Mô hình Bearish Engulfing là gì? Mô hình này nổi bật với những đặc điểm nào? Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong các giao dịch, việc kết hợp Bearish Engulfing cùng với những phương pháp phân tích kỹ thuật khác là điều thực sự cần thiết. Tất cả những vấn đề mà bạn đang thắc mắc về mô hình này đều sẽ được bật mí ngay trong nội dung sau đây.
1. Tìm hiểu: Bearish Engulfing là gì
Bearish tức là xu hướng “gấu”, có nghĩa là thị trường đang được kỳ vọng rằng giá sẽ giảm. Engulfing tức là nhấn chìm. Vậy, Bearish và Engulfing được hiểu chung có nghĩa là nhấn chìm giảm.
Hiểu cơ bản thì mô hình Bearish Engulfing sẽ cung cấp những tín hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng thành giảm khá là tin cậy. Đây cũng là một mẫu hình xuất hiện tương đối phổ biến ở trên các biểu đồ hiện nay.
2. Những đặc điểm nhận dạng mô hình Bearish Engulfing
Mô hình Bearish Engulfing hy còn gọi là nến nhấn chìm là một công cụ dùng để dự báo xu hướng thị trường khá chính xác ngày nay. Đây cũng là một trong những lý do mà phần lớn các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay, nhất là các trader giao dịch theo phong cách price action cần phải nắm được một cách thật rõ ràng những đặc điểm nhận dạng cốt lõi của mô hình này. Cụ thể như sau:
-
- Giá mở cửa của nến 2 cần phải cao hơn giá khi đóng cửa của nến 1. Bên cạnh đó, giá đóng cửa của nến 2 cần phải thấp hơn so với mức giá mở cửa của nến xanh trước đó. Vì vậy, độ dài của cây nến xanh sẽ phải “nhấn chìm” được hoàn toàn cây nến đỏ ở phía trước. Đây là một điểm nhận dạng quan trọng nhất đối với mô hình này.
- Volume giao dịch của nến đỏ (tức nến 2) rất là lớn.
- Bearish Engulfing xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng kéo dài hoặc sau một cú tăng mạnh. Chúng cũng có thể sẽ được hình thành tại khu vực kháng cự.
3. Cách thức giao dịch với mô hình nền nhấn chìm
Tương tự với những mô hình nến Nhật khác, khi bạn muốn các hoạt động đầu tư được thành công và đạt được hiệu quả cao với mô hình nến Bearish Engulfing thì bắt buộc traders cần phải nắm thật rõ những phương pháp giao dịch với mô hình này. Cụ thể như sau:
3.1 Giao dịch đơn giản
Trước khi bắt đầu lệnh thì các trader cần phải lưu ý chỉ nên thực hiện giao dịch khi mô hình nến đã thực sự được xác nhận. Đặc biệt, bạn không nên áp dụng mô hình này với những trường hợp mà thị trường hiện đang đi ngang (tức là sideway) hoặc choppy price. Điều kiện để thực hiện các giao dịch tốt nhất chính là một xu hướng giá đang tăng.
Nhằm tránh rủi ro nguy cơ thua lỗ, các trader nên lập luyện trước nhiều lần với các tài khoản demo thật kỹ càng trước khi giao dịch thật bằng tài khoản chính của mình. Điều này sẽ giúp bạn gia tăng tỷ lệ thành công hơn.
3.1.1 Điểm vào lệnh
- Entry tiêu chuẩn: Bạn sẽ vào lệnh Sell ở mức giá đóng cửa nến thứ 2 (tức nến đỏ) ở trong mô hình nến nhấn chìm giảm.
- Bán ra tại vị trí điểm phá vỡ mô hình, tức là điểm nằm ở phía dưới cách đáy của nến 2 một vài pips (Thông thường sẽ là 1 pip).
Bên cạnh đó, khi tham gia thị trường thì các nhà đầu tư đồng thời cũng cần lưu ý đến hai trường hợp có rủi ro cao để có thể tìm được điểm vào một cách hợp lý nhất:
- Trường hợp 1: Nến xanh (tức là nến tăng) trước đó không được cây nến đỏ bao trọn với phần bóng nến trên dài hơn vượt lên cao hơn cả cây nến đỏ.
- Trường hợp 2: Nến đỏ (tức nến giảm) sẽ có phần bóng nến ở phía dưới khá là dài và dài hơn cả bóng nên bên trên.
Giải pháp được đề ra nhằm giải quyết hai trường hợp này chính là đặt lệnh Sell với mức giá chỉ bằng ½ so với phần thân của nến 2. Phương pháp vào lệnh như này cũng sẽ được sử dụng khi điểm entry chuẩn trước đó đã thất bại. Điều này có nghĩa là cây nến tiếp theo không giảm xuống theo dự định mà lại đảo chiều đi ngược lên ngay sau đó.
3.1.2 Điểm cắt lỗ và chốt lời
- Điểm cắt lỗ: Nằm ở phía trên đỉnh của mô hình nến nhấn chìm giảm và chúng nằm cách điểm cao nhất tầm từ 5 pips đến 20 pips.
- Điểm chốt lời: Với tỷ lệ rủi ro: lợi nhuận (R:R) lý tưởng nhất là 1:1. Mức tỷ lệ tối đa sẽ được phép take profit chính là 1:2. Bạn có thể tìm hiểu thêm về điểm chốt lời để đặt lệnh được chính xác.
4. Kết hợp thêm các phương pháp khác
Ngoài cách thức trên, để có thể nâng cao được tỷ lệ thành công thì các trader cần phải biết cách kết hợp thêm những tín hiệu hỗ trợ đến từ những phương pháp phân tích kỹ thuật khác. Trong đó có thể kể đến như: MACD, RSI, kháng cự,… Bởi lẽ, các mô hình nến đơn giản sẽ chỉ là một tín hiệu đảo chiều.
4.1 Kết hợp với phương pháp ngưỡng kháng cự
Khi bạn kết hợp mô hình Bearish Engulfing cùng với ngưỡng kháng cự thì sẽ mang đến một hiệu quả vô cùng tốt. Tuy nhiên, đầu tiên các trader cần phải ghi nhớ và lưu ý một số đặc điểm cụ thể để có thể xác định được một đường kháng cự tốt:
- Một đường kháng cự có hiệu quả chính là con đường được hình thành nên ở vùng giá chẵn (tức tròn số). Ví dụ như, một cặp GBP/USD, khi đường giá chạm được đến mức 1.400 thì quay ngược trở lại, điều này chứng tỏ đây là một ngưỡng kháng cự vô cùng tốt.
- Ngưỡng kháng cự này không được có bất cứ đỉn nào vượt lên phía bên trên đó.
Lúc này, nếu mô hình nến nhấn chìm giảm xuất hiện trong khu vực kháng cự và đâm xuyên thủng ngưỡng kháng cự thì chứng tỏ các tín hiệu đảo chiều giảm là vô cùng mạnh mẽ và cực kỳ chắc chắn. Như vậy, các nhà đầu tư có thể tiến vào lệnh Sell ngay tại vị trí Breakout.
4.2 Kết hợp cùng với đường MACD
Phương án tốt nhất để có thể giao dịch với đường MACD chính là khi xuất hiện các tín hiệu phân kỳ. Tức là, nếu các nhà đầu tư quan sát thấy được đường giá đi lên hình thành nên các đỉnh sau cao hơn so với các đỉnh trước.
Bên cạnh đó, MACD tạo nên các đỉnh sau thấp hơn so với các đỉnh cũ. Đây là một dấu hiệu cho thấy giá đang rời khỏi xu hướng tăng. Khi bạn kết hợp với Bearish Engulfing thì sẽ cho tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ hơn. Từ đó cho thấy rằng đây là điểm tốt nhất để các nhà đầu tư bán ra.
Lưu ý: Để có thể phân biệt được các chỉ báo MACD phân kỳ một cách chính xác nhất thì bạn cần phải hiểu và sử dụng một cách đúng đắn nhất. Indicator MT4 được đặt mặc định và sử dụng ở trong nhiều nền tảng nên đôi khi sẽ không chính xác.
Các nhà phân tích kỹ thuật học cũng sẽ xây dựng nên một hệ thống giao dịch dự theo Price Action và kết hợp cùng với những tín hiệu phân kỳ. Nến nhấn chìm cũng sẽ xuất hiện ở những vùng kháng cự mạnh ở trong Fibonacci Retracement. Chính vì vậy, các trader cũng có thể xem xét thêm để xác định được điểm vào lệnh hợp lý nhất.
5. Mức độ chính xác của Bearish Engulfing là bao nhiêu?
Khi các nhà đầu tư áp dụng mô hình Bearish Engulfing, các nhà đầu tư thường mong rằng mức độ chính xác của chúng là 100%. Tuy nhiên, không có bất cứ một công cụ phân tích nào đạt tỷ lệ tuyệt đối.
Đại đa số các mô hình khi áp dụng vào các thị trường thì mức độ chính xác cao nhất thường chỉ dừng lại là 70%. Theo một số các thống kê thì tỷ lệ chính xác mà mô hình nến nhấn chìm giảm này đạt được là khoảng 67,66%.
Thống kê trên thực tế được thực hiện dựa vào các tín hiệu từ mô hình nến này mà không có bao gồm những cặp tiền và cả Timeframe. Nếu muốn mức độ chính xác cao hơn thì các nhà đầu tư cần thêm thời gian để chờ đợi cũng như những mức biến động khác. Ngoài ra, mô hình nến cũng sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn nếu các trader biết cách để kết hợp cùng với một trong hai mô hình dưới đây:
- Mô hình 2 đỉnh với tên tiếng ANh là Double Tops.
- Mô hình có tên vai – đầu – vai.
6. Những điều cần lưu ý khi giao dịch với mô hình nến nhấn chìm giảm
Các nhà đầu tư muốn sử dụng Bearish Engulfing đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần chú ý một số điều như sau:
- Mô hình nến nhấn chìm giảm khi nằm ở ngưỡng kháng cự thì sẽ cho những tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ.
- Khối lượng các giao dịch ở mô hình nến phải lớn: Mức volume càng cao thì điều này càng chứng tỏ rằng phe bán ở vùng đó càng lớn. Vì vậy, chúng cũng sẽ giúp gia tăng tỷ lệ gia tăng chính xác nhất để mô hình tăng lên cao hơn.
- Không sử dụng mô hình nến này khi thị trường đi ngang. Các trader tuyệt đối không được sử dụng mô hình Bearish Engulfing khi đường giá bắt đầu tham gia vào vùng sideways. Thay vào đó, bạn chỉ nên áp dụng mô hình và thực hiện các giao dịch sau một xu hướng tăng.
- Cần kết hợp mô hình nến với những chỉ báo khác để gia tăng tỷ lệ chính xác. Nổi bật có thể kể đến các chỉ báo như MACD, RSI, Stoch,… Trong trường hợp, nếu mô hình nến chỉ xuất hiện ở nơi có tín hiệu phân kỳ đảo chiều thì tỷ lệ chính xác cũng sẽ được nâng lên cao hơn.
- Các trader có thể nghiên cứu kết hợp mô hình nến đảo chiều cùng với mô hình hai đỉnh hoặc mô hình Vai – đầu – vai. Khi xuất hiện mô hình nên ở phần vai phải hoặc ở đỉnh 2 của mô hình 2 đỉnh thì bạn nên cân nhắc cần vào lệnh ngay khi kết thúc mô hình. Hoặc bạn cũng có thể chờ đợi giá Break Neckline để củng cố mạnh mẽ hơn tín hiệu.
Trên đây là những thông tin có liên quan đến mô hình Bearish Engulfing mà các trader đang quan tâm. Việc hiểu rõ được mô hình nến nhấn chìm giảm và biết cách kết hợp với nhiều phương pháp kỹ thuật khác sẽ giúp bạn đầu tư có hiệu quả nhất. Hãy theo dõi để nắm bắt thêm nhiều thông tin bổ ích khác.