,…24/7.
Nếu quý vị có bất cứ câu hỏi nào, đừng ngại bấm số hotline hiển thị trên web hoặc gửi câu hỏi vào địa chỉ email của Beat Forex. Chuyên viên tài chính của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết luôn và ngay.
Trân trọng!