Thứ Hai, Tháng Ba 27, 2023
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách Bảo Mật
Beatforex.net
  • Trang chủ
  • Sàn Forex
    Đánh giá chi tiết về sàn giao dịch Weltrade trên thị trường hiện nay

    Đánh giá Weltrade – Sàn giao dịch này có lừa đảo như lời đồn?

    Tài khoản MT5 Prime được sàn giao dịch cung cấp cho người dùng

    Grand Capital – Sàn giao dịch với đa dạng nền tảng và tài khoản nổi bật

    Sàn giao dịch hiện tại đang hỗ trợ tối đa đòn bẩy cho người dùng ở mức là 1:400

    IFC Markets – Sàn giao dịch có phí cạnh tranh nhất trên thị trường forex

    Đánh giá chi tiết sàn giao dịch Think Market trên thị trường hiện nay

    Think Market-Sàn giao dịch đã có 1 thập kỷ hoạt động xuất sắc

    Tài khoản Pro được sàn giao dịch XTB cung cấp cho người dùng

    Đánh giá sàn XTB và những ưu điểm nổi bật không sàn nào có được

    Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của sàn hiện nay

    Review FXTRADING: Có nên đầu tư vào sàn forex này không?

    Tài khoản copy trade tại sàn giao dịch 

    CJC Markets và thực hư câu chuyện lừa đảo

    Đánh giá sàn FXTM và những sản phẩm giao dịch của sàn 

    Đánh giá sàn FXTM và cập nhật thông tin mới nhất năm 2022

    Chứng khoán là sản phẩm thế mạnh tại eToro

    Đánh giá sàn eToro-Top đầu những sàn giao dịch uy tín và an toàn

  • Kiến Thức Forex
  • Lớp Học Forex
    Ảnh 4: Hãy chấp nhận thất bại và tìm ra nguyên do 

    Cháy tài khoản Forex là gì? Bật mí cách cứu cháy tài khoản Forex

    Ảnh 1: Tỷ lệ R:R - tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ

    Tỷ lệ R:R là gì? Bật mí cách tính toán tỷ lệ R:R chuẩn xác

    Ảnh 2: Bạn chú ý lựa chọn khung thời gian giao dịch phù hợp

    Đa khung thời gian là gì? Tips giao dịch đa khung thời gian hiệu quả

    Ảnh 1: Mô hình sóng đẩy cho biết thành tựu giá sẽ đi theo xu hướng chính của hiện tại 

    Mô hình sóng đẩy là gì? Các biến thể và nguyên tắc giao dịch

    Ảnh 1: Sóng Elliott là gì?

    Sóng Elliott là gì Tìm hiểu cấu trúc và cách thức giao dịch

    Ảnh 1: Mô hình tam giác báo hiệu xu hướng hiện tại sắp chấm dứt

    Mô hình tam giác là gì? Phân loại và hướng dẫn giao dịch

    Ảnh 2: Cột cờ và lá cờ trong mô hình Pennant Pattern 

    Mô hình cờ đuôi nheo là gì? Bí quyết giao dịch thắng lớn

    Ảnh 5: Mô hình giá hình chữ nhật phản ánh sự giằng co của phe bò và phe gấu 

    Mô hình hình chữ nhật là gì? Tips giao dịch hiệu quả

    Bạn cần có hướng đi phù hợp khi 2 khung giờ quan sát không có sự đồng nhất với nhau

    Tại sao cần phải quan sát nhiều khung thời gian khác nhau khi giao dịch

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sàn Forex
    Đánh giá chi tiết về sàn giao dịch Weltrade trên thị trường hiện nay

    Đánh giá Weltrade – Sàn giao dịch này có lừa đảo như lời đồn?

    Tài khoản MT5 Prime được sàn giao dịch cung cấp cho người dùng

    Grand Capital – Sàn giao dịch với đa dạng nền tảng và tài khoản nổi bật

    Sàn giao dịch hiện tại đang hỗ trợ tối đa đòn bẩy cho người dùng ở mức là 1:400

    IFC Markets – Sàn giao dịch có phí cạnh tranh nhất trên thị trường forex

    Đánh giá chi tiết sàn giao dịch Think Market trên thị trường hiện nay

    Think Market-Sàn giao dịch đã có 1 thập kỷ hoạt động xuất sắc

    Tài khoản Pro được sàn giao dịch XTB cung cấp cho người dùng

    Đánh giá sàn XTB và những ưu điểm nổi bật không sàn nào có được

    Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của sàn hiện nay

    Review FXTRADING: Có nên đầu tư vào sàn forex này không?

    Tài khoản copy trade tại sàn giao dịch 

    CJC Markets và thực hư câu chuyện lừa đảo

    Đánh giá sàn FXTM và những sản phẩm giao dịch của sàn 

    Đánh giá sàn FXTM và cập nhật thông tin mới nhất năm 2022

    Chứng khoán là sản phẩm thế mạnh tại eToro

    Đánh giá sàn eToro-Top đầu những sàn giao dịch uy tín và an toàn

  • Kiến Thức Forex
  • Lớp Học Forex
    Ảnh 4: Hãy chấp nhận thất bại và tìm ra nguyên do 

    Cháy tài khoản Forex là gì? Bật mí cách cứu cháy tài khoản Forex

    Ảnh 1: Tỷ lệ R:R - tỷ lệ lợi nhuận trên thua lỗ

    Tỷ lệ R:R là gì? Bật mí cách tính toán tỷ lệ R:R chuẩn xác

    Ảnh 2: Bạn chú ý lựa chọn khung thời gian giao dịch phù hợp

    Đa khung thời gian là gì? Tips giao dịch đa khung thời gian hiệu quả

    Ảnh 1: Mô hình sóng đẩy cho biết thành tựu giá sẽ đi theo xu hướng chính của hiện tại 

    Mô hình sóng đẩy là gì? Các biến thể và nguyên tắc giao dịch

    Ảnh 1: Sóng Elliott là gì?

    Sóng Elliott là gì Tìm hiểu cấu trúc và cách thức giao dịch

    Ảnh 1: Mô hình tam giác báo hiệu xu hướng hiện tại sắp chấm dứt

    Mô hình tam giác là gì? Phân loại và hướng dẫn giao dịch

    Ảnh 2: Cột cờ và lá cờ trong mô hình Pennant Pattern 

    Mô hình cờ đuôi nheo là gì? Bí quyết giao dịch thắng lớn

    Ảnh 5: Mô hình giá hình chữ nhật phản ánh sự giằng co của phe bò và phe gấu 

    Mô hình hình chữ nhật là gì? Tips giao dịch hiệu quả

    Bạn cần có hướng đi phù hợp khi 2 khung giờ quan sát không có sự đồng nhất với nhau

    Tại sao cần phải quan sát nhiều khung thời gian khác nhau khi giao dịch

No Result
View All Result
Beatforex.net
No Result
View All Result
Home Kiến Thức Forex

Hướng dẫn sử dụng Fibonacci Retracement trong giao dịch Forex

beatforex by beatforex
18 Tháng Sáu, 2022
0
Cách vẽ Fibonacci thoái lui trong xu hướng thị trường giảm

Cách vẽ Fibonacci thoái lui trong xu hướng thị trường giảm

0
SHARES
29
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mục lục nội dung

  1. Fibonacci Retracements là gì?
  2. Mức Fibonacci Retracement phổ biến
    1. Các mức thoái lui của Fibonacci Retracement
    2. Ý nghĩa của các con số trong Fibonacci Retracement 
      1. Thị trường Up trend
      2. Thị trường Down trend
  3. Hướng dẫn vẽ Fibonacci Retracement đúng chuẩn
    1. Xu hướng tăng
    2. Xu hướng giảm
  4. Hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci Retracement mới nhất 2022
    1. Bước 1: Xác định thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm
    2. Bước 2: Vẽ Fibonacci Retracement 
    3. Bước 3: Tìm điểm vào lệnh, đặt cắt lỗ và chốt lời
    4. Ví dụ cách sử dụng công cụ Fibonacci thoái lui
  5. Cách kết hợp hiệu quả Fibonacci Retracement với các công cụ khác 
    1. Kết hợp công cụ Fibonacci thoái lui với Trendline
      1. Ví dụ: Cặp tiền tệ GBP/USD trên khung D1
      2. Ví dụ: Cặp tiền tệ EUR/AUD trên khung H1
    2. Kết hợp Fibonacci Retracement với vùng hỗ trợ/ kháng cự
      1. Ví dụ: Cặp tiền tệ USD/JPY trên khung D1
      2. Ví dụ: Cặp tiền USD/CAD trên khung H4
    3. Kết hợp Fibonacci Retracement với mô hình nến đảo chiều
      1. Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD trên khung H4
      2. Ví dụ: Cặp tiền tệ GBP/USD trên khung H4
      3. Ví dụ: Cặp tiền tệ AUD/USD trên khung D1 

Fibonacci Retracement là một công cụ phân tích kỹ thuật khá quen thuộc trên thị trường ngoại hối mà bất kỳ NĐT nào cũng ít nhiều nghe nhắc đến và sử dụng khi đầu tư Forex. Vậy Fibonacci Retracement là gì? Làm thế nào để sử dụng công cụ này trong đầu tư Forex? Bài viết được BeatForex chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Retracement Fibonacci hay còn được gọi là Fibonacci thoái lui.

Fibonacci Retracements là gì?

Fibonacci Retracement hay còn có tên khác là Fibonacci hồi quy, Fibonacci thoái lui. Đây là một công cụ hữu ích giúp nhà giao dịch tìm các điểm hồi hoặc điều chỉnh giá trước khi giá thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng ban đầu. Từ những gợi ý của Fibonacci hồi quy, bạn có thể dễ dàng xác định được những điểm vào lệnh tối ưu nhất.

Điều kiện để công cụ Fibonacci Retracement hoạt động tốt nhất là khi thị trường có đi theo xu hướng rõ ràng. Chúng ta đều biết rằng, thị trường tài chính không bao giờ di chuyển theo con đường thẳng mà thay vào đó là sự lên xuống ngoằn ngoèo, thay đổi liên tục.

Để thu được lợi nhuận cao nhất, bạn không nên nhảy vào mua khi thấy xu hướng tăng hay bán khi có xu hướng giảm. Việc mà bạn cần làm là chờ đợi và bắt lấy nó tại thời điểm giá thị trường điều chỉnh. Công cụ Fibonacci hồi quy sẽ hỗ trợ bạn thực hiện điều này.

Fibonacci Retracements là gì?
Fibonacci Retracements là gì?

Mức Fibonacci Retracement phổ biến

Các mức thoái lui của Fibonacci Retracement

Các mức Fibonacci thoái lui gồm những con số như sau: 1, 0.764, 0.618, 0.50, 0.382, 0.236, 0. Các mức Fibonacci hồi quy này đều đối xứng với nhau và có kết quả bằng 1 khi cộng lại. Ví dụ: 0.382 + 0.818 = 1. 

Các bạn hãy chú ý mức 0.50, mặc dù không phải là 1 số nằm trong dãy Fibonacci nhưng nó lại xuất hiện trong mức công cụ này. Bởi giá thị trường có xu hướng phản hồi lại những ngưỡng quan trọng. Trong dãy số trên, các mức thoái lui 0.618, 0.5 và 0.382 đều là những mức quan trọng.

Có thể bạn đã biết, giá thường bị thoái lui trở lại trước khi tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ. Và 3 mức Fibonacci được đề cập trên là những mức được nhiều nhà giao dịch quan tâm đến nhất và mạnh nhất giúp nhà giao dịch xác định mức độ thoái lui của thị trường.

Ngoài ra, công cụ Fibonacci hồi quy chỉ hoạt động  tốt trong 1 thị trường có xu hướng cụ thể. Thời điểm này, kịch bản mà nhiều nhà giao dịch viết sẵn để thực hiện giao dịch đó là Buy trên một mức Fibonacci thoái lui khi thị trường đang có xu hướng tăng. Và chờ Sell trên một mức thoái lui Fibonacci tại vùng kháng cự khi thị trường đang có xu hướng sụt giảm.

Ý nghĩa của các con số trong Fibonacci Retracement 

Trên cơ bản, các mức thoái lui do Fibonacci Retracement tạo ra được xem là cản tâm lý. Vì vậy những ngưỡng này sẽ mang đến cho nhà giao dịch 1 cái nhìn cụ thể về diễn biến của bên bán hoặc mua. 

Thị trường Up trend

Ảnh minh họa dưới đây sẽ cho bạn thấy xu hướng chính của thị trường là 1 xu hướng tăng. Giá sẽ có xu hướng điều chỉnh sau khi đã hồi quy lên đến mức này. Sau đó mới tăng tiếp tục. Vì xu hướng đang diễn ra là Up trend nên giá thị trường rất có thể thoái lui về 3 ngưỡng là 0.618, 0.5 và 0.382. 

Mức thoái lui trong xu hướng thị trường tăng
Mức thoái lui trong xu hướng thị trường tăng

Đôi lúc, giá có thể thoái lui tối đa đến 0,76, tuy nhiên nhà đầu tư chỉ nên giao dịch tại 3 ngưỡng nêu trên. Các trader nên tiến hành vào lệnh Mua nếu giá thực sự thoái lui về những điểm này. Nếu bạn vào lệnh mua tại mức 0,0 mà không chờ thì rất có thể bạn sẽ đu đỉnh, hoặc nếu xu hướng đảo chiều là xu hướng tiếp theo sẽ không dẫn đến cắt lỗ và rủi ro. Do đó, điều bạn cần làm lúc này là kiên nhẫn chờ giá thoái lui về các mức Retracement Fibonacci. 

Thị trường Down trend

Khi có xu hướng giảm giá tại mức 0,0 trong thị trường Down trend, chúng thường có xu hướng gia tăng trở lại và giảm tiếp  sau đó. Tương tự, sau xu hướng giảm giá thì thị trường sẽ hồi quy lên 3 điểm quan trọng nhất đó là 0,382, 0,5 và 0,618 để kiếm điểm vào lệnh.

Tại các mức này, nhà giao dịch có thể tiến hành vào lệnh Bán, sau đó kiên nhẫn chờ giá hạ xuống sâu hơn để take profit (chốt lời).

Mức thoái lui trong xu hướng thị trường giảm
Mức thoái lui trong xu hướng thị trường giảm

Đây là 2 cách diễn giải cụ thể và cơ bản về cách dùng công cụ Fibonacci Retracement. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng công cụ này chỉ hoạt động tốt trong môi trường có hướng đi cụ thể. Nếu thị trường trong tình trạng đi ngang (side way) thì Fibonacci hồi quy không thực sự là một công cụ hiệu quả cho việc cung cấp thông tin.

Hướng dẫn vẽ Fibonacci Retracement đúng chuẩn

Như đã đề cập bên trên, việc quan trọng nhất cũng là việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện khi sử dụng Fibonacci Retracement chính là xác định xu hướng của thị trường Forex. Sau đó mới dùng công cụ Fibonacci thoái lui để tìm điểm hồi lại để thoát lệnh hoặc vào lệnh.

Sau đây, BeatForex sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ Fibonacci hồi quy theo xu hướng chính của thị trường, gồm xu hướng tăng và giảm. Từ đó, bạn có thể dựa trên các ngưỡng mà công cụ Fibonacci thoái lui tạo ra để tìm điểm vào lệnh phù hợp. Retracement Fibonacci không thực sự hiệu quả với xu hướng thị trường đi ngang.

Hiện có 2 cách phổ biến để vẽ Fibonacci hồi quy là sử dụng phần mềm MT4 hoặc Tradingview.

  • Phần mềm MT4

Để vẽ Fibonacci hồi quy trên phần mềm MT4, đầu tiên bạn cần bấm chọn vào biểu tượng 3 chấm ở phía trên bên trái.

Bấm chọn vào biểu tượng 3 chấm để vẽ Fibonacci thoái lui
Bấm chọn vào biểu tượng 3 chấm để vẽ Fibonacci thoái lui

Hoặc bạn có thể thao tác Insert 🡪 Fibonacci 🡪 Retracement 

Cách vẽ đường Fibonacci thoái lui trên MT4
Cách vẽ đường Fibonacci thoái lui trên MT4
  • Tradingview

Đối với TradingView, tại thanh công cụ bên trái, bạn nhấn chọn vào biểu tượng có 4 đường gạch ngang, sau đó click chọn  Fibonacci thoái lui như hình bên dưới.

Cách vẽ đường Fibonacci hồi quy trên Tradingview
Cách vẽ đường Fibonacci hồi quy trên Tradingview

Xu hướng tăng

Trong thị trường tăng giá, bạn chỉ cần kéo con trỏ chuột từ điểm thấp nhất tới điểm cao nhất trong đoạn tăng giá, mô hình Fibonacci Retracement sẽ được tự động vẽ ra.

Cách vẽ Fibonacci thoái lui trong xu hướng thị trường tăng
Cách vẽ Fibonacci thoái lui trong xu hướng thị trường tăng

Trong Up trend, các mức Fibonacci thoái lui cơ bản gồm 1.0, 0.764, 0.618, 0.5, 0.382, 0.236 và 0.0 lần lượt theo thứ tự từ dưới lên. Trong đó, mức 0.0 là điểm cao nhất và 1.0 là điểm nhất nhất trong đoạn xu hướng tăng.

Các mức thoái lui Retracement Fibonacci được xem là mức hỗ trợ tiềm năng. Nếu giá chạm vào một trong các mức hồi lại này khi kết thúc đợt điều chỉnh giảm thì giá thị trường sẽ quy đầu và xu hướng tăng sẽ tiếp tục diễn ra. Thông thường, mức thoái lui 0,618 và 0,5 là 2 mức quan trọng nhất và khả năng giá quay lại sau khi chạm vào 2 mức thoái lui này lớn so với các mức còn lại.  

Xu hướng giảm

Các mức Fibonacci Retracement sẽ được hiển thị trên biểu đồ khi bạn kéo con trỏ chuột từ điểm cao nhất tới điểm thất nhất trong xu hướng thị trường giảm.

Tương tự như xu hướng thị trường tăng, các mức Retracement Fibonacci cũng bao gồm dãy số trên nhưng chúng được sắp xếp theo thứ tự ngược lại. Trong đó, mức 0.0 là điểm thấp nhất và mức 1.0 là điểm cao nhất của đoạn xu hướng giảm.

Trái ngược lại với thị trường tăng giá, các mức Fibonacci hồi quy trong xu hưởng giảm giá được xem là mức kháng cự tiềm năng. Sau đợt điều chỉnh tăng, giá thị trường sẽ giảm tiếp tục khi nó chạm đến các mức thoái lui này.

Giống với thị trường Up trend, mức thoái lui 0,5 và 0,618 vẫn là quan trọng nhất và giá có xu hướng quay lại ban đầu khi hồi quy đến mức này. Điều có nghĩa là giá thị trường vẫn giảm tiếp tục (đối với Down trend).

Cách vẽ Fibonacci thoái lui trong xu hướng thị trường giảm
Cách vẽ Fibonacci thoái lui trong xu hướng thị trường giảm

Hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci Retracement mới nhất 2022

Gồm có 3 bước chính khi sử dụng công cụ Fibonacci thoái lui để giao dịch trên thị trường Forex.

Bước 1: Xác định thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm

Mặc dù bước này khá đơn giản nhưng là phần quan trọng nhất khi sử dụng công cụ này để giao dịch trên thị trường ngoại hối. Như đã đề cập ở trên, Fibonacci thoái lui chỉ hiệu quả khi có xu hướng thị trường rõ ràng và nhà giao dịch chỉ cần vào lệnh theo xu hướng đó.

  • Trader chỉ nên tìm cơ hội vào lệnh Mua nếu thị trường đang tăng giá
  • Trader tìm cơ hội vào lệnh Bán nếu thị trường đang trong xu hướng giảm giá.

Có khá nhiều cách để xác định thị trường đang trong xu hướng chung nào. Trong đó, cách đơn giản và nhanh chóng nhất là dùng mắt quan sát, tuy nhiên bạn nên thu nhỏ biểu đồ để có cái nhìn tổng quát hơn. Cách thứ 2 mà bạn có thể áp dụng là sử dụng các công cụ xác định xu hướng thị trường như: kênh giá, trendline, các đường trung bình di động,..

Xác định xu hướng thị trường giá đang tăng/giảm
Xác định xu hướng thị trường giá đang tăng/giảm

Bước 2: Vẽ Fibonacci Retracement 

Sau khi xác định được thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc giảm, nhà giao dịch sẽ tiến hành vẽ mô hình Fibonacci Retracement. 

  • Nếu Up trend: chờ thị trường điều chỉnh giảm và tiến hành vẽ Fibonacci thoái lui cho đoạn xu hướng tăng giá gần nhất.
  • Nếu Down trend: chờ thị trường điều chỉnh tăng và tiến hành vẽ Fibonacci thoái lui cho đoạn xu hướng giảm giá gần nhất.

Cách vẽ Fibonacci Retracement được thực hiện tương tự như phần hướng dẫn ở phía trên.

Vẽ đường Fibonacci Retracement
Vẽ đường Fibonacci Retracement

Bước 3: Tìm điểm vào lệnh, đặt cắt lỗ và chốt lời

Khi giao dịch với công cụ Fibonacci hồi quy, nhà giao dịch có 2 cách để vào lệnh khi giao dịch.

  • Trực tiếp vào lệnh Mua/ Bán khi giá thị trường bắt đầu chạm vào một trong các mức thoái lui quan trọng.
  • Đặt lệnh Mua/Bán giới hạn với giá thực hiện nằm trên một trong các mức thoái lui quan trọng.

Thực hiện cắt lỗ (stop loss) tại điểm thấp nhất của đoạn Up trend (lệnh Mua) hoặc tại điểm cao nhất của Down trend (lệnh Bán). 

Thực hiện chốt lời (take profit) với tỷ lệ Reward:Risk thấp nhất là 2:1.

Tìm điểm vào lệnh phù hợp
Tìm điểm vào lệnh phù hợp

Ví dụ cách sử dụng công cụ Fibonacci thoái lui

Ví dụ về cách dùng Fibonacci thoái lui
Ví dụ về cách dùng Fibonacci thoái lui

Hình trên là biểu đồ giá của cặp tiền tệ GBP/USD trên khung D1. Bạn có thể dễ dàng quan sát được giá thị trường đang trong xu hướng tăng. Tại điểm đang xét, giá thị trường bắt đầu điều chỉnh giảm. Ngay lúc này, bạn sẽ vẽ Fibonacci thoái lui cho đoạn Up trend ngay phía trước đợt điều chỉnh giảm để tìm điểm vào lệnh Mua (Buy).

Bạn sẽ xác định được điểm vào lệnh tiềm năng sau khi vẽ được mô hình Fibonacci. Vì đợt giảm giá điều chỉnh khá sâu, nên giá đảo chiều kỳ vọng có thể rơi vào mức 0,618 thay vì mức thoái lui 0,5. Do đó, chúng ta không nên chọn Mua ở mức 0,236 hay 0,328 vì chúng có tỷ lệ R:R không tốt.

Đặt lệnh Mua giới hạn tại mức 0,618 và tiến hành cắt lỗ tại điểm thấp nhất của đoạn Up trend. Hoặc bạn có thể chờ đến khi giá thị trường chạm mức Fibonacci thoái lui 0,618 rồi tiến hành vào lệnh Mua cũng được. 

Đối với trường hợp này, kết quả là giá quay đầu tại mức thoái lui 0,618, tuy nhiên giả sử giá đến mức thoái lui 0,5 và đảo chiều thì lệnh Mua giới hạn sẽ không được thực hiện. Và nếu bạn chờ đến khi giá chạm 0,618 để vào lệnh Mua thì đã bỏ qua cơ hội mang về lợi nhuận tối cao nhất.

Dù mức thoái lui 0,5 và 0,618 là 2 mức quan trọng nhưng không có gì bảo đảm rằng giá thị trường sẽ không quay đầu tại các mức khác. Do đó, rất khó để xác định nên vào lệnh tại mức thoái lui nào nếu giao dịch độc lập với công cụ Fibonacci Retracement.

Cách kết hợp hiệu quả Fibonacci Retracement với các công cụ khác 

Như đã trình bày, công cụ Fibonacci hồi quy sẽ phát huy tính hiệu quả tối đa nếu được sử dụng kết hợp với những công cụ khác. Mục đích nhằm tìm ra điểm vào lệnh tiềm năng của xu hướng thị trường. Hiện có 3 công cụ chính mà trader có thể sử dụng để kết hợp với Fibonacci Retracement, đó là: trendline, mô hình nến đảo chiều và vùng kháng cự/ hỗ trợ.

Kết hợp công cụ Fibonacci thoái lui với Trendline

Đường xu hướng (Trendline) là một công cụ xác định xu hướng thị trường đơn giản nhưng hiệu quả mang lại khá cao. Trendline sẽ đóng vai trò như một mức cản khi thị trường đang trong xu hướng cụ thể. Tức là, nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, giá sẽ quay đầu đi lên và ngược với Down trend nếu giá điều chỉnh giảm và chạm vào Trendline.

Ý tưởng của sự kết hợp giữa Trendline và Fibonacci thoái lui là khi giá thị trường bắt đầu điều chỉnh tăng/ giảm. Nếu giá đồng thời chạm vào mức Fibonacci thoái lui và đường Trendline thì khả năng cao là giá sẽ quay đầu để tiếp tục xu hướng chung ban đầu.  

Ví dụ: Cặp tiền tệ GBP/USD trên khung D1

Trader sẽ tiến hành vẽ Fibonacci Retracement khi giá thị trường bắt đầu điều chỉnh. Xu hướng tăng giá trước đó đã hình thành được 2 đáy, bạn chỉ cần nối 2 đáy này lại với nhau là có thể vẽ nên đường Trendline cho xu hướng tăng.

Bây giờ, nhiệm vụ của bạn là chờ giá thay đổi. Khi giá thị trường tiến đến mức thoái lui Fibonacci 0.618 thì gặp đường trendline. Bạn sẽ quyết định điểm vào lệnh Mua khi kết hợp cả 2 điều kiện và chờ kết quả xảy ra như bạn kỳ vọng.

Ví dụ 1 về sự kết hợp giữ Fibo thoái lui với Trending
Ví dụ 1 về sự kết hợp giữ Fibo thoái lui với Trending

Ví dụ: Cặp tiền tệ EUR/AUD trên khung H1

Có thể thấy, xu hướng chung của thị trường đang trên đà giảm, giá liên tục hình thành nên các đỉnh thấp hơn, lúc này bạn có thể vẽ Trendline cho đoạn xu hướng này. Bạn có thể vẽ Fibonacci Retracement cho xu hướng thị trường giảm gần nhất khi giá thị trường bắt đầu điều chỉnh tăng. Đồng thời vẽ đường Trendline giảm nối 2 đỉnh để vào lệnh Bán 

Khi giá thị trường chạm mức thoái lui 0.5, bạn có thể thực hiện lệnh Bán tại đây. Bạn có thể thấy vùng kháng cự tại đáy phía bên trái. Sau khi giá thị trường vượt ngưỡng 0.5 và chạm đến mức thoái lui 0.618 thì bạn có thể thực hiện thêm 1 lệnh Bán nữa, bởi lúc này giá gặp kháng cự là đường Trendline nên tiếp tục giảm.

Như vậy, chúng ta có 2 cơ hội vào lệnh trong ví dụ này. 

Ví dụ 2 về sự kết hợp giữ Fibo thoái lui với Trending
Ví dụ 2 về sự kết hợp giữ Fibo thoái lui với Trending

Kết hợp Fibonacci Retracement với vùng hỗ trợ/ kháng cự

Trong xu hướng thị trường tăng giá, giá sẽ đi lên nếu gặp ngưỡng hỗ trợ, ngược lại giá sẽ đi xuống nếu gặp ngưỡng kháng cự trong xu hướng giảm. Một mức giá được xem là ngưỡng hỗ trợ mạnh hay ngưỡng kháng cự nếu giá chạm vào đó nhiều lần và quay đầu.

Về bản chất, ý tưởng này khá giống với Trendline bởi đường xu hướng giữ vai trò như một mức cản (kháng cự hoặc hỗ trợ) của một xu hướng chung cụ thể. Tuy nhiên, trong phương pháp kết hợp này, chúng ta sẽ quan sát các vùng giá quan trọng trước đó thay vì sử dụng Trendline.

Nếu giá thị trường chạm đến một trong các mức thoái lui của Fibonacci hồi quy, đồng thời những mức thoái lui này cũng thuộc các vùng giá quan trọng trong quá khứ. Thì khả năng cao khi thị trường kết thúc đợt điều chỉnh giá sẽ phản ứng lại và quay trở lại xu hướng ban đầu.

Ví dụ: Cặp tiền tệ USD/JPY trên khung D1

Trong các mức Fibonacci Retracement, 0.618 là mức thoái lui thuộc vùng giá quan trọng bởi giá đã tạo đỉnh tại vùng này trước đó. Vì vậy, đây được coi là vùng kháng cự mạnh và khả năng cao giá sẽ quay đầu. Chiến lược giao dịch tại thời điểm này là vào lệnh Bán ngay khi giá chạm mức thoái lui 0.618. Kết quả cuối cùng là giá thị trường đã đảo chiều và trở lại xu hướng ban đầu.

Ví dụ 1 về sự kết hợp Fibo thoái lui với đường hỗ trợ/kháng cự
Ví dụ 1 về sự kết hợp Fibo thoái lui với đường hỗ trợ/kháng cự

Ví dụ: Cặp tiền USD/CAD trên khung H4

Trong ví dụ này, 0.5 được đánh giá là mức thoái lui tiềm năng bởi nó đang nằm trong vùng kháng cự mạnh và khi chạm vào vùng giá này giá thị trường đã nhiều lần đảo chiều. Nhà giao dịch có thể đặt lệnh Mua giới hạn tới mức thoái lui 0.5 và chờ diễn biến của thị trường. Kết quả cuối cùng là giá đã quay đầu tại mức thoái lui Fibonacci Retracement này. 

Ví dụ 2 về sự kết hợp Fibo thoái lui với đường hỗ trợ/kháng cự
Ví dụ 2 về sự kết hợp Fibo thoái lui với đường hỗ trợ/kháng cự

Kết hợp Fibonacci Retracement với mô hình nến đảo chiều

Các mô hình nến Nhật đảo chiều là các mô hình nến cung cấp cho trader các tín hiệu giá quay đầu xu hướng. Có thể nói đây là một trong công cụ phân tích hành động giá rất hiệu quả. Vì vậy, khi kết hợp với công cụ Fibonacci Retracement, cả 2 sẽ giúp cho bạn xác định được chính xác điểm vào lệnh với xác suất thành công cực cao. 

Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD trên khung H4

Khi giá thị trường tiến về mức thoái lui Fibonacci Retracement 0.618, giá tạo nên mô hình nên Nhấn chìm giá (Bearish Engulfing). Tín hiệu này cho thấy khả năng cao giá sẽ đảo chiều. Sau khi quay đầu, giá kiểm tra sẽ tiếp tục thoái lui ở mức 0.382, đây tiếp tục là mô hình nến Nhấn chìm giá. Bạn sẽ mang về lợi nhuận cực lớn nếu đặt liên tiếp 2 lệnh Bán trong trường hợp này.

Ví dụ 1 về kết hợp giữa Fibo hồi quy với mô hình nến Nhật
Ví dụ 1 về kết hợp giữa Fibo hồi quy với mô hình nến Nhật

Ví dụ: Cặp tiền tệ GBP/USD trên khung H4

Đỉnh nhíp (Tweezer Top) cũng là một trong mô hình nến đảo chiều mạnh. Khi mô hình nến này xuất hiện tại mức Fibonacci thoái lui 0.5 càng làm tăng khả năng đảo chiều của nhịp điều chỉnh tăng trong trường hợp này.

Ví dụ 2 về sự kết hợp giữa Fibo thoái lui với mô hình nến Nhật
Ví dụ 2 về sự kết hợp giữa Fibo thoái lui với mô hình nến Nhật

Ví dụ: Cặp tiền tệ AUD/USD trên khung D1 

Mô hình nến Sao Mai (Morning Star) xuất hiện tại mức Fibonacci Retracement thoái lui 0.618, cung cấp cho NĐT tín hiệu quay đầu tốt. Sau đó, giá kiểm tra mức thoái lui này một lần nữa thông qua mô hình Tweezer Bottom, lại là một tín hiệu đảo chiều giá. 

So với việc chỉ đặt một lệnh tại mức thoái lui này, bạn sẽ nhận được lợi nhuận gấp đôi nếu vào một lệnh Mua mỗi khi mô hình nến kết thúc. Tuy nhiên, 2 mô hình nến này khá gần nhau nên bạn khó có thể tập trung vào tiếp lệnh thứ hai sau khi vào lệnh đầu tiên xong. Chính vì vậy, khả năng có thể vào được cả 2 lệnh này vô cùng hiếm xảy ra. 

Tuy nhiên, điều này cũng cho ta thấy được rằng sự kết hợp giữa công cụ Fibonacci Retracement và các mô hình nến Nhật sẽ giúp ta tìm được điểm vào lệnh tối ưu hơn. Cũng như nâng cao xác suất thành công lên cao khi mở 1 vị thế giao dịch. 

Ví dụ 3 về sự kết hợp giữa Fibo thoái lui với mô hình nến Nhật
Ví dụ 3 về sự kết hợp giữa Fibo thoái lui với mô hình nến Nhật

Mong rằng qua bài viết này, mọi người có thể hiểu rõ hơn về công cụ Fibonacci Retracement cũng như biết cách sử dụng công cụ này sao cho hiệu quả nhất trong thị trường Forex. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ đến BeatForex để được hỗ trợ giải đáp.

Previous Post

Forex EA là gì? Có nên sử dụng Robot EA để đầu tư?

Next Post

Mô hình nến Fakey là gì? Cách giao dịch với nến Fakey

beatforex

beatforex

Bài viết liên quan

Ảnh 1: PIP là gì?
Kiến Thức Forex

PIP là gì? Cách tính PIP chỉ sau 5s

16 Tháng Chín, 2022
Ảnh 1: Rebate là gì?
Kiến Thức Forex

Rebate là gì? Hướng dẫn cách tính Rebate

16 Tháng Chín, 2022
Ảnh 2: PullBack chủ yếu xuất hiện tại khu vực giá quá mua hoặc quá bán
Kiến Thức Forex

PullBack là gì? 6 Quy tắc giao dịch với PullBack

13 Tháng Chín, 2022
Ảnh 1: Wyckoff bao gồm hàng loạt quy luật, phương pháp và kỹ thuật
Kiến Thức Forex

Phương pháp Wyckoff là gì? 5 Bước tiếp cận thị trường với Wyckoff

13 Tháng Chín, 2022
Ảnh 1: Momentum là gì?
Kiến Thức Forex

Momentum là gì? Hướng dẫn cài đặt và giao dịch với Momentum

13 Tháng Chín, 2022
Ảnh 4: Nhà đầu tư dễ bị thu hút bởi hứa hẹn lợi nhuận cao, rủi ro thấp
Kiến Thức Forex

Ponzi là gì? 5 Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi

13 Tháng Chín, 2022
Next Post
Mô hình nến Fakey là gì?

Mô hình nến Fakey là gì? Cách giao dịch với nến Fakey

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin hot trong ngày

  • Ưu điểm của chỉ báo múi giờ trên MT4 là gì?

    Có thay đổi múi giờ trên MT4 được không? Thông tin cần biết về MT4

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott PDF – [ Review 2022 ]

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính PIP vàng trong giao dịch Forex nhanh và đơn giản

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Forex là gì? 7749 điều mọi trader cần biết về thị trường Forex

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tỷ lệ R:R là gì? Bật mí cách tính toán tỷ lệ R:R chuẩn xác

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Tin nổi bật trong tuần

Ưu điểm của chỉ báo múi giờ trên MT4 là gì?
Kiến Thức Forex

Có thay đổi múi giờ trên MT4 được không? Thông tin cần biết về MT4

14 Tháng Sáu, 2022
Wayne Gorman, Jeffrey Kennedy là hai tác giả của cuốn sách Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott
Lớp Học Forex

Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott PDF – [ Review 2022 ]

28 Tháng Năm, 2022
Lớp Học Forex

Forex là gì? 7749 điều mọi trader cần biết về thị trường Forex

9 Tháng Sáu, 2022
Cách tính khối lượng giao dịch forex
Kiến Thức Forex

Cách tính khối lượng giao dịch forex chính xác nhất mọi trader cần biết

14 Tháng Sáu, 2022
Game bài đổi thưởng
  • Go88
  • Sunwin
  • Rikvip
  • BocVip
  • Game Bài
  • sunwin
  • go88

Trang web cập nhật kiến thức & thông tin về đầu tư Forex sinh lãi và các bí kíp đầu tư thông minh từ con số 0 cho người mới bắt đầu

Kiến Thức Forex

https://www.youtube.com/watch?v=5m_9sJd2Eks

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Địa chỉ: 193 Tân Quý, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  028.38470036

Email: beatforex@gmail.com

DMCA.com Protection Status Sitemap

135x28 (0x0)
4.43 KB
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách Bảo Mật

© 2021 Beatforex.net - Website đầu tư Forex hàng đầu Việt Nam hiện nay

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sàn Forex
  • Kiến Thức Forex
  • Lớp Học Forex

© 2021 Beatforex.net - Website đầu tư Forex hàng đầu Việt Nam hiện nay